Chuyên gia cảnh báo xuất hiện siêu biến thể mới nếu Omicron "kết hợp" Delta

Chuyên gia Paul Burton cảnh báo một siêu biến thể SARS-CoV-2 mới có thể sẽ xuất hiện nếu Omicron và Delta lây nhiễm cùng lúc cho một người nào đó.

Thông thường, mắc Covid-19 chỉ liên quan đến một biến thể, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh có thể lây nhiễm từ các nguồn khác nhau cùng một lúc. Nếu các biến thể lây nhiễm vào cùng một tế bào, chúng có thể hoán đổi DNA và tạo thành một phiên bản virus SARS-CoV-2 mới.
Tiến sĩ Paul Burton, Giám đốc Y tế của nhà sản xuất vaccine Modern, cảnh báo rằng số ca nhiễm biến thể Delta và Omicron hiện đang tăng vọt ở Anh khiến cho kịch bản tồi tệ này có khả năng xảy ra.
Chuyen gia canh bao xuat hien sieu bien the moi neu Omicron
 Siêu biến thể mới có thể sẽ xuất hiện nếu Omicron và Delta lây nhiễm cùng lúc cho một người. Ảnh minh họa: Getty
Phát biểu trước Ủy ban Khoa học và Công nghệ, ông Burton nói rằng quá trình này “chắc chắn” có thể xảy ra và dẫn đến sự xuất hiện của một biến thể gây ra rủi ro lớn hơn các biến thể trước đó.
Các chuyên gia cho rằng, quá trình này, được gọi là “tái tổ hợp”, có thể xảy ra nhưng cần có điều kiện cụ thể và sự trùng hợp của những tình huống không thể kiểm soát được.
Cho đến nay, chỉ có 3 biến thể SARS-CoV-2 tạo ra bởi virus hoán đổi gen đã được ghi nhận. Thay vào đó, virus thường dựa vào các đột biến ngẫu nhiên để tạo ra các biến thể mới. Trong 2 tháng khi biến thể Delta lưu hành cùng với biến thể Alpha, đã không có biến thể mới nào được hình thành.
Hiện tại, biến thể Omicron đang lan rộng ở Anh, chỉ 2 tuần kể từ khi nó được phát hiện tại quốc gia này. Các chuyên gia dự đoán Omicron sẽ trở thành biến thể áp đảo vào năm 2022.
Ông Burton nói rằng, việc 2 biến thể lưu hành cùng lúc sẽ làm tăng nguy cơ chúng hoán đổi gen và kết hợp để tạo thành một biến thể mới nguy hiểm hơn.
“Trước đây, đã có một số bài báo tại Nam Phi về đại dịch Covid-19 cho thấy những người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể chứa cả hai biến thể. Điều này cũng có thể xảy ra ở Anh, đặc biệt là với số lượng ca mắc bệnh chúng ta đang chứng kiến”, ông Burton nói thêm.
Khi được hỏi liệu điều này có thể dẫn đến việc hình thành một biến thể nguy hiểm hơn không, ông Burton cho biết: “Chắc chắn có thể xảy ra, tôi nghĩ đó là những gì mà chúng ta sẽ phải chuẩn bị ứng phó. Nó chắc chắn tạo cơ hội cho hai biến thể kết hợp, chia sẻ và hoán đổi gen”.
Tới nay, Anh đã ghi nhận 4.713 ca nhiễm Omicron và biến thể này chiếm khoảng 1/5 tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc.

Chuyên gia Nam Phi bật mí hiệu quả vắc xin COVID-19 trước chủng Omicron

Chuyên gia người Nam Phi Barry Schoub cho biết dữ liệu đến nay cho thấy vắc xin COVID-19 giúp ngăn bệnh trở nặng ở người nhiễm biến chủng Omicron.

Theo Times Of Israel, nhà virus học Barry Schoub cho biết mặc dù biến chủng Omicron rất đáng lo ngại, nhưng ông tin rằng chủng virus này sẽ không dẫn đến một làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng mới tại Nam Phi.
Vị cố vấn hàng đầu của chính phủ Nam Phi về vắc xin COVID-19 nói với kênh 12 của Israel: "Dựa trên dữ liệu ban đầu từ các ca bệnh ở Nam Phi, có vẻ như vắc xin COVID-19 vẫn sẽ bảo vệ hầu hết mọi người, ngăn bệnh trở nặng nếu họ nhiễm Omicron".

Omicron có thể “qua mặt” Delta, thành biến chủng thống trị toàn cầu?

"Dựa trên dữ liệu dịch tễ học, có vẻ như biến chủng Omicron có lợi thế về khả năng lây truyền hơn so với các biến thể trước đó", chuyên gia Pei-Yong Shi nói.

Theo NPR, các nhà khoa học ở Nam Phi và Botswana đã phát hiện ra chủng mới của SARS-CoV-2, đó là biến chủng Omicron với khoảng 50 đột biến. Trong khi đó, các biến thể khác, chẳng hạn như Delta, đều có ít hơn 20 đột biến.
Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đặt toàn cầu vào tình trạng báo động. Kể từ ngày 24/11, khi biến thể này lần đầu tiên được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giới chức y tế đã phát hiện Omicron ở hơn chục quốc gia tại ít nhất 5 châu lục. WHO đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng đáng lo ngại.

Tin mới