Chuyên gia lý giải “đột nhiên” tăng huyết áp trước khi tiêm vắc xin

Trong quá trình khám sàng lọc, nhiều người gặp hiện tượng huyết áp tăng cao hơn bình thường và không thể tiêm vắc xin. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?

Chuyên gia lý giải “đột nhiên” tăng huyết áp trước khi tiêm vắc xin
Hiện tượng tăng huyết áp khi đi tiêm vắc xin Covid-19
Trả lời trên VnExpress, Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3 cho biết khá nhiều người gặp phải tình trạng tăng huyết áp khi khám sàng lọc trước tiêm vắc xin Covid-19.
Chỉ số huyết áp của người khỏe mạnh thường trong khoảng 120/80 mmHg. Một số người khi đo ở nhà thì có huyết áp bình thường nhưng tăng nhẹ lúc gặp bác sĩ tại bệnh viện hoặc phòng khám. Tình trạng này được gọi là "tăng huyết áp áo choàng trắng".
Chuyen gia ly giai “dot nhien” tang huyet ap truoc khi tiem vac xin
Ảnh minh họa. 
Bác sĩ Mẫn cho biết: "Trong số người có chỉ số huyết áp cao, 15-30% có thể bị 'tăng huyết áp áo choàng trắng'". Nguyên nhân gây tăng huyết áp trong trường hợp này là do lo lắng, căng thẳng, tâm lý không ổn định.
Làm cách nào để tránh hiện tượng tăng huyết áp khi tiêm vắc xin Covid-19
Để tránh hiện tượng này, bác sĩ Mẫn đưa ra một số lời khuyên cho người dân như sau:
- Trước ngày tiêm vắc xin nên đi ngủ sớm, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý;
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá;
- Kiểm soát chặt chẽ huyết áp nếu có tiền sử tăng huyết áp, uống thuốc duy trì và khai báo thông tin với nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng.
Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất là phải ổn định tâm lý. Bác sĩ Mẫn cho hay, nhiều người có tâm lý lo lắng, căng thẳng khi tiêm nên ảnh hưởng tới huyết áp.
Do đó, cần ngồi nghỉ, thư giãn khoảng 15-30 phút trước khi đo huyết áp. Trường hợp huyết áp cao hoặc mạch nhanh có thể thư giãn bằng cách hít thở sâu, đều, chậm rãi, khoan thai trước khi tiến hành đo lần hai. Để tâm trí thoải mái, có thể nhẩm theo bài thơ yêu thích, nghe một bản nhạc du dương hoặc di chuyển tới khu vực yên tĩnh.
Nếu đã thực hiện các việc trên mà huyết áp vẫn cao, bác sĩ khám sàng lọc sẽ hẹn lần khác hoặc hẹn tiêm ở các bệnh viện để thuận lợi trong trường hợp cần xỷ lý nếu có sự cố.
Sau khi tiêm, cần tự theo dõi huyết áp trong 2-3 ngày tiếp theo. Nếu huyết áp vẫn tiếp tục cao, người dân nên đến khám ở chuyên khoa tim mạch.
Hiện nay, theo khuyến cáo của WHO và các nhà sản xuất vắc xin Covid-19, những người bị tăng huyết áp vẫn được tiêm chủng nếu đã kiểm soát huyết áp ổn định.

Việt Nam sẽ nhận thêm gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 trong 3 tháng tới

Dự kiến sẽ có gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam trong 3 tháng tới, hơn 100 triệu liều sẽ về trong quý 4.

Việt Nam sẽ nhận thêm gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 trong 3 tháng tới

Đây là thông tin được Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ tại chương trình Bàn tròn trực tuyến trên báo VietNamNet.

Chính phủ đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm có đủ 150 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm phủ 70% dân số, tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng.

Tạm dừng cấp vắc-xin cho đơn vị triển khai tiêm chậm

Bộ Y tế sẽ điều phối vắc-xin cho đơn vị khác và tạm dừng phân bổ vắc-xin trong các đợt tiếp theo đối với những nơi tiêm chậm vắc-xin COVID-19, đồng thời báo cáo Thủ tướng.

Tạm dừng cấp vắc-xin cho đơn vị triển khai tiêm chậm
Đó là nội dung trong công điện về đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc-xin COVID-19 phát đi ngày 6/8.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Nếu sốt nhẹ, người tiêm vắc xin không cần dùng thuốc hạ sốt. Bạn nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm, uống đủ nước.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Tới ngày 2/8, Việt Nam đã tiêm được hơn 6,4 triệu liều vắc xin, trong đó gần 660.000 người được tiêm đủ 2 mũi. Hiện tại, Việt Nam đã nhận gần 16 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer, AstraZeneca, Moderna, Sinopharm.  

Tác dụng phụ của vắc xin

Tin mới