Chuyên gia Australia: Xả súng ở Mỹ sẽ còn tái diễn

(Kiến Thức) - Theo nhà phân tích Bruce Wolpe, các vụ xả súng ở Mỹ sẽ còn tái diễn do chính sách kiểm soát súng đạn lỏng lẻo ở nước này.

Chuyên gia Australia: Xả súng ở Mỹ sẽ còn tái diễn
Ông Bruce Wolpe từng là Chánh văn phòng nội các Australia dưới thời cựu Thủ tướng Julia Gillard.
Chuyen gia Australia: Xa sung o My se con tai dien
Hiện trường vụ xả súng ở Las Vegas, khiến 59 người thiệt mạng và hơn 500 người khác bị thương.  Ảnh: Reuters  
Nhà phân tích Bruce Wolpe viết trên ABC.net ngày 3/9: Vụ xả súng ở Las Vegas đã kết thúc và tang lễ đã bắt đầu. Nhưng thực tế bi thảm là các vụ xả súng ở Mỹ, các cuộc thảm sát, sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới. Các vụ xả súng kinh hoàng như vụ ở Las Vegas sẽ còn lặp lại trong những năm tới.
Trong khi đó, nước Mỹ vẫn bán súng tràn lan cho dân chúng, không có điểm dừng. Ước tính, bình quân mỗi công dân Mỹ (bất kể người lớn hay trẻ con) đều có ít nhất một khẩu súng. Công dân Mỹ sở hữu súng thật dễ dàng, ngay cả khi bị mắc bệnh tâm thần.
Do vấp phải sự chống đối của các thế lực vận động cho tự do sử dụng súng đạn, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã không thể ban hành sắc lệnh kiểm soát súng hợp lý, sau vụ thảm sát 20 trẻ em và 6 giáo viên ở Sandy Hook, bang Connecticut.
Cũng không có động thái kiểm soát súng khiêm tốn nào được xem xét trong Quốc hội Mỹ, sau khi một thanh niên đã bắn chết dã man các tín đồ người da đen ở Nhà thờ Charleston, Nam Carolina.
Không có gì thay đổi sau những sự kiện này đã khiến cho Tổng thống Obama phải rơi nước mắt. Đây là thời điểm khó khăn nhất, những ngày căng thẳng nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Cũng chẳng có gì đổi thay sau vụ bắn chết nghị sĩ Gabrielle Giffords trong năm 2011 khi bà chào các cử tri hoặc vụ bắn trọng thương nghị sĩ Steve Scalise trong một hoạt động bóng chày từ thiện năm nay.
Đa số người Mỹ muốn kiểm soát súng đạn
Các cuộc thăm dò cho thấy rằng đa số người Mỹ ủng hộ việc kiểm soát súng đạn.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, một lệnh cấm vũ khí tấn công đã được ban hành. Thế nhưng, lệnh này đã hết hiệu lực sau 10 năm và Hiệp hội súng trường quốc gia (NRA) đã chặn mọi nỗ lực để gia hạn nó.
Và chắc chắn lệnh này sẽ không được Tổng thống Mỹ Donald Trump khôi phục vì bản thân ông là người ủng hộ NRA. Hồi tháng 4/2017, ông Trump nói với các thành viên NRA: "Chỉ có một ứng cử viên trong cuộc tổng tuyển cử đã đến nói chuyện với các bạn và ứng cử viên đó giờ đây là Tổng thống Mỹ đang đứng trước các bạn một lần nữa ... Cuộc tấn công 8 năm đối với việc tự do sử dụng vũ khí đã chấm dứt. Các bạn đang có một người ủng hộ và một nhà vô địch trong Nhà Trắng”.
Sau khi xảy ra vụ xả súng ở Las Vegas, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi "thống nhất và hòa bình" khi đối mặt với bạo lực. Trên Twitter, ông đã gửi "lời chia buồn sâu sắc và thông cảm nhất" tới các nạn nhân và gia đình của họ.
Chuyen gia Australia: Xa sung o My se con tai dien-Hinh-2
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng vụ xả súng ở Las Vegas là "hành động tàn ác" và gửi "lời chia buồn sâu sắc” tới các nạn nhân và gia đình. Ảnh: AP 
Thế nhưng, việc Tổng thống Donald Trump gửi "lời chia buồn sâu sắc” tới các nạn nhân và gia đình” cũng chẳng thay đổi được gì.
Bất kể sự bi thảm của vụ thảm sát Las Vegas đến mức nào, nền văn hoá súng đạn ở Mỹ vẫn tiếp tục phát triển.
Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi các vụ xả súng đã man như vụ xả súng ở Las Vegas vẫn tiếp tục diễn ra trong những năm tới, khi những người chịu trách nhiệm vẫn ủng hộ nền “văn hóa súng đạn” ở nước Mỹ.

10 sự thật về văn hóa súng đạn ở Mỹ

(Kiến Thức) - Với các vụ xả súng đẫm máu diễn ra ở tần suất nhiều, văn hóa súng đạn ở Mỹ đang trở thành vấn đề gây tranh cãi trong xã hội nước này.

10 sự thật về văn hóa súng đạn ở Mỹ
Một trong những sự thật làm bạn bất ngờ về văn hóa súng đạn ở Mỹ đó là các khẩu súng được người dân mua về nhằm mục đích tự vệ lại hiếm khi được đem ra dùng.
 Một trong những sự thật làm bạn bất ngờ về văn hóa súng đạn ở Mỹ đó là các khẩu súng được người dân mua về nhằm mục đích tự vệ  lại hiếm khi được đem ra dùng.

12 vụ xả súng chấn động nước Mỹ

(Kiến Thức) - Trong lịch sử Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, xả súng xảy ra nhiều như cơm bữa và sau đây là 12 vụ xả súng chấn động nước Mỹ.
 

12 vụ xả súng chấn động nước Mỹ
12 vu xa sung chan dong nuoc My

 Một trong 12 vụ xả súng chấn động nước Mỹ nói trên, có vụ xả súng ở Orlando ngày 12/6/2016, đã làm ít nhất 50 người thiệt mạng và làm thương 53 người khác. Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước này.

Giọt nước mắt bất lực của ông Obama sau các vụ xả súng ở Mỹ

Tổng thống Barack Obama nhiều lần không thể kìm nén cảm xúc khi đề cập tới vấn đề sở hữu súng đạn tại Mỹ.

Giọt nước mắt bất lực của ông Obama sau các vụ xả súng ở Mỹ
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My
Ngay sau khi xảy ra vụ xả súng tại Đại học cộng đồng Umpqua ở bang Oregon ngày 1/10/2015 khiến 10 người chết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện sự giận dữ và nỗi thất vọng về tình trạng bạo lực súng đạn tại Mỹ, đồng thời bày tỏ khao khát muốn Quốc hội thông qua dự luật kiểm soát súng đạn. "Bài phát biểu của tôi sau mỗi khi có thảm kịch cũng đã trở thành thông lệ. Chúng ta trở nên chai sạn trước vấn đề này. Chúng ta đã nói về việc này sau các sự kiện ở Columbine và Blacksburg, Tucson, Newtown, Aurora và Charleston. Không thể để một người có ý định hãm hại người khác có thể sở hữu một khẩu súng một cách dễ dàng đến vậy được", ông nói. Ảnh: Huffington Post. 
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-2
Tổng thống Mỹ Obama ngày 18/6/2015 bày tỏ “đau buồn và giận dữ” khi phát biểu về vụ xả súng tại nhà thờ tại thành phố Charleston, bang South Carolina, khiến 9 người da đen thiệt mạng vài ngày trước đó. “Tôi đã phải đưa ra những tuyên bố như thế này quá nhiều lần rồi. Người Mỹ đã phải chịu thảm kịch như vậy cũng rất nhiều lần rồi. Chúng ta chưa có số liệu cụ thể, nhưng chúng ta biết rằng, một lần nữa những người vô tội bị sát hại vì những kẻ xấu không gặp khó khăn gì để mua được súng”. Obama tiếp lời: “Giờ là lúc chúng ta bày tỏ lòng thương tiếc và hàn gắn nỗi đau. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận, hành động thảm sát như thế này không thường xảy ra ở các nước phát triển khác và cũng không diễn ra với tần suất thường xuyên như vậy". Ảnh: Getty 
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-3
 Ngày 3/12/2015, phát biểu tại phòng Bầu dục về vụ xả súng ở San Bernardino, bang California, khiến 14 người chết và 17 người bị thương, vài ngày trước đó, Tổng thống Obama lặp lại lời kêu gọi toàn quốc cùng thực hiện “những biện pháp cơ bản” để thắt chặt quản lý sở hữu súng. Ông Obama nhấn mạnh: "Mọi người không thể chỉ giao hết việc cho các đơn vị hành pháp xử lý những vụ thảm sát kinh hoàng như thế này. Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc này". Mắt ông cũng đỏ hoe khi nhắc tới những người dân vô tội thiệt mạng trong vụ việc. Ảnh: Getty
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-4
Tổng thống Obama phát biểu về vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook bang Connecticut tháng 12/2012 khiến 26 người chết trong đó có 20 trẻ em. Người đứng đầu nước Mỹ đã gạt nước mắt trên truyền hình quốc gia khi ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình nạn nhân. Ông tiếp tục nhấn mạnh sự cấp thiết của việc kiểm soát súng. "Suy nghĩ và những lời cầu nguyện của chúng ta là không đủ. Không hề đủ. Nó không nắm bắt được nỗi đau khổ và giận dữ mà chúng ta cảm thấy, và nó không có tác dụng gì trong việc ngăn chặn cuộc tàn sát ở những nơi khác của nước Mỹ, tuần tới hay vài tháng nữa", Obama nói. Ảnh: White House 
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-5
 Giây phút Tổng thống Mỹ Obama nghẹn ngào khi nhắc đến vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook bang Connecticut trong bài phát biểu về súng đạn ngày 5/1. Theo ông chủ Nhà Trắng, việc tới thành phố Newtown để tưởng niệm các nạn nhân là “ngày tồi tệ nhất từ khi ông đặt chân vào Nhà Trắng”. "Mỗi khi nghĩ về những đứa trẻ đó, tôi luôn cảm thấy giận dữ", ông nghẹn ngào nói. Tổng thống cho biết, bạo lực súng đạn khiến khoảng 30.000 người Mỹ thiệt mạng mỗi năm. “Chúng ta không cần coi những cuộc tàn sát này là cái giá của tự do”, Obama nhấn mạnh. Ảnh: IBTimes
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-6
Phút trầm tư của ông Obama khi phát biểu ngày 5/1. Nhiều ý kiến cho rằng văn hóa súng đạn của Mỹ đã kéo theo những hệ lụy, lấy dẫn chứng là hàng loạt con số thống kê về những rủi ro có thể xảy ra khi quyền sở hữu súng trở nên phổ biến. Theo thống kê của chiến dịch Brady, trung bình 89 người chết mỗi ngày và 32.514 người chết mỗi năm vì bạo lực súng đạn ở Mỹ. Nếu năm 1990, khoảng 19% dân Mỹ phản đối việc kiểm soát súng chặt chẽ hơn, hiện nay, khoảng 55% người Mỹ ủng hộ luật kiểm soát súng. Vấn đề ủng hộ hay phản đối kiểm soát súng trong Quốc hội Mỹ có sự phân hóa rõ rệt. Ảnh: Reuters 
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-7
Trong vụ xả súng mới nhất tại hộp đêm dành cho người đồng tính tại thành phố Orlando, bang Florida ngày 12/6 khiến ít nhất 50 người thiệt mạng, Tổng thống Obama gọi đây là “hành động khủng bố”. “Hôm nay, là người Mỹ, chúng ta đau buồn trước vụ giết người tàn bạo, vụ thảm sát kinh hoàng với hàng chục người vô tội. Chúng ta sẽ không sợ hãi hay chống lại nhau. Thay vào đó, chúng ta sẽ là một nước Mỹ thống nhất trong việc bảo vệ người dân và đất nước cũng như làm những việc cần thiết để chống lại những kẻ đe dọa chúng ta”, ông Obama một lần nữa đau buồn khi nói về vụ xả súng tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Reuters 

Tin mới