Chung tay phát động chiến dịch chống ô nhiễm nhựa

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) và Unilever phát động chiến dịch chống ô nhiễm nhựa, làm sạch môi trường, tái tạo thiên nhiên tại Việt Nam.

Chung tay phát động chiến dịch chống ô nhiễm nhựa
Ngày Môi trường thế giới 05/6/2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution), trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution).
Ngày 4/6, tại Nghệ An, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ phát động “Ngày đại dương thế giới và Ngày môi trường thế giới” được Bộ nhằm tuyên truyền và tạo ra các hành động thực tiễn có sức lan tỏa để nâng cao nhận thức của cộng đồng cùng với hoạt động bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo của người dân và cộng đồng.

Ông Đặng Quốc Khánh – Bộ Trưởng Bộ TN&MT cho biết, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề ô nhiễm trắng có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Cùng với khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng.

"Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm nay là cơ hội để chúng ta cùng nhau khẳng định quyết tâm, thay đổi nhận thức, thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra, ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ ô nhiễm và suy thoái môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo đảm cân bằng sinh thái; thay thế từng bước việc sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sống sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước", Bộ Trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh.

Chung tay phat dong chien dich chong o nhiem nhua
Lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới năm 2023.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam trong sáng kiến xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa thông qua mô hình hợp tác công tư (PPC), Unilever đã hợp tác cùng Bộ TN&MT và các đối tác khác, giúp phân loại tại nguồn và thu gom, tái chế rác thải nhựa. Từ năm 2020 đến nay, các dự án hợp tác của doanh nghiệp đã thu gom được hơn 20.000 tấn rác thải nhựa và tạo điều kiện cho hoạt động tái chế nhựa khởi sắc tại Việt Nam.

Song song đó, Unilever liên tục đổi mới bao bì sản phẩm của các nhãn hàng để thân thiện với môi trường, áp dụng mô hình “Ít nhựa hơn, Nhựa tốt hơn”. Đây đều là những hoạt động giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa ra ngoài môi trường đất và đại dương, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Mới đây, Unilever Việt Nam đã tham gia trở thành thành viên nòng cốt của Nhóm kỹ thuật Đổi mới sáng tạo và Tài chính giảm Ô nhiễm Rác thải Nhựa thuộc Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) được chủ trì bởi Bộ TN&MT.

Từ năm 2021, Unilever cũng đã phấn đấu không ngừng nghỉ để đạt Net Zero, trung hòa phát thải carbon trong chuỗi vận hành (scope 1 và 2), và tiếp tục theo đuổi mục tiêu đạt chuỗi cung ứng phi phát thải (scope 1, 2 và 3) đến năm 2039.

Mặt khác, doanh nghiệp đã tích cực phối hợp cùng Trung Tâm Truyền thông TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chương trình trồng cây gây rừng “Vì một Việt Nam xanh” với mục tiêu 1 triệu cây xanh đến năm 2025. Đến nay, 380.000 cây, 60.000 banh hạt giống đã được trồng tại 19 tỉnh thành và 9 công viên quốc gia, tiếp cận và truyền cảm hứng cho hơn 500.000 bạn trẻ. Đây cũng là hoạt động góp phần tái tạo thiên nhiên, tạo ra nguồn carbon tích cực giúp giải quyết biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Lễ phát động cũng đã chính thức khởi động chiến dịch trồng cây gây rừng, tái tạo thiên nhiên của năm 2023 với mục tiêu trồng thêm 250.000 cây xanh, nâng tổng lượng cây được trồng lên 630.000 cây. 

Đáng chú ý, doanh nghiệp đã đồng hành cùng Sở TN&MT TP.HCM trong “Ngày hội sống xanh”, hướng tới mục tiêu giới thiệu đến cộng đồng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các giải pháp, sáng kiến, mô hình bảo vệ môi trường, qua đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Chương trình nhằm đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức của người dân và thúc đẩy hành động cụ thể đối với việc phân loại rác thải nhựa tại nguồn và thu gom, tái chế rác nhựa.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn công bố mô hình vòng tuần hoàn nhựa kết hợp cùng đối tác Tái Chế Duy Tân, giúp mọi người hiểu rõ vai trò quan trọng của việc phân loại rác nhựa tại nhà. 

Cây ăn quả mọc ngang ngược, gia chủ đau đầu nghĩ cách giải cứu

(Kiến Thức) - Chăm sóc, chắn rào cẩn thận nhưng nhiều trường hợp các cây ăn quả cố tình mọc kiểu "ngốc nghếch" làm gia chủ của chúng đau đầu tìm cách giải cứu.

Cây ăn quả mọc ngang ngược, gia chủ đau đầu nghĩ cách giải cứu
Cay an qua moc ngang nguoc, gia chu dau dau nghi cach giai cuu
Không ít lần mọi người được chứng kiến những loại cây ăn quả mọc sai trái theo cách đầy “ngang ngược”, chọn những vị trí vô cùng khó hiểu để sinh sôi.  

GS Đặng Hùng Võ ám ảnh với làng nghề Mẫn Xá

Theo GS Đặng Hùng Võ nhiều địa phương chưa đủ quyết liệt khi xử lý các vấn đề ô nhiễm làng nghề, ô nhiễm môi trường cứ thế lan rộng và ngày một trầm trọng.

GS Đặng Hùng Võ ám ảnh với làng nghề Mẫn Xá
Người dân buộc phải chịu khổ

Hàng xóm số hưởng và loạt cây “phản chủ” gây bão mạng

Chăm sóc, chắn rào cẩn thận nhưng nhiều trường hợp các cây "phản chủ" làm gia chủ của chúng đau đầu tìm cách cầu cứu.

Hàng xóm số hưởng và loạt cây “phản chủ” gây bão mạng
Hang xom so huong va loat cay “phan chu” gay bao mang
 Trên MXH từng xuất hiện khá nhiều hình ảnh về cây "phản chủ" mọc vươn sang nhà hàng xóm khiến chủ nhân của nó chỉ biết "khóc thét". 

Tin mới