Chương trình sữa học đường ở nước ngoài có hiệu quả?

(Kiến Thức) - Nhiều nước trên thế giới đã triển khai chương trình sữa học đường nhằm giúp trẻ em phát triển thể lực, tầm vóc cũng như tạo thói quen sử dụng sữa hàng ngày. Những chương trình sữa học đường này đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực.

Chương trình sữa học đường ở nước ngoài có hiệu quả?
Chương trình sữa học đường được một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh... triển khai từ rất sớm. Mục tiêu của các nước khi thực hiện chương trình này là nhằm cải thiện thể lực và tầm vóc cho trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. Đồng thời, thông qua chương trình này, chính phủ các nước hy vọng sẽ tạo thói quen uống sữa mỗi ngày cho trẻ em.
Với những mục tiêu trên, chương trình sữa học đường ở nhiều nước đã đạt được hiệu quả đáng chú ý. Một trong những nước đạt được hiệu quả đáng chú ý khi triển khai chương trình sữa học đường là Nhật Bản.
Chuong trinh sua hoc duong o nuoc ngoai co hieu qua?
Một số nước triển khai chương trình sữa học đường từ lâu và đạt được hiệu quả cao. 
Cụ thể, sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc năm 1945, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em ở Nhật Bản ở mức báo động. Trước tình hình này, chính phủ Nhật Bản triển khai bữa ăn học đường kể từ năm 1954.
Theo đó, mỗi bữa trưa trẻ mầm non, tiểu học gồm: món chính, món phụ, hộp sữa 200 ml và tráng miệng. Một số trường chỉ có bữa trưa bổ sung, nhưng sữa vẫn bắt buộc phải có.
Theo số liệu năm 2007, nhờ triển khai chương trình bữa ăn học đường mà 7,08 triệu trẻ em trong 99,2% trường tiểu học và 2,9 triệu học sinh trong 85,8% trường trung học cơ sở có bữa trưa hoàn chỉnh. Gần 10% tất cả các trường trung học cơ sở chỉ cung cấp sữa. Thêm nữa, chiều cao của người Nhật Bản đã tăng thêm 10 cm và tuổi thọ trung bình ở mức cao nhất thế giới. Điều này cho thấy chương trình bữa ăn học đường của Nhật Bản đạt hiệu quả và chất lượng.

Mời độc giả xem video: Không ép học sinh uống sữa học đường để xét thi đua (nguồn: VTC14)

Giống như Nhật Bản, Thái Lan cũng triển khai chương trình sữa học đường từ năm 1992. Đối tượng tham gia chương trình là trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 12. Kể từ đó cho đến nay, chương trình sữa học đường cung cấp 200 ml sữa miễn phí cho mọi học sinh ở trường công lập trên cả nước mỗi ngày đi học. Số ngày cung cấp sữa ở các trường cũng được mở rộng từ 200 lên 230 ngày/năm. Trong số này có 30 ngày rơi vào những dịp nghỉ lễ.
Song song với chương trình sữa học đường, Thái Lan thực hiện chương trình bữa trưa học đường. Hiệu quả của hai chương trình này được đánh giá cao. Nguyên do là vì những chương trình này đã góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 51% năm 1980 xuống còn 20% năm 1990 và dưới 10% vào năm 2006.
Không những vậy, hai chương trình trên còn thúc đẩy ngành sản xuất sữa ở Thái Lan phát triển, đảm bảo nguồn đầu ra cho sản phẩm và tạo thói quen uống sữa mỗi ngày cho người dân.
Theo thống kê, lượng sữa tiêu thụ trên mỗi trẻ đã tăng từ 2 lít/năm vào năm 1984 lên 23 lít vào năm 2002. Qua đó, chương trình sữa học đường của Thái Lan được đánh giá là triển khai thành công và chất lượng.

Al Trung Quốc phát hiện, ngăn bạo hành trẻ em thế nào?

(Kiến Thức) - Ông Malcolm Frank cho rằng, Trung Quốc sẽ là một trong những nước đi đầu trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (Al) cùng với Mỹ và Ấn Độ.

Al Trung Quốc phát hiện, ngăn bạo hành trẻ em thế nào?
Trí tuệ nhân tạo hiện là một trong những vấn đề được nhiều nước lớn trên thế giới đặc biệt quan tâm. Ông Malcolm Frank, người phụ trách chiến lược của tập đoàn Cognizant, cho rằng cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (Al) chỉ là cuộc chiến nội bộ của 3 siêu cường: Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Ba quốc gia này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn so với các nước còn lại trên thế giới trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã ghi nhận những thành công đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc có những tên tuổi lớn trong lĩnh vực phát triển các ứng dụng cho Al như Tencent và Baidu để cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thế giới.
Mới đây, Trung Quốc có bước đi lớn trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, theo tờ South China Morning Post, các nhà khoa học thuộc Đại học Dân tộc Trung ương ở thành phố Quý Dương (Trung Quốc) đang đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng Al để phát triển một phần mềm có khả năng tự động phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo hành trẻ em tại các trường mầm non.
Nghiên cứu trên được thực hiện sau khi Tập đoàn giáo dục RYB Education ở Bắc Kinh công bố thông tin gây sốc dư luận về tình trạng nhiều trẻ em bị ngược đãi, bị bạo hành tại một trường mẫu giáo ở Trung Quốc.

Vì sao trường học ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh?

(Kiến Thức) - Một số trường học ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh như một hình thức xử phạt mà không bị coi là bạo hành hay ngược đãi trẻ em.

Vì sao trường học ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh?
Những ngày qua, dư luận Mỹ xôn xao trước việc giáo viên dạy lớp 8 tại trường trung học ở bang Colorado có tên Kris Burghart đã chiếu lên bảng hàng chữ "Tôi muốn giết trẻ con" để giữ trật tự lớp học. Thông điệp đầy bạo lực này đã khiến một số học sinh trong lớp bất an, thậm chí sợ hãi.

Ở nước ngoài chức danh giáo sư có dễ xét phong?

(Kiến Thức) - Một số nước trên thế giới có những quy định chặt chẽ và tiêu chí riêng trong việc bổ nhiệm, phong chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trong số này, nổi bật là việc trường học ở Mỹ cho các trường học tự quyết việc phong giáo sư vì nó không phải chức danh Nhà nước.

Ở nước ngoài chức danh giáo sư có dễ xét phong?
Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến sự tăng đột biến của ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư trong năm 2017. Cụ thể, theo công bố mới đây của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, tổng số ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tức tăng gần 60% so với năm 2016.

Tin mới