Chuyển đổi Him Lam Phúc Lợi thành dự án NƠXH có phù hợp?

Chủ đầu tư Dự án Khu nhà ở xã hội, tái định cư và thương mại Him Lam Phúc Lợi tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên đã đề xuất Hà Nội cho chuyển toàn bộ dự án này thành nhà ở xã hội.

Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội, tái định cư và thương mại Him Lam Phúc Lợi (Him Lam Phúc Lợi) đặt tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên được UBND TP Hà Nội duyệt chủ trương đầu tư tháng 6/2018 cho Công ty Cổ phần Him Lam. Dự án có quy mô 13,4 ha với hơn 3.200 căn hộ thương mại, 1.944 căn nhà ở xã hội và 504 căn nhà ở tái định cư theo đặt hàng của thành phố. Tổng vốn đầu tư của dự án này khoảng 7.000 tỷ đồng.
Tháng 12/2021, Công ty Him Lam chính thức có Văn bản 213 đề nghị TP Hà Nội cho chuyển dự án khu nhà ở Him Lam Phúc Lợi thành dự án nhà ở xã hội với gần 3.300 căn nhà ở thương mại, hơn 500 căn nhà ở tái định cư. Tuy nhiên, công ty cũng xin giữ lại 20% quỹ đất tại dự án để kinh doanh thương mại nhằm thu hồi vốn đầu tư.
UBND TP Hà Nội cho biết cần Bộ Xây dựng xem xét, cho ý kiến trước khi điều chỉnh chủ trương của dự án theo đề nghị của chủ đầu tư. Trước đó, ban cán sự Đảng UBND TP đã thống nhất chủ trương đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận về nguyên tắc chuyển dự án Him Lam Phúc Lợi thành nhà ở xã hội.
Chuyen doi Him Lam Phuc Loi thanh du an NOXH co phu hop?
 Phối cảnh dự án Him Lim Phúc Lợi
Giải trình về các yêu cầu này, Hà Nội cho biết nhu cầu nhà ở xã hội của thành phố giai đoạn sau 2020 rất lớn, lên tới khoảng 6,8 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 1,21 triệu m2 sàn nhà ở.
Theo Bộ Xây dựng, việc chuyển đổi nhà ở thương mại, nhà tái định cư sang nhà ở xã hội phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, đồng thời bảo đảm khả năng đáp ứng về hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực dự án.
Hơn nữa, căn hộ nhà ở xã hội phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn khép kín, bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhà ở xã hội, bán, cho thuê, thuê mua đúng đối tượng, Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực dự án nhà ở Him Lam Phúc Lợi, theo TP Hà Nội, phù hợp với chuyển đổi dự án và đúng với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Ngoài việc đề xuất chuyển đổi nhà thương mại, nhà tái định cư thuộc dự án Him Lam Phúc Lợi thành nhà ở xã hội, thời gian qua, TP Hà Nội cũng lên kế hoạch đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn. Dự kiến 5 khu nhà ở xã hội tập trung này sau khi hoàn thành sẽ bổ sung khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà ở vào quỹ nhà ở xã hội của TP Hà Nội.
5 khu nhà ở xã hội tập trung có vị trí tại các vị trí gồm: 1 khu tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh; 1 khu được xây dựng tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; 1 khu tại xã Ngọc Hồi, Đại Áng, Liên Ninh, huyện Thanh Trì; 1 khu tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín; 1 khu tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh.

Xây 1 triệu căn NƠXH: Vingroup, Novaland, Him Lam... cam kết gì?

Nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, Novaland, Him Lam... cho biết sẽ đầu tư phát triển hàng trăm ngàn căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.

Mới đây, tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NOXH) cho công nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030.

Đề xuất bỏ quy định dành 20% đất ở đô thị làm nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề xuất phương án bỏ quy định bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Theo đó, trong văn bản trả lời ý kiến của cử tri sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay Bộ là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì để nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, trong đó có nội dung về quỹ đất phát triển loại hình nhà ở này.

Bộ Xây dựng yêu cầu bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. UBND cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng thời kỳ phải bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội.

Thực tế thời gian qua, dù có quy định chủ đầu tư phải có quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội trong các dự án nhưng nhiều nơi, chủ đầu tư không làm và xin nộp bằng tiền tại các đô thị lớn.

Vừa qua, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép chủ đầu tư được chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội.

Về vấn đề này, theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), các dự án nhà ở thương mại thường rất đa dạng. Do vậy, có những dự án nhà ở thương mại phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của dự án nhưng cũng có những dự án không phù hợp.

Tin mới