Chụp ảnh tốt nghiệp là tiếp tay cho nạn làm bằng giả

Chuyên gia ở Anh cảnh báo sinh viên không tự chụp và đăng ảnh tốt nghiệp lên mạng xã hội vì cho rằng, hành động này có thể tiếp tay cho các tổ chức bán bằng giả.

Chụp ảnh tốt nghiệp là tiếp tay cho nạn làm bằng giả
Tốt nghiệp đại học là một thành tựu lớn, dấu mốc quan trọng đối với nhiều bạn trẻ. Vì thế, họ thường chụp ảnh và đăng chúng lên mạng xã hội nhằm thông báo cho người thân, chia sẻ niềm vui, đồng thời lưu giữ kỷ niệm.
Tuy nhiên, trong mùa tốt nghiệp năm 2016, các chuyên gia ở Anh cảnh báo người trẻ nước này không chụp, đăng ảnh tốt nghiệp.
Jayne Rowley, Giám đốc Higher Education Degree Datacheck (HEDD), là người đầu tiên đưa ra cảnh báo. Bà cho biết, điều này nhằm đảm bảo tính pháp lý của bằng cấp và giúp các nhà tuyển dụng nắm được thông tin chính xác về trình độ giáo dục của người ứng tuyển.
Bà hiểu rõ tầm quan trọng của lễ tốt nghiệp, cũng như mong muốn chia sẻ ảnh ghi lại những thành tựu thời đại học lên Facebook, Instagram hay các trang mạng xã hội khác. Đây là thói quen bình thường của người trẻ ngày nay. Nhưng hành động tưởng như vô hại này lại tiếp tay cho các tổ chức làm, bán bằng giả.
Các tổ chức bán bằng giả có thể trục lợi từ thông tin trong những bức ảnh tốt nghiệp được đăng trên mạng. Ảnh: Telegraph.

Các tổ chức bán bằng giả có thể trục lợi từ thông tin trong những bức ảnh tốt nghiệp được đăng trên mạng. Ảnh: Telegraph.

Theo Jayne Rowley, căn cứ các bức ảnh tốt nghiệp trên mạng, họ có thể dễ dàng làm giả logo, tiêu ngữ, chữ ký, con dấu, hoa văn chìm cùng cách diễn đạt, dùng từ.
Bà nói thêm, bằng tốt nghiệp chứa thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, nơi sinh và năm tốt nghiệp.
“Những thông tin này có thể bị lợi dụng trong các vụ lừa đảo. Chúng cũng riêng tư và quý giá tương tự hộ chiếu, giấy phép lái xe hay thông tin tài khoản ngân hàng. Không ai lại đăng ảnh hộ chiếu lên mạng. Chúng ta cần áp dụng nguyên tắc tương tự với bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ khác”, Jayne Rowley giải thích.
HEDD cũng liên hệ với nhóm phụ trách truyền thông của các trường đại học trên cả nước để yêu cầu họ không đăng lại ảnh có bằng tốt nghiệp của sinh viên, đòng thời chuyển lời cảnh báo này tới sinh viên.
“Các bạn bỏ thời gian, tiền bạc, vất vả hơn 4, 5 năm mới nhận được tấm bằng cử nhân. Trong khi đó, những kẻ làm bằng giả dễ dàng trục lợi hình ảnh trên mạng xã hội. Một số người chỉ cần chi khoản tiền không lớn đã có thể cạnh tranh với các bạn trên thị trường lao động”, bà nói.
Năm ngoái, HEDD cũng đưa ra danh sách lời khuyên cho nhà tuyển dụng nhằm phát hiện bằng giả thông qua lỗi chính tả và cách dùng từ. Tuy nhiên, những lỗi này có thể được khắc phục nếu tổ chức làm bằng giả có hình ảnh bằng tốt nghiệp thật để đối chiếu. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi của bản thân, sinh viên không nên chụp và chia sẻ ảnh tốt nghiệp lên mạng xã hội.

Những món kinh dị, nổi tiếng từ nội tạng động vật

(Kiến Thức) - Thường được mệnh danh là thức ăn của người nghèo. Song nhờ sự thơm ngon đặc biệt, không ít món từ nội tạng trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Những món kinh dị, nổi tiếng từ nội tạng động vật
Haggis. Haggis là món ăn truyền thống của người Scotland. Nó được làm từ nội tạng cừu như phổi, gan và tim. Các bộ phận này được trộn đều với hành tây băm nhỏ, muối, gia vị, thịt bò cùng mỡ cừu nguyên chất.
 Haggis. Haggis là món ăn truyền thống của người Scotland. Nó được làm từ nội tạng cừu như phổi, gan và tim. Các bộ phận này được trộn đều với hành tây băm nhỏ, muối, gia vị, thịt bò cùng mỡ cừu nguyên chất.

Tin mới