Chuyện động phòng đêm tân hôn của phụ nữ làm vợ lẽ thời xưa

Khi người chồng và vợ lẽ động phòng trong đêm tân hôn, vợ cả và nha hoàn cũng phải đứng phía ngoài giám sát, hầu hạ.

Chắc mọi người sẽ tự hỏi, đêm tân hôn động phòng mà có vợ cả đứng ở ngoài "nghe" thì sẽ thế nào? 

Trong xã hội phong kiến cổ đại, địa vị của người phụ nữ rất thấp, không chỉ thế còn bị bó buộc bởi vô số đạo lý cổ hủ, giáo điều, đại đa số thời gian chỉ có thể ở giúp chồng dạy con, không thể xuất đầu lộ diện.

Đặc biệt, thời xưa đàn ông tam thê tứ thiếp được gọi là biểu tượng của quyền lực. Thế nhưng, cưới một người thiếp tức vợ lẽ cũng rất rắc rối. Trong quá trình nạp thiếp cho chồng, chính thê tức vợ cả không chỉ phải tham dự hôn lễ mà ngay cả chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng cần can thiệp vào. Nguyên nhân phía sau khiến người ta không khỏi mặt đỏ tim đập.

Tại sao vợ cả phải chứng kiến "đêm tân hôn" của chồng và vợ lẽ?

Theo ghi chép lại, thời cổ đại ngoại trừ việc trọng nam khinh nữ, ngay cả phụ nữ với nhau cũng có quan niệm giai cấp rõ ràng. Tại rất nhiều gia tộc lớn, địa vị của người vợ cả chỉ đứng sau chồng mình, được coi là nữ chủ. Thế nhưng, địa vị của những người vợ lẽ chỉ cao hơn người hầu, nô bộc một chút.

Chuyen dong phong dem tan hon cua phu nu lam vo le thoi xua

Điều đáng chú ý là, vợ lẽ không có quyền được một mình qua đêm với chồng, nhất là trong đêm tân hôn. Ngày hôm đó, vợ cả và nha hoàn cũng sẽ có mặt. Không chỉ phòng tân hôn do họ sắp đặt, trang trí, khi người chồng và vợ lẽ động phòng, vợ cả và nha hoàn cũng phải đứng phía ngoài giám sát, hầu hạ.

Trước hết, người vợ cả sẽ đặt một mảnh vải trắng trên giường để xác minh xem vợ lẽ có còn giữ được sự trong trắng hay không. Đồng thời, vợ cả cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn chuyện phòng the cho vợ lẽ. Tất cả là để người đàn ông mà họ gọi là chồng được thoải mái, sung sướng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Sau khi vợ lẽ và chồng ân ái xong xuôi, vợ cả sẽ giám sát, đưa vợ lẽ về phòng của mình. Khi người vợ lẽ an phận trong phòng, vợ cả sẽ quay lại hầu hạ chồng. Hành động này là để xác lập địa vị trong nhà, nhắc nhở vợ lẽ biết trên biết dưới.

Chuyen dong phong dem tan hon cua phu nu lam vo le thoi xua-Hinh-2

Từ đó về sau, mọi sinh hoạt vợ chồng của vợ lẽ đều bị vợ cả giám sát chặt chẽ. Nếu có hành động vượt quá quyền hạn hoặc cố ý mê hoặc, dụ dỗ người chồng, chắc chắn sẽ bị vợ cả tìm cách để dằn mặt. Không ít trường hợp vợ lẽ vì thân cô, thế cô, được chồng yêu thương một chút mà gặp họa. Không những con không giữ được, mạng cũng chẳng còn.

Ngoài ra, cho dù vợ lẽ được sủng ái đến nhường nào cũng không được ghi vào gia phả. Sinh con ra không được nghe con gọi mẹ, kể cả con cháu ruột thịt có yêu thương, quan tâm chăm sóc cũng không thể danh chính ngôn thuận gọi là mẹ, chỉ có thể gọi là mẹ kế, thực sự rất đáng thương.

Giải mã bí ẩn di chúc của Võ Tắc Thiên

- Người đàn bà cao ngạo, tham vọng ngút trời như Võ Tắc Thiên, cớ sao trước phút lâm chung, lại muốn rũ bỏ hào quang một đời gây dựng để cam tâm tình nguyện trở về thân phận khiêm nhường là nàng dâu họ Lý?

Lữ hậu, Từ Hy thái hậu hay Tiêu thái hậu dù có sắc sảo, tham vọng, một tay nắm trọn thiên hạ, khuynh loát triều dã tới cỡ nào, cũng chẳng dám tự xưng là hoàng đế. Chỉ có Võ Tắc Thiên là người duy nhất trong xã hội đề cao nam quyền xưa kia dám công khai xưng đế và lên ngôi. Chính bà ta là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất thời trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, cai trị dưới danh hiệu Thánh Thần Hoàng Đế trong khoảng thời gian từ năm 690 – năm 705. Chỉ người phụ nữ mang trong mình khát khao cháy bỏng về quyền lực lẫn sự quả quyết hiếm có như Võ Tắc Thiên mới làm nên chuyện vô tiền khoáng hậu như vậy. Quyết định xưng đế của bà hoàng quả là đòn đau chí mạng đối với xã hội phong kiến đề cao nam quyền đã dai dẳng tồn tại suốt nhiều năm tại đất nước này.

Ban Chiêu – “Khổng Tử của nữ giới Trung Quốc”

Từ nhỏ, Ban Chiêu đã được gia đình chú ý dạy dỗ nên sớm đã uyên bác, giỏi giang hơn người. Lớn lên, bà thường được mời vào hoàng cung để dạy kinh sử cho hoàng hậu và các quý nhân. Bà được ví như “Khổng Tử của nữ giới Trung Quốc”.

Ban Chiêu còn có tên là Cơ, tự Huệ Ban, dân tộc Hán, người An Lăng, Phù Phong (nay là đông bắc Hàm Dương, Thiểm Tây). Cô là con gái của nhà sử học Ban Bưu đời Đông Hán, là em gái của Ban Cố và Ban Siêu, học rộng tài cao, lấy Tào Thọ cùng quận, nhưng sớm phải ở góa.

Tin mới