Chuyện gì diễn ra khi con người chết trong vũ trụ?

Khi một người chết trong vũ trụ, anh ta sẽ bị đóng thành băng khô trong khoảng chân không băng giá của vũ trụ. 

Các phản ứng "chết chóc" của cơ thể khi rơi ra ngoài vũ trụ
Băng có thể bốc hơi mà không cần trải qua giai đoạn hóa lỏng. Do không có oxy nên không có sự phân hủy và có rất ít chứng cớ để cho rằng sẽ có sự mục rữa do vi khuẩn. Tuy nhiên, cần bao lâu để trở thành băng khô? Không ai có thể biết. Quá trình này cũng diễn ra tương tự nhưng sẽ lâu hơn nhiều nếu một người chết trong vũ trụ mà vẫn mặc bộ quần áo du hành.
Chuyen gi dien ra khi con nguoi chet trong vu tru?
Ảnh minh họa. 
Ở đây cũng nói thêm về việc sinh nở trong vũ trụ. Chắc chắn, toàn bộ quá trình giao hợp, phôi học và đỡ đẻ chưa được thử nghiệm từ đầu đến cuối trên một loài vật có vú nào trong vũ trụ. Chẳng hạn, các nhà khoa học chưa rõ lực hút có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với việc thụ tinh của con người.
Mức độ phóng xạ trong vũ trụ, đặc biệt là càng vào sâu trong khoảng không, càng cao hơn trên mặt đất, cho nên nguy cơ sinh ra quái thai do phóng xạ sẽ cao hơn, trừ khi có các biện pháp ngăn chặn thích hợp.
Một vấn đề khác là ở hầu hết các giống loài, lực hút có liên quan đến sự đối xứng song phương (hai nửa của cơ thể phát triển cân xứng) và sự phân biệt đầu - chân. Người ta tự hỏi liệu môi trường không trọng lượng có làm mất đi tính cân xứng đó. Trong một nghiên cứu của Liên Xô trước đây về sự thai nghén của loài chuột trong vũ trụ, các báo cáo cho rằng chuột sinh ra bình thường. Tuy nhiên, chúng được thụ thai trên mặt đất từ trước và trở về đẻ trên mặt đất, nên cuộc nghiên cứu chưa thể kết luận được.
Ngoài ra, về lý thuyết, các vấn đề y khoa phát sinh trong vũ trụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ, như mất canxi trong xương, gián đoạn hoóc môn và chất lỏng trong cơ thể, mất sự săn chắc của cơ do không có trọng lượng...
Quá trình chuyển dạ có thể sẽ kéo dài hơn một chút nếu các đứa trẻ vũ trụ không chịu chui xuống như trẻ trên trái đất thường làm trong những tuần cuối của quá trình thai nghén. Tuy vậy, bản thân việc đỡ đẻ có nhiều khả năng sẽ y như trên mặt đất bởi vì việc co giãn cơ trong lúc chuyển dạ không phụ thuộc vào lực hút.

Ảnh kinh ngạc về đường thủy nhìn từ vũ trụ

(Kiến Thức) - Hình ảnh các tuyến đường cao tốc của ngành vận tải biển trên các đại dương khắp thế giới nhìn thấy từ vũ trụ vô cùng ngoạn mục.

Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru
Hình ảnh di chuyển của tàu thuyền nổi bật ở các vùng nước nông ngoài khơi bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc, được chụp hồi tháng 2/2015 bởi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). 
Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru-Hinh-2
Ảnh chụp cận cảnh hơn về tuyến đường thủy ở bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc. 
Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru-Hinh-3
 Hơi nước ngưng tụ xung quanh khí thải của tàu khiến hình ảnh các đám mây được trông thấy rõ ràng. Hình ảnh này được chụp ở phía bắc Thái Bình Dương.
Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru-Hinh-4
Tuyến đường thủy ở phía bắc Thái Bình Dương nhìn từ vũ trụ vô cùng khác lạ. 
Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru-Hinh-5
Những tuyến đường giao thông trên các đại dương cũng được phân rõ để tránh các tai nạn và ảnh hưởng giao thông. 
Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru-Hinh-6
Hình ảnh các tuyến đường ngoài khơi bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương chụp từ trên vũ trụ. 
Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru-Hinh-7
Giao thông đường thủy ở Thái Bình Dương trong cái nhìn toàn cảnh từ trên cao. 
Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru-Hinh-8
Chú thích “ship tracks” là những đám mây hình thành xung quanh các ống xả của tàu, còn “clean clouds” là các đám mây sạch. 
Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru-Hinh-9
Tuyến đường thủy ngoài khơi bờ biển của Pháp và Tây Ban Nha. 
Anh kinh ngac ve duong thuy nhin tu vu tru-Hinh-10
Một trong những hình ảnh kinh ngạc về đường thủy nhìn từ vũ trụ.

Nữ phi hành gia lập kỷ lục sống lâu ngoài Trái đất

Nữ phi hành gia vũ trụ người Italy Samantha Cristoforetti đã sống và làm việc khoảng 200 ngày (từ tháng 11/2014) trên vũ trụ.

Theo hãng tin ANSA, ngày 11/6, nữ đại úy Không quân Italy, phi hành gia vũ trụ Samantha Cristoforetti cùng với hai đồng nghiệp là Anton Shkaplerov (người Nga) và Terry Virts (người Mỹ) đã trở về Trái đất an toàn.

Do một số vấn đề kỹ thuật, đại úy Cristoforetti đã rời Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) muộn hơn một tháng so với dự kiến. Như vậy, nữ phi hành gia vũ trụ người Italy Samantha Cristoforetti đã sống và làm việc khoảng 200 ngày (từ tháng 11/2014) trên vũ trụ, đây cũng là khoảng thời gian được coi là kỷ lục mới đối với một nữ phi hành gia và đối với các phi hành gia vũ trụ châu Âu nói chung.

Nu phi hanh gia lap ky luc song lau ngoai Trai dat
 Nữ phi hành gia Italy Samantha Cristoforetti đã trở về Trái Đất an toàn. (Nguồn: ANSA)

Trước đó, năm 2007, nữ phi hành gia vũ trụ người Mỹ Sunita Williams đã lưu lại trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) 195 ngày.

Trong 200 ngày sống trên trạm ISS, đại úy Cristoforetti vẫn thường xuyên cập nhật thông tin, các bức ảnh qua các mạng xã hội như Twitter và được đông đảo truyền thông và dư luận xã hội quan tâm.

Trong nhiệm vụ mang tên Futura do Cơ quan Vũ trụ châu Âu giao phó, Samantha Cristoforetti đã tiến hành các nghiên cứu về gen, sinh học, một số loài côn trùng, hoa quả dưới tác động của một chuyến bay vũ trụ dài ngày.

Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Italy, ông Roberto Battiston cho biết nhiệm vụ Futura mà đại úy Cristoforetti trên trạm ISS đã thành công; hiện nay, Italy đang lên kế hoạch đưa các phi hành gia vào không gian trong khoảng thời gian năm 2017 và giữa 2018-2019 để quan sát một số hành tinh.

Trên trang Twitter của mình, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã viết lời chào mừng đối với đại úy Cristoforetti "Chúng tôi tự hào về đại úy". Trong khi đó, Tổng thống Italy Sergio Mattarella thông báo sẽ đón tiếp nữ phi hành gia tại Phủ Tổng thống để thể hiện sự đánh giá cao và trân trọng thay mặt cho cả quốc gia.

Tin mới