Chuyển giá điện sang giá thị trường sẽ tạo đột phá kinh tế

Ông Thiên cho rằng nếu chúng ta chuyển nhanh giá điện sang giá thị trường như từng làm với giá lương thực trước đây, thì sẽ tạo ra được đột phá về kinh tế.

4 nghịch lý khác thường của nền kinh tế
Trình bày tham luận "Khơi thông nguồn lực, phát huy năng lực nội sinh của doanh nghiệp và nền kinh tế" tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023 diễn ra sáng nay (19/9), PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, cùng trong bối cảnh phát triển chung, Việt Nam ở trong một tình thế phát triển có nhiều nét khác biệt, thậm chí khác thường.
Theo ông, điểm nhấn mạnh đầu tiên là sau 3 năm trải qua đại dịch Covid-19 và vượt qua khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, tạo được đà và thế tăng trưởng phát triển tích cực. Các con số phản ánh thành tích tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài, đặt trong sự so sánh quốc tế, là minh chứng tốt cho nhận định này.
Những thành tích đó đều chứng tỏ "năng lực trụ hạng", khả năng "đối mặt các con gió ngược" rất ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam thật sự xứng đáng với lời khen tặng "là ngôi sao sáng giữa bầu trời kinh tế thế giới ảm đạm năm 2020" cũng như đánh giá tích cực của cộng đồng thế giới về sức hấp dẫn đầu tư và triển vọng sáng sủa.
Tuy nhiên sự khác biệt về tăng trưởng cao với lạm phát thấp này lại là nguyên nhân cho những khó khăn kinh tế hiện tại. Ông Trần Đình Thiên nêu ra 4 nghịch lý của nền kinh tế.
Thứ nhất là xu hướng suy giảm tăng trưởng kéo dài. Các số liệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt nhưng động lực tăng trưởng liên tục suy giảm và kéo dài, cứ 10-12 năm tốc độ tăng trưởng lại sụt giảm. Ông Thiên cho biết điều này đã được các chuyên gia kinh tế cảnh báo nhưng vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể.
Thứ 2 là doanh nghiệp không chịu lớn. PGS.TS Trần Đình Thiên nhận xét doanh nghiệp Việt Nam rất giỏi nhưng mãi không lớn về quy mô. Ông cho biết các doanh nghiệp có thể chịu đựng và trụ vững với mức chi phí vốn cao 10-12%/năm trong thời gian hàng chục năm.
"Khả năng sống còn của doanh nghiệp Việt Nam vô địch nhưng chúng ta lại tận dụng quá nên không lớn được. Doanh nghiệp Việt Nam năng lực lớn nhưng mãi li ti. Tuổi thọ doanh nghiệp thấp, số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường cao", ông Thiên đưa ra ý kiến.
Thứ 3 là thừa tiền, thiếu vốn, khát vốn nhưng doanh nghiệp không dám, không thể vay.
Thứ 4 là đầu tàu kinh tế chạy chậm hơn toa tàu. Ông Thiên cho biết tốc độ tăng trưởng của khu vực Đông Nam Bộ trong 10-15 năm vừa qua giảm xuống thấp hơn nhiều vùng khác. Trong khi đây là khu vực nhận được lượng vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong các khu vực. Nhưng vốn đầu tư công vào khu vực này thấp hơn các khu vực khác.
Chuyển giá điện sang giá thị trường sẽ tạo đột phá kinh tế - 1PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu tham luận (Ảnh: Quochoi.vn).
Cần những giải pháp đột phá
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, những khó khăn nền kinh tế hiện nay đều do nội lực nội lực nền kinh tế có vấn đề nghiêm trọng. Những nguyên nhân khách quan ngắn hạn có thể kể đến như đại dịch Covid-19, đứt gãy chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu.
Nhưng ông Thiên nhấn mạnh 2 nhóm nguyên nhân chủ quan chính cần lưu ý gồm cấu trúc nền kinh tế và điều hành nền kinh tế.
PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết, mấu chốt để giải quyết vấn đề nội lực nền kinh tế Việt Nam nằm ở 3 thông gồm "thông suốt hạ tầng, thông thoáng về cơ chế, thông minh vận hành".
Ông đưa ra các giải pháp cụ thể. Thứ nhất là định hình lại cấu trúc nền kinh tế thị trường. Thứ 2 là quan tâm xây dựng lực lượng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Việt.
Thứ 3 là phát triển thị trường các nguồn lực như thị trường đất đai, thị trường tài chính, tín dụng, thị trường vốn.
Thứ 4 là giải pháp hành chính pháp luật.
Thứ 5 là đẩy mạnh đầu tư công.
Ông Thiên còn đưa ra một số giải pháp đột phá có tác động lớn đến nền kinh tế như chuyển ngay giá điện sang giá thị trường. Theo đó, trước đây khi Việt Nam chuyển giá lương thực sang giá thị trường đã tạo ra sự nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế.
"Chúng ta cứ ôm chặt giá điện. Nếu chúng ta chuyển nhanh giá điện sang giá thị trường thì như giá lương thực thì sẽ tạo ra được đột phá", ông đề xuất.
Một số giải pháp đột phát khác được chuyên gia nêu ra gồm chủ động gia tăng áp lực sang kinh tế số, công nghệ cao, kinh tế xanh.
Ông cho rằng nên thử nghiệm đặt hàng các đoàn kinh tế Việt Nam xây dựng hệ thống đường sắt, metro. Ông tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm được, chất lượng không thua kém các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời đem lại nhiều lợi ích lớn.

Thủ tướng: Giá điện quá cao thì người dân, doanh nghiệp không chịu được

Thủ tướng cho rằng giá điện của nước ta không thể giống nước phát triển, quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được. Bộ Công Thương phải suy nghĩ thấu đáo.

Tại hội nghị "Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023" do Bộ Công Thương tổ chức ngày 3/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt khung giá điện bán lẻ bình quân làm căn cứ cho việc điều hành giá và huy động các nguồn điện, kể cả việc nhập khẩu điện từ Lào.

EVN tiếp tục đề xuất tăng giá điện vì lỗ có hợp lý?

EVN lại tiếp tục đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 01/9/2023 để đảm bảo cân bằng tài chính cho Tập đoàn này. Vậy sẽ phải điều chỉnh bao nhiêu khi khoản lỗ dự kiến năm 2023 dự kiến 40.884 tỷ đồng.

Tăng để bù chi
Như vậy, sau chưa đầy một chu kỳ thanh toán điện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lại tiếp tục đề xuất cho phép được điều chỉnh giá bán lẻ điện. Trước đó, EVN công bố quyết định tăng 3% giá điện từ ngày 4/5/2023.

Tin mới