Chuyên gia Nga lo ngại bí mật siêu tăng T-14 rơi vào tay Mỹ

Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, một chiếc xe tăng T-90M của Nga bị Ukraine thu giữ tại Kharkov và nhanh chóng chuyển về bên kia đại dương để Mỹ “nghiên cứu”.

Chuyên gia Nga lo ngại bí mật siêu tăng T-14 rơi vào tay Mỹ
Chuyen gia Nga lo ngai bi mat sieu tang T-14 roi vao tay My
 Ảnh: Xe tăng T-90M của Quân đội Nga. 

Chiến lợi phẩm mang nhiều công nghệ quân sự của tương lai

Theo ấn bản Military Watch của Mỹ, trong cuộc rút lui của quân đội Nga qua sông Oskol tại Kharkov, đã bỏ lại một chiếc xe tăng chủ lực T-90M Proryv-3 mới nhất, mang nhiều bí mật quân sự của Nga.

Theo những bức ảnh được truyền thông công bố, chiếc T-90M rơi vào tay quân đội Ukraine trong tình trạng gần như hoàn hảo.

Mỹ ngay lập tức yêu cầu Kiev gửi chiến lợi phẩm giá trị nhất này cho họ càng sớm càng tốt; rõ ràng là với mục đích để nghiên cứu và người Mỹ sẽ có cơ hội hiếm hoi, để tìm hiểu những bí mật công nghệ của chiếc T-90M nổi tiếng, được Nga bảo vệ cẩn thận.

Chuyen gia Nga lo ngai bi mat sieu tang T-14 roi vao tay My-Hinh-2
  Ảnh: Chiếc T-90M của Nga bỏ lại trên chiến trường Kharkov.

Hiện “siêu tăng” T-14 Armata, xe tăng thế hệ thứ tư mới nhất của Nga, vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, thậm chí đã từng xuất hiện ở chiến trường Syria; nhưng trên chiến trường ở Ukraine, loại xe tăng này vẫn chưa được nhìn thấy.

Trên thực tế, số xe tăng T-90M của Quân đội Nga cũng chỉ mới được trang bị cho Lữ đoàn xe tăng Sevastopol, Sư đoàn xe tăng cận vệ độc lập số 27, thuộc Tập đoàn quân 1 của Nga.

Theo truyền thông Nga, đến tháng 4/2021, số xe tăng T-90M được đưa vào biên chế trong quân đội nước này là 70 chiếc và được đánh giá là loại xe tăng hiện đại nhất của Quân đội Nga hiện nay.

Về mặt công nghệ, T-90M thừa hưởng nhiều công nghệ tiến tiên tiến do các nhà thiết kế Nga phát triển riêng cho T-14 Armata. Các chuyên gia quân sự nước ngoài cũng đánh giá, T-90M chắc chắn là một trong những xe tăng tốt nhất thế giới và có nhiều công nghệ giống T-14 Armata.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa T-14 và T-90M là khối lượng lớn hơn (T-14 nặng 55 tấn; T-90M nặng 48 tấn) và T-90M có giá rẻ hơn nhiều.

Chuyen gia Nga lo ngai bi mat sieu tang T-14 roi vao tay My-Hinh-3
Ảnh: Xe tăng T-14 Armata diễu hành kỷ niệm ngày Chiến thắng 9/5.

Có thể chính vì sự tương đồng này, mà ngay từ những ngày đầu của cuộc xung đột, một cuộc săn lùng thực sự đã được Kiev tiến hành, để chiếm giữ một chiếc T-90M còn nguyên vẹn đã được lên kế hoạch, nhưng cơ hội đến rất hiếm, do Nga cũng không đưa nhiều T-90M tham chiến.

Theo các thông Bộ quốc phòng Nga công khai, chiếc T-90M bị Ukraine thu giữ gần Izyum, là chiếc T-90M thứ hai mà Tập đoàn quân 1 bị mất. Chiếc T-90M đầu tiên bị bắn cháy vào đầu tháng 5 trong một cuộc phản công vào làng Stary Saltov vùng Kharkov bởi tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ.

Ngày 4/5, các tờ báo phương Tây đồng loạt đăng các bức ảnh về chiếc T-90M bị bắn cháy ở làng Stary Saltov. Tuy nhiên các cửa sập của lái xe và pháo thủ đều được mở, cho thấy nhiều khả năng kíp xe đã sống sót; nhưng chiếc xe đã bị phá hủy và không còn có thể khai thác gì từ đống tàn tích này.

Nhưng bây giờ là một vấn đề hoàn toàn khác. Chiếc xe tăng T-90M mà người Ukraine có được không chỉ như một chiến tích, mà họ còn thu được rất nhiều bí mật công nghệ từ chiếc xe tăng rất hiện đại này.

Ngay cả tấm phủ ngụy trang Cape cho xe tăng, thuộc loại mới nhất của Nga, vừa được phát triển bởi Viện nghiên cứu thép Moscow JSC, “còn nguyên vẹn” và vẫn phủ trên xe.

Chỉ riêng tấm phủ ngụy trang Cape đã mang trong mình rất nhiều công nghệ bí mật, khi nó được thiết kế để giảm tầm nhìn hồng ngoại đối với đầu dẫn tên lửa chống tăng từ hai đến ba lần và giảm khả năng hiển thị của radar đối trong tất cả các phạm vi lên đến trên sáu lần.

Chuyen gia Nga lo ngai bi mat sieu tang T-14 roi vao tay My-Hinh-4
Ảnh: Chiếc T-90M của Nga bỏ lại, còn nguyên lưới ngụy trang Cape. 

Nhưng điều lo ngại của Nga, khi để chiếc T-90M rơi vào tay Ukraine, không chỉ lo lộ bí mật quân sự của chiếc tăng này, mà chính là thiết kế của T-90M, có chứa rất nhiều công nghệ của chiếc “siêu tăng” T-14.

Trước hết, thay vì pháo dùng pháo 2A46M-2 và 2A46M-5 trên các xe tăng tiền nhiệm của T-90A và T-90MS, pháo 125 mm 2A82-1M được thiết kế đặc biệt cho T-14 Armata, đã được lắp trên T-90M.

Với loại pháo mới, T-90M có thể sử dụng các loại đạn xuyên giáp mới Vacuum-1 với lõi vonfram, có độ xuyên giáp lên đến 900 mm; hoặc Vacuum-2, được làm từ uranium làm giàu thấp với việc bổ sung chất phụ gia gốm, có độ xuyên giáp đến 1.000 mm.

Và để tiêu diệt bộ binh và các công sự dã chiến, cả T-90M và Armata đều được trang bị đạn nổ phá Telniki có khả năng nổ phân mảnh cao với khả năng kích nổ theo quỹ đạo, cũng như tên lửa dẫn đường Sprinter phóng qua nòng pháo.

Ngoài ra, các nhà phát triển tuyên bố rằng, vũ khí mới cho phép cả T-90M và T-14 tăng 30% độ chính xác khi bắn và cự ly bắn hiệu quả từ pháo 2A82-1M là 7 km, lớn hơn tầm bắn hiệu quả của xe tăng chiến đấu chủ lực của NATO 2km.

Chuyen gia Nga lo ngai bi mat sieu tang T-14 roi vao tay My-Hinh-5
Ảnh: Binh lính Ukraine đang kiểm tra chiếc T-90M bị quân Nga bỏ lại. 

Phương Tây có thể khai thác gì công nghệ của T-90M?

Chắc chắn, tháp pháo hàn của T-90M về cơ bản khác với những phiên bản tiền nhiệm của nó từ dòng T-90, vốn nổi tiếng từ lâu trên thế giới, giờ đây sẽ khơi dậy sự quan tâm tích cực của các kỹ sư và quân đội Mỹ.

Thiết kế của tháp pháo T-90M được cho là mang tính cách mạng, nhất là các tấm giáp xích và giáp lồng bảo vệ phần tháp pháo và phần dưới xe.

Cấu tạo khác biệt nữa là khoang chứa đạn, được đưa ra khỏi khoang chiến đấu và nằm ở phần đuôi tháp được pháo kéo dài như của phương Tây. Giúp đảm bảo an toàn cho kíp xe khi xe bị trúng đạn.

Còn rất nhiều điều mà người Mỹ chưa từng thấy trước đây, ví dụ như hệ thống điều khiển hỏa lực tự động Kalina (FCS).

Hệ thống Kalina kết nối các cảm biến thu thập thông tin, hệ thống điều khiển và thông tin chiến thuật cùng thiết bị trao đổi dữ liệu giữa chỉ huy và pháo thủ thành một hệ thống có sự trợ giúp của máy tính, giúp kíp lái của T-90M xử lý tình huống tốt hơn rất nhiều; nhất là khả năng nhận biết hình thái chiến trường.

Chuyen gia Nga lo ngai bi mat sieu tang T-14 roi vao tay My-Hinh-6
Ảnh: Hệ thống quan sát của trưởng xe T-90M của Nga bỏ lại tại Kharkov. . 

Hệ thống quan sát của T-90M là thiết bị ngắm đa kênh với các kênh ảnh nhiệt, quang điện và máy đo khoảng cách bằng laser, cũng như kênh điều khiển tên lửa phóng từ nòng pháo.

Nhưng có lẽ, "giải thưởng" giá trị nhất dành cho phương Tây sẽ là hệ thống bảo vệ chủ động "Afghanistan", được phát triển đặc biệt cho T-14 Armata. Nhưng do sự chậm trễ trong quá trình thử nghiệm T-14, nên Quân đội Nga đã lắp đặt nó trên chiếc T-90M đầu tiên.

Hệ thống phòng hộ "Afganit" được trang bị công cụ tìm mục tiêu bằng tia cực tím, camera hồng ngoại và radar AFAR phạm vi mở rộng. Tất cả những cảm biến này là để cảnh báo cho kíp xe về các mối đe dọa, không chỉ từ mặt đất mà còn từ trên không.

Ngoài ra hệ thống Afganit được tích hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina FCS để đồng thời kích hoạt tự động đạn lựu đánh chặn, tên lửa đối phương bắn tới xe tăng được bảo vệ..

Khi đạn tên lửa đối phương vượt qua được hệ thống Afganit, thì gặp lớp giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt, giúp tăng thêm 20% khả năng chống đạn xuyên lõm. ERA Relikt cũng chỉ mới đưa vào sử dụng năm 2006.

Nói cách khác, Nga đã mất một phương tiện chiến đấu hiện đại nhất; mặc dù chưa phải là “siêu tăng” T-14, nhưng cũng là họ hàng gần gũi nhất.

Chuyen gia Nga lo ngai bi mat sieu tang T-14 roi vao tay My-Hinh-7
Ảnh: Hệ thống thông tin liên lạc của chiếc T-90M của Nga bỏ lại tại Kharkov. 

Việc quân Nga để rơi vũ khí hiện đại vào tay đối phương là điều rất khó hiểu, khi các lực lượng pháo binh hoặc tên lửa Nga, hoàn toàn có thể tấn công phá hủy chiếc T-90M này sau khi kíp lái rút lui. Nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng, trong một cuộc chiến quy mô lớn, những tổn thất về vũ khí và con người gần như không thể tránh khỏi.

Ví dụ như Quân đội Mỹ ở Syria vào năm 2018. Vào đêm 14/4, Syria bị tấn công bởi tên lửa hành trình Tomahawk bắn từ các tàu Hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Vì lý do kỹ thuật, hai tên lửa hành trình Tomahawk đã không bay đến được mục tiêu và rơi xuống đất nguyên vẹn và rơi vào tay người Syria. Sau đó chúng được thu thập, đóng gói cẩn thận và gửi đến Moscow để “nghiên cứu”.

Bộ Tổng tham mưu của Nga khi đó ngay lập tức tuyên bố rằng, họ “rất biết ơn” những người bạn Syria về một “món quà” có giá trị như vậy.

Còn Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Viện "Công nghệ vô tuyến điện tử" Nga, Vladimir Mikheev thừa nhận rằng, các hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga được tạo ra, có sử dụng công nghệ thu được trong quá trình nghiên cứu các chiến lợi phẩm nhận được từ Syria.

Vì vậy, việc để mất chiếc T-90M vào tay Ukraine và tiếp theo là phương Tây, buộc các nhà thiết kế của Nga cần tiến về phía trước càng sớm càng tốt, cụ thể là sớm hoàn thiện thiết kế T-14 và cải tiến hệ thống Afghanistan, Kalina và một số công nghệ trên T-90M rơi vào tay phương Tây.

Tên lửa phòng không Barak 8 của Israel phù hợp với Đông Nam Á?

Tờ EurAsian Times của Ấn Độ cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Barak-8 do liên doanh Ấn Độ - Israel phát triển, có mức độ hiện đại rất cao so với giá thành.

Tên lửa phòng không Barak 8 của Israel phù hợp với Đông Nam Á?
Ten lua phong khong Barak 8 cua Israel phu hop voi Dong Nam A?

Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ báo chí Israel đưa tin gần đây cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-8 do Ấn Độ-Israel hợp tác phát triển, đã thu hút được nhiều khách hàng tại khu vực Đông Nam Á.

Tại sao Nga chưa dùng máy bay ném bom chiến lược tại Ukraine?

Sau hơn nửa năm của cuộc xung đột Nga-Ukraine, 123 máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga vẫn chưa thực sự thể hiện sức mạnh.

Tại sao Nga chưa dùng máy bay ném bom chiến lược tại Ukraine?
Tai sao Nga chua dung may bay nem bom chien luoc tai Ukraine?

Bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga

60 năm chinh chiến của pháo lựu 122mm D-30: Vẫn còn tiềm năng

Lựu pháo 122mm D-30 của Liên Xô dù 60 năm tuổi vẫn là một mẫu thiết kế thành công và tiếp tục được sử dụng bởi nhiều lực lượng - trong đó có cả Quân đội Nhân dân Việt Nam.

60 năm chinh chiến của pháo lựu 122mm D-30: Vẫn còn tiềm năng
60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang

Mẫu thiết kế pháo chiến thuật thành công

Tin mới