Chuyên gia Ấn Độ nói gì về cuộc xung đột Kashmir với Pakistan?

(Kiến Thức) - Xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan diễn biến căng thẳng trong những ngày qua với việc hai bên tuyên bố bắn hạ chiến đấu cơ của nhau. Mới đây, một nhà phân tích đối ngoại Ấn Độ đã chia sẻ quan điểm của bà về vấn đề này.

Chuyên gia Ấn Độ nói gì về cuộc xung đột Kashmir với Pakistan?
Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan tại khu vực biên giới leo thang những ngày gần đây bắt nguồn từ việc phiến quân Jaish-e-Mohamad (JeM), một nhóm khủng bố Hồi giáo hoạt động tại Pakistan, tấn công đoàn xe an ninh của Ấn Độ tại huyện Phulwama thuộc bang Jammu và Kashmir, khiến 45 sĩ quan bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng hôm 14/2. Đây được xem là vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất Ấn Độ kể từ năm 2008.
Đến ngày 26/2, Ấn Độ tuyên bố không kích tiêu diệt hoàn toàn một doanh trại của nhóm khủng bố cực đoạn Jaish-e-Mohamad trên đất Pakistan. Đến ngày 27/2, Pakistan thông báo đã bắn hạ 2 máy bay và bắt sống phi công Ấn Độ, còn New Delhi tuyên bố bắn hạ 1 máy bay của Pakistan.
Chuyen gia An Do noi gi ve cuoc xung dot Kashmir voi Pakistan?
Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Sputnik. 
Trước diễn biến căng thẳng hiện nay, bà Amrita Dhillon, một nhà phân tích đối ngoại Ấn Độ và cũng là biên tập viên của Tạp chí Kootneeti có trụ sở tại New Delhi, đã chia sẻ quan điểm của bà về vụ việc này.
"Trước hết, vụ tấn công của Ấn Độ là nhằm vào nhóm khủng bố, chứ không phải dân thường hay quân đội Pakistan. Ấn Độ đã có hành động trả đũa nhằm vào nhóm khủng bố JeM sau khi chúng tấn công trên đất Ấn Độ khiến hơn 40 binh sĩ thiệt mạng. Ấn Độ có quyền đáp trả hành động khủng bố xảy ra trên lãnh thổ nước mình", bà Dhillon nói.

Mời độc giả xem thêm video: Ấn Độ và Pakistan trên bờ vực xung đột vũ trang (Nguồn: VTC14)

Nữ chuyên gia Ấn Độ cũng thừa nhận rằng: "Không quân Ấn Độ đã vượt qua Đường Kiểm soát (LoC) và thậm chí là biên giới quốc tế với Balakot (thuộc địa phận Pakistan) để thực hiện cuộc không kích nhằm vào doanh trại của nhóm khủng bố JeM".
Tuy nhiên, bà Dhillon bày tỏ lo ngại việc Không quân Pakistan lại nhắm vào các căn cứ quân sự của Ấn Độ. Bà cho rằng trong mắt của người Ấn Độ, các cuộc không kích của Islamabad vào tài sản quân sự của Ấn Độ không nhằm mục tiêu nào khác ngoài bảo vệ nhóm khủng bố JeM.
"Hành động này làm leo thang căng thẳng và hiện giờ Lực lượng Vũ trang Ấn Độ có thể đưa lực lượng Pakistan vào mục tiêu tấn công của họ cùng với nhóm khủng bố trên trong lãnh thổ (Pakistan). Đây rõ ràng là thảm họa cho hoà bình ở khu vực Nam Á", bà Dhillon bình luận.
"Yêu cầu duy nhất của Ấn Độ đối với giới lãnh đạo Pakistan trước khi tiến tới các cuộc đàm phán hoà bình là hành động chống lại các nhóm khủng bố tại Pakistan, thay vì che chắn cho chúng", bà Dhillon nói tiếp.
Đồng thời, bà Dhillon nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác giữa New Delhi và Islamabad để cùng nhau ngăn chặn các phần tử khủng bố Hồi giáo.

Cuộc sống ở khu vực tranh chấp Kashmir giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Hơn 70 nghìn người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bùng phát ở khu vực tranh chấp Kashmir vào cuối thập niên 1980.

Cuộc sống ở khu vực tranh chấp Kashmir giờ ra sao?
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?
 Người dân chèo thuyền trên hồ Dal ở khu vực tranh chấp Kashmir vào buổi sáng. Tình hình căng thẳng vẫn tiếp diễn tại Kashmir, vùng đất tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-2
 Một cư dân đứng bên ngoài ngôi nhà của cô ở Tral, miền nam Kashmir - khu vực hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Ấn Độ. Được biết, hơn 70 nghìn người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bùng phát ở Kashmir vào cuối thập niên 1980.
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-3
Những người nông dân ngồi trên thuyền tại khu chợ nổi trên hồ Dal ở Srinagar.  
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-4
Nhiều thanh niên ở Anantnag, miền nam Kashmir, cầm cờ Pakistan và hô vang khẩu hiệu phản đối Ấn Độ trong lễ tang của Sameer Rasool Dar, một chiến binh nổi dậy Kashmir. 
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-5
Hàng nghìn người dân Kashmir tham gia cuộc biểu tình. 
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-6
 Những người phụ nữ ở miền nam Kashmir hô vang khẩu hiệu phản đối Ấn Độ trong lễ tang của Sameer Dar.
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-7
Người phụ nữ đang cầu nguyện tại Jama Masjid, nhà thờ Hồi giáo chính ở Srinagar – thủ phủ mùa hè của vùng Kashmir.
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-8
 Bên trong nhà thờ Hồi giáo Jama Masjid.
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-9
 Dòng chữ trên bức tường ở Srinagar có nội dung phản đối Ấn Độ.
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-10
Lực lượng an ninh Ấn Độ đứng gác dọc một con đường lớn ở Thung lũng Kashmir. Được biết, hơn 600 nghìn binh sĩ đang đồn trú tại khu vực Kashmir
Cuoc song o khu vuc tranh chap Kashmir gio ra sao?-Hinh-11
 Nhiệm vụ của các binh sĩ Ấn Độ này là đảm bảo an ninh khu vực Ranh giới kiểm soát (LoC), đường biên giới không chính thức giữa Ấn Độ và Pakistan. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)

Rùng rợn mặt trái của "nghề" buôn nội tạng

Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm có khoảng 10,000 ca bán nội tạng diễn ra trên toàn thế giới. Con số này tương đương với hơn 1 ca bán tạng/mỗi giờ.

Rùng rợn mặt trái của "nghề" buôn nội tạng
Rung ron mat trai cua "nghe" buon noi tang
Một người đàn ông nằm trên giường sau ca bán nội tạng tại một bệnh viện chui, thành phố Patna, Bihar, Ấn Độ. Những ca bán tạng xảy ra chủ yếu tại những quốc gia nghèo Nam Á, châu Phi hay Trung Quốc, nơi người dân chấp nhận bán nội tạng để có tiền chu cấp cho gia đình.
Rung ron mat trai cua "nghe" buon noi tang-Hinh-2
Những bệnh viện chui như thế này được mở ra trên toàn thế giới, dù có nhiều nỗ lực ngăn chặn của các quốc gia sở tại. Ngày càng có nhiều người mắc các căn bệnh liên quan tới thận, kéo theo nhu cầu tăng cao của loại nội tạng này. Chính vì vậy, nhiều người chấp nhận bán một bên thận của mình.

Những “đám mây hình nấm” ám ảnh nhân loại suốt 72 năm

Trong 72 năm qua, các quốc gia đã tiến hành hơn 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân với sức công phá khủng khiếp hơn bất cứ loại vũ khí nào.

Những “đám mây hình nấm” ám ảnh nhân loại suốt 72 năm
Nhung “dam may hinh nam” am anh nhan loai suot 72 nam

Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của con người có tên "Trinity" tại New Mexico, Mỹ ngày 16/7/1945. Vụ thử bom "Trinity" đã mở ra kỷ nguyên hạt nhân, khai sinh ra loại vũ khí hủy diệt kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Gần 1 tháng sau, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945, cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người. Ảnh: Getty.

Tin mới