Chuyện chưa biết về lai dắt tàu ngầm Kilo vào Cam Ranh

Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội là tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 tàu ngầm điện – diesel kilo 636 mà VN đặt mua từ Cộng hòa Liên bang Nga. 

Năm 2013, tàu ngầm HQ-182 Hà Nội được phía Nga bàn giao cho Việt Nam. Nhiệm vụ lai dắt tàu ngầm vào quân cảng Cam Ranh được giao cho Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Cụ thể, Tổng công ty Tân Cảng đã giao nhiệm vụ này cho biên đội tàu lai Azimuth thuộc Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hải Tân Cảng.
Nhận thức được ý nghĩa chính trị quan trọng của sự kiện này với việc tăng cường uy lực của Hải quân nhân dân Việt Nam, Tổng công ty Tân Cảng đã chỉ đạo Công ty dịch vụ cổ phần Dịch vụ hàng hải Tân Cảng tập trung mọi mặt để thực hiện nhiệm vụ vinh dự này.
Tàu ngầm Hà Nội chìm được một nửa.
 Tàu ngầm Hà Nội chìm được một nửa.
Theo hợp đồng với đối tác Nga, trách nhiệm đưa tàu cập cảng thuộc về phía Việt Nam sau khi tàu ngầm rời khỏi tàu mẹ với khoảng cách 3m và việc lai dắt tàu cập cảng được tiến hành trong tình trạng tàu ngầm không hoạt động. Sau khi nhận lệnh từ cấp trên, Tổng công ty Tân Cảng đã họp bàn phương án lai kéo. Có hai phương án chính được đề xuất:
- Phương án 1: Đưa tàu lai lên dock, lắp đệm va mũi dùng tàu lai đẩy trực tiếp vào tàu ngầm khi vào sát cầu cảng. Phương án này khó khả thi do chi phí lớn, mất nhiều thời gian và không bảo đảm an toàn tuyệt đối do có tiếp xúc trực tiếp giữa tàu lai và vỏ tàu ngầm.
- Phương án 2: Lai dắt hoàn toàn bằng dây kéo, tàu lai không tiếp xúc trực tiếp với tàu ngầm, bảo đảm an toàn tuyệt đối song đòi hỏi chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cao. Phương án này đã được Tân Cảng chọn lựa, triển khai thực hiện.
Thời điểm đó, đội tàu lai của Công ty cổ phẩn Dịch vụ hàng hải Tân Cảng đã được biên chế hai tàu lai Azimuth hiện đại là Tân Cảng A1 và Tân Cảng A2 (gọi tắt là tàu A1 và A2). Trọng trách lai dắt tàu ngầm HQ-182 Hà Nội được giao cho hai tàu này.
Tàu ngầm Hà Nội – HQ182 từ tàu Rolldock Sea xuống vịnh Cam Ranh.
 Tàu ngầm Hà Nội – HQ182 từ tàu Rolldock Sea xuống vịnh Cam Ranh.
5 giờ sáng ngày 22/12/2013, biên đội 2 tàu lai A1, A2 do Thiếu tá Phan Văn Tiến, Phó giám đốc Công ty làm Biên đội trưởng rời cảng Cát Lái đi Cam Ranh theo đội hình hàng dọc, khoảng cách luôn duy trì từ 0,3 đến 0,5 hải lý, thông tin liên lạc luôn được duy trì trên máy bộ đàm VHF và điện thoại, đồng thời, tình hình được báo về trung tâm an ninh ở Cát Lái trên máy thông tin tầm xa 4 tiếng/lần. Đầu giờ chiều ngày 22/12/2013, biên đội đã cập cảng Cam Ranh an toàn, triển khai phối hợp với Lữ đoàn tàu ngầm 189 khảo sát khu vực cầu cảng dự kiến tàu ngầm HQ-182 Hà Nội sẽ được kéo vào, họp bàn triển khai phương án lai kéo.
Công tác luyện tập được tiến hành từ ngày 24/12/2013 với phương tiện được chọn để thay thế là cẩu nổi 60 tấn. Vì đối tượng lai kéo là tàu ngầm nên yêu cầu của Lữ đoàn 189 là tàu lai tuyệt đối không được chạm vào thân vỏ tàu ngầm, khi tiếp cận đưa dây phải giữ khoảng cách từ 4 đến 5 mét. Mặt khác, gió thổi tương đối mạnh vuông góc với cầu, nhìn trên máy đo gió có lúc chỉ báo vận tốc 20m/h cũng là một trong những yếu tố chính gây khó khăn cho quá trình tập luyện lai kéo. Trước nhiều phương án được đưa ra để luyện tập, cuối cùng chỉ một phương án được chọn, đó là: Tàu A1 tiếp cận đưa dây lên cọc bích mũi tàu ngầm, tàu A2 tiếp cận đưa dây lên cọc bích sau lái tàu ngầm. Khi lai kéo, A1 có nhiệm vụ nhắm vị trí cập kéo tàu dịch chuyển vào vị trí, A2 giữ căng dây không cho lái tàu ngầm dịch chuyển về phía dưới gió, đồng thời điều chỉnh tốc độ dịch chuyển. Lúc này, tàu A1, tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và tàu A2 tạo thành một trục dọc thẳng hàng. Khi tàu ngầm vào ngang vị trí cập cách cầu khoảng 10-15m, hai tàu lai giữ cho tàu đứng yên. Lúc này, triển khai ném dây mồi từ tàu ngầm lên bờ, đồng thời hai tàu lai cũng ghì nhẹ dây lai cho tàu ngầm từ từ hướng vào cầu, các tổ dây mũi, lái trên tàu ngầm làm xong dây, kết thúc quá trình luyện tập lai kéo.
2h sáng ngày 3/1/2014, hai tàu lai chở thủy thủy tàu ngầm, các chuyên gia Nga cùng các đồng chí lãnh đạo ra tàu mẹ (tàu vận tải Rolldock Sea) để tiến hành công tác hạ thủy đưa tàu ngầm ra khỏi tàu mẹ. Trong quá trình tàu mẹ được đánh chìm một phần, hai tàu lai A1, A2 của Tân Cảng Sài Gòn đảm nhiệm công tác cảnh giới, bảo vệ vòng ngoài. 14 giờ cùng ngày, tàu ngầm HQ-182 Hà Nội được tách ra khỏi tàu mẹ. Tàu lai A1 do Thiếu tá Lê Tuấn Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hải Tân Cảng trực tiếp chỉ huy, tàu lai A2 do Thiếu tá Phan Văn Tiến, Biên đội trưởng chỉ huy tiếp cận vị trí như đã luyện tập và tiến hành kéo tàu vào vị trí cập. Đến 15 giờ, tàu ngầm HQ-182 Hà Nội cập bến an toàn, hai tàu lai Azimuth đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, rời cảng Cam Ranh hành quân về Thành phố Hồ Chí Minh, cập cảng Tân cảng Cát Lái chiều 4/1/2014.
Việc lai dắt thành công tàu ngầm HQ-182 Hà Nội đã để lại cho Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và bộ đội Hải quân những kinh nghiệm quý giá trong hỗ trợ lai dắt đối với tàu quân sự, là tiền đề để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lai kéo các tàu tiếp theo trong Hạm đội tàu ngầm kilo, đồng thời cùng cố vững chắc niềm tin vào khả năng lai dắt tàu quân sự với trình độ, tính chuyên nghiệp cao của lực lượng lai dắt Tân Cảng Sài Gòn.

Thủ tướng thăm tàu ngầm lớp Kilo Hà Nội

Theo nguồn tin từ Xí nghiệp đóng tàu Admiralteyskie Verfi ngày 28-3 xác nhận hai tàu ngầm đầu tiên, trong tổng số sáu tàu ngầm phi nguyên tử thuộc dự án 636 đang được đóng tại xí nghiệp này, sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam vào cuối năm 2013 hoặc chậm nhất là đầu năm 2014.Trong ảnh: Thủy thủ đoàn trên tàu ngầm Hà Nội đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên thăm. Ảnh: VGP
 Theo nguồn tin từ Xí nghiệp đóng tàu Admiralteyskie Verfi ngày 28-3 xác nhận hai tàu ngầm đầu tiên, trong tổng số sáu tàu ngầm phi nguyên tử thuộc dự án 636 đang được đóng tại xí nghiệp này, sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam vào cuối năm 2013 hoặc chậm nhất là đầu năm 2014.Trong ảnh: Thủy thủ đoàn trên tàu ngầm Hà Nội đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên thăm. Ảnh: VGP

Nguồn tin trên cho biết Xí nghiệp Admiralteyskie Verfi đã đóng xong hai tàu ngầm 636, trong đó chiếc đầu tiên dự kiến hoàn thành chạy thử vào mùa hè này và đến tháng 9 sẽ được thử nghiệm thu.Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên boong tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Nguồn tin trên cho biết Xí nghiệp Admiralteyskie Verfi đã đóng xong hai tàu ngầm 636, trong đó chiếc đầu tiên dự kiến hoàn thành chạy thử vào mùa hè này và đến tháng 9 sẽ được thử nghiệm thu.Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên boong tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Xí nghiệp đóng tàu Admiralteyskie Verfi sẽ chuyển giao toàn bộ sáu tàu ngầm 636 cho phía Việt Nam trước năm 2018 theo hợp đồng ký năm 2009 trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buồng chỉ huy tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Xí nghiệp đóng tàu Admiralteyskie Verfi sẽ chuyển giao toàn bộ sáu tàu ngầm 636 cho phía Việt Nam trước năm 2018 theo hợp đồng ký năm 2009 trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buồng chỉ huy tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Hợp đồng còn quy định phía Nga có nghĩa vụ huấn luyện cho các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam vận hành tàu ngầm 636, đồng thời cung cấp thiết bị kỹ thuật và phụ tùng cần thiết cho loại tàu ngầm này. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buồng chỉ huy tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Hợp đồng còn quy định phía Nga có nghĩa vụ huấn luyện cho các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam vận hành tàu ngầm 636, đồng thời cung cấp thiết bị kỹ thuật và phụ tùng cần thiết cho loại tàu ngầm này. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buồng chỉ huy tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m.Trong ảnh: Thủ tướng trò chuyện, căn dặn thuyền trưởng tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m.Trong ảnh: Thủ tướng trò chuyện, căn dặn thuyền trưởng tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/giờ), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.Trong ảnh: Thủ tướng trong buồng ngư lôi của tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/giờ), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.Trong ảnh: Thủ tướng trong buồng ngư lôi của tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, tên lửa chống hạm Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Trong ảnh: Thủ tướng gặp các sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP
Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, tên lửa chống hạm Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Trong ảnh: Thủ tướng gặp các sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP

Tàu được thiết kế với nhiệm vụ chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện với các sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP
Tàu được thiết kế với nhiệm vụ chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện với các sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP
 Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP

Thăm quan Học viện tàu ngầm Hải quân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Cùng theo chân thủy thủ, sĩ quan tàu đổ bộ Hải quân Indonesia KRI Banjarmasin vào thăm bên trong Học viện tàu ngầm Hải quân Trung Quốc. 

Trong khuôn khổ cuộc tập trận đa phương ở biển Hoàng Hải (23-24/4), hơn 90 thủy thủ và sĩ quan tàu đổ bộ lớn KRI Banjarmasin của Hải quân Indonesia đã vào thăm Học viện tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
 Trong khuôn khổ cuộc tập trận đa phương ở biển Hoàng Hải (23-24/4), hơn 90 thủy thủ và sĩ quan tàu đổ bộ lớn KRI Banjarmasin của Hải quân Indonesia đã vào thăm Học viện tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.

Xe tăng T-72M4 Czech mạnh và tốt hơn T-72 Nga?

(Kiến Thức) - T-72M4 được Cộng hòa Czech nâng cấp với công nghệ động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực phương Tây đem lại sức mạnh mới cho mẫu tăng Nga. 

T-72M4 là gói nâng cấp lớn của Cộng hòa Czech thực hiện trên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 sử dụng trong Quân đội Tiệp Khắc. Gói nâng cấp đã đem lại cho chiếc xe tăng T-72 thời Liên xô sức mạnh mới, tiến gần tới các mẫu tăng hiện đại của Nga và phương Tây.
  T-72M4 là gói nâng cấp lớn của Cộng hòa Czech thực hiện trên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 sử dụng trong Quân đội Tiệp Khắc. Gói nâng cấp đã đem lại cho chiếc xe tăng T-72 thời Liên xô sức mạnh mới, tiến gần tới các mẫu tăng hiện đại của Nga và phương Tây. 

Tin mới