Chuồn chuồn - kẻ săn mồi đáng sợ gấp 4 lần sư tử

(Kiến Thức) - Chuồn chuồn là thợ săn nguy hiểm nhất trên thế giới. Loài côn trùng này có khả năng bắt mồi cao hơn sư tử 4 lần.

Khi ai đó hỏi bạn nghĩ loài nào là kẻ săn mồi nguy hiểm nhất? Chắc chắn nhiều người sẽ tưởng tượng ra đó là một con cá mập dữ tợn hay sư tử hung dữ. Nhưng chuồn chuồn mới chính là kẻ săn mồi đáng sợ nhất thế giới tự nhiên, các nhà khoa học cho biết.

Chuồn chuồn săn mồi thành công hơn cả sư tử và cá mập.
Chuồn chuồn săn mồi thành công hơn cả sư tử và cá mập. 
Loài côn trùng có cánh này có khả năng bắt chính xác tới 95% những con mồi nó nhắm mục tiêu – thành công hơn cá mập trắng lớn 2 lần, và gấp chúa sơn lâm là sư tử tới 4 lần.

Chuồn chuồn là loài động vật ăn muỗi và các côn trùng nhỏ khác như ruồi, ong, kiến và ong bắp cày, bướm. Chúng thường đi săn mồi quanh đầm lầy, hồ, ao, suối và vùng đất ngập nước.

Chuồn chuồn là kẻ săn mồi đáng sợ nhất thế giới tự nhiên.
Chuồn chuồn là kẻ săn mồi đáng sợ nhất thế giới tự nhiên.
Các nhà khoa học cho biết, lý do chuồn chuồn có thể trở thành thợ săn chuyên nghiệp đến vậy là do khi nhắm mục tiêu vào con mồi, loài côn trùng này có thể luôn giữ được đối tượng trong tầm nhìn, và có thể dự đoán con mồi sẽ di chuyển hướng nào trước khi bắt.

Các nhà khoa học ví sự tính toán khi săn mồi của chuồn chuồn (về cử động của chính con vật và các con mồi) giống như một vũ công ballet bắt nhịp gọn gàng với bạn nhảy của mình. Đây là trường hợp phát hiện động vật không xương sống đầu tiên có kỹ năng như vậy. Đôi mắt rất to của chuồn chuồn cho thấy tầm nhìn hình cầu trong khi nó đậu trên lá hoặc hàng rào chờ đợi rình con mồi.

Đến đúng thời điểm, chuồn chuồn phóng đến đuổi, tát con mồi bằng lông chân của nó chỉ trong chưa đầy một giây. Phản xạ bắt mồi nhanh như chớp kể trên của chuồn chuồn là nhờ tế bào thần kinh chuyên biệt có thể phát hiện các chuyển động của mục tiêu và hướng dẫn đôi cánh của nó để phản ứng, biến nó thành một thợ săn đáng gờm.

Chiêm ngưỡng loài "rồng bay" hiếm, chỉ có ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Loài chuồn chuồn này có tên khoa học là  Chlorogomphus nakamurai, chỉ mới được tìm thấy ở những vùng đá vôi ở phía Bắc Việt Nam.

Những phát hiện về loài này được công bố lần đầu tiên năm 1995.
 Những phát hiện về loài này được công bố lần đầu tiên năm 1995.

10 tập tính gây sốc của côn trùng

(Kiến Thức) - Dù bé nhỏ nhưng côn trùng lại có những đặc điểm hết sức “người” chứ không chỉ là những sinh vật bản năng đơn giản.

Trường hợp “đi nhờ” duy nhất được ghi nhận trong thế giới côn trùng là từ một mẫu vật 16 triệu năm tuổi, trong đó con bọ bật tự gắn râu của mình vào cánh con phù du và di chuyển cùng với vật chủ.
 Trường hợp “đi nhờ” duy nhất được ghi nhận trong thế giới côn trùng là từ một mẫu vật 16 triệu năm tuổi, trong đó con bọ bật tự gắn râu của mình vào cánh con phù du và di chuyển cùng với vật chủ.

Tin mới