Chương trình nâng cấp BTR-60PB có thể hợp với Việt Nam
(Kiến Thức) - Thiết giáp BTR-60PB sau nâng cấp được trang bị tháp pháo mới trang bị pháo tự động 30mm, súng phóng lựu AGS-17.
Hoàng Lê
BTR-60PB là biến thể cải tiến của dòng xe thiết giáp chở quân huyền thoại BTR-60 được được giới thiệu vào tháng 12/1959 và gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô năm 1960.
Xe được bọc giáp thép toàn thân, tháp pháo đặt giữa thân xe, bốn bánh lốp to mỗi bên. Khối lượng BTR-60 vào khoảng 14,1 tấn với kíp lái tiêu chuẩn 3 người và khoang chở lính đặt ở giữa xe. Giáp xe khá mỏng, khoảng 5mm ở cửa hông và dày 10mm ở tháp pháo.
Hỏa lực của xe trang bị súng máy hạng nặng 14,5mm KPVT và đại liên đồng trục 7,62mm PKT, kính ngắm quang học mới.
Tuy vẫn được đánh giá cao trên một số mặt về khả năng cơ động, chở quân, tuy nhiên ra đời đã rất lâu nên BTR-60PB không tránh khỏi việc bị coi là lạc hậu. Dẫu vậy, ở nhiều quốc gia trên thế giới có ngân sách hạn chế (gồm cả Việt Nam), BTR-60PB vẫn đang được sử dụng rộng rãi.
Clip thiết giáp BTR-60PB và BRDM-2 sau nâng cấp hỏa lực:
Thay vì mua mới, một phương án được nhiều quốc gia chọn lựa là nâng cấp trên nền xe cũ, trang bị những tính năng mới đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Một trong các gói nâng cấp điển hình do công ty Muromteplovoz (Nga) thực hiện, tập trung vào hiện đại hóa hỏa lực và tính cơ động.
Theo đó, BTR-60PB được trang bị tháp pháo kiểu MB2 lắp pháo tự động 2A42 30mm và đại liên 7,62mm PKTM với súng phóng lựu 30mm AGS-17.
Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn trang bị pháo 2A72 30mm hoặc 23mm GSh-23, 30mm GSh-30mm hoặc tên lửa phòng không hay tên lửa chống tăng.
Về động lực, BTR-60PB nâng cấp thay thế động cơ GAZ-49B công suất 90 mã lực bằng động cơ mới YaMZ-236A công suất 195 mã lực.
Bên cạnh đó, Muromteplovoz còn đưa ra gói nâng cấp xe thiết giáp trinh sát BRDM-2, loại xe này Việt Nam cũng có sử dụng. BRDM-2 được lắp một tháp pháo MA8 với súng máy hạng nặng 14,5mm, súng máy 7,62mm và súng phóng lựu AGS-17 30mm.
Binh chủng Hải quân Đánh bộ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được thành lập từ giữ những năm 1970 với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Nguồn: dangcongsan.vn
Hiện nay, Binh chủng Hải quân Đánh bộ Việt Nam biên chế 2 lữ đoàn mang phiên hiệu 126 và 147. Nguồn: dangcongsan.vn
Các chiến sĩ Hải quân Đánh bộ Việt Nam đều là những người lính tinh nhuệ, được huấn luyện đặc biệt. Nguồn: dangcongsan.vn
Chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất của lực lượng hải quân đánh bộ diễn ra trong chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm bờ biển của hải quân đánh bộ với sự yểm trợ của không quân. Nguồn: Vnexpress
Hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60. Nguồn: dangcongsan.vn
Xe tăng hạng nhẹ PT-76 trang bị pháo cỡ nòng 76,2mm và có khả năng bơi (trên mặt nước) rất tốt. Nguồn: Vnmedia
Trong đổ bộ, xe tăng lội nước PT-76 sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lính hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển, đảo. Nguồn: Vnmedia
Xe tăng lội nước PT-76 yểm trợ đơn vị hải quân đánh bộ trong huấn luyện đánh chiếm mục tiêu từ dưới nước. Nguồn: Vnmedia
Loại phương tiện cơ giới thứ 2 được dùng phổ biến trong Hải quân Đánh bộ Việt Nam là xe bọc thép chở quân BTR-60PB. Nguồn: Vnmedia
BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt. Trong tương lai gần, BTR-60PB và PT-76 vẫn là những phương tiên cơ giới chủ lực của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn: Vnmedia
Về trang bị và vũ khí cá nhân người lính, quân đội ta đang bước đầu hiện đại hóa. Một số đơn vị trong các lữ đoàn đã được cấp quân phục dã chiến cùng súng trường, súng máy…thế hệ mới. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Trong ảnh là đơn vị hải quân đánh bộ mặc quân phục dã chiến mới và dùng sùng trường tiến công TAR-21 do hãng IMI Israel sản xuất. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Súng trường tiến công TAR-21 có tốc độ bắn dao động từ 750-900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. So với khẩu AK truyền thống, TAR-21 được đánh giá có trọng lượng nhẹ, khả năng bắn chính xác cao hơn. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Ngoài mẫu chuẩn TAR-21, hải quân đánh bộ còn có biến thể CTAR-21 với nòng ngắn hơn (trong ảnh), chuyên dùng cho lực lượng đặc biệt. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Cùng với TAR-21, lực lượng hải quân đánh bộ còn trang bị thêm súng máy IMI Negev, súng trường bắn tỉa IMI Galatz. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Trong tương lai, lực lượng hải quân đánh bộ sẽ tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa để tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc biển, đảo Việt Nam. Nguồn: Vnexpress
Giải pháp nâng cấp giúp BRDM-2 Việt Nam làm tròn nhiệm vụ
(Kiến Thức) - Việc nâng cấp BRDM-2 lên gói BRDM-KZ giúp mẫu xe thiết giáp này làm tròn nhiệm vụ chính được giao phó cho nó - trinh sát chiến trường.
BRDM-2 là mẫu xe bọc thép tuần tra/trinh sát lội nước do nhà thiết kế V.K. Rubtsov nghiên cứu thiết kế và được chế tạo tại nhà máy Gorkovsky Avotmobilny Zavod (GAZ) ở Nizhny Novgorod trong giai đoạn 1962-1989 (tổng cộng 7.200 chiếc). Mẫu xe này phục vụ rộng rãi trong lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Mẫu xe này ra đời nhằm thay thế và khắc phục những hạn chế của thế hệ đầu dòng xe trinh sát BRDM trên chiến trường. So với thế hệ BRDM-1, BRDM-2 được trang bị khả năng lội nước tốt hơn (tốc độ bơi 10km/h), hỏa lực mạnh hơn (với tháp pháo gắn súng máy hạng nặng 14,5mm KVPT và súng máy đồng trục 7,62mm PKT).
Xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 trong huấn luyện tìm kiếm cứu nạn.
Việt Nam có nên áp dụng gói nâng cấp tăng T-54/55 của Romania?
(Kiến Thức) - Theo một số đánh giá, chương trình nâng cấp xe tăng T-55 lên chuẩn TR-85M1 của Romania có thể đánh bại được xe tăng M1 Abrams của Mỹ.
T-55 không chỉ là chiếc xe tăng được sản xuất với số lượng nhiều nhất, sử dụng lâu đời nhất, tham gia nhiều chiến trường nhất mà còn là loại xe tăng được rất nhiều quốc gia trên thế giới nâng cấp để tiếp tục sử dụng.
Hiện có rất nhiều biến thể T-55 khác nhau được các quốc gia trên thế giới thực hiện, mỗi quốc gia lại có những gói nâng cấp rất đa dạng biến nó trở thành phương tiện chiến đấu bọc thép được nâng cấp nhiều nhất.