Chuyên gia Việt phát hiện 6 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng của Microsoft, Adobe

(Kiến Thức) - Chuyên gia Trần Văn Khang, Trưởng nhóm Phân tích mã độc, Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa được công nhận phát hiện 6 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng (Critical CVE) trên các phần mềm của Adobe và Microsoft.

Săn lỗ hổng bảo mật đẳng cấp được quốc tế ghi nhận
Chuyen gia Viet phat hien 6 lo hong bao mat nghiem trong cua Microsoft, Adobe
 
Ngày 14/9/2021, Adobe phát hành bản vá cho các lỗ hổng bảo mật của ứng dụng Adobe Framemaker trên nền tảng Windows. Trong đó, có ba lỗ hổng được phát hiện, báo cáo bởi chuyên gia Trần Văn Khang. Các lỗ hổng này đều được ghi nhận ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người dùng tại rất nhiều quốc gia bởi độ phổ biến, được sử dụng rộng rãi của ứng dụng.
Chuyen gia Viet phat hien 6 lo hong bao mat nghiem trong cua Microsoft, Adobe-Hinh-2
 
Ngay sau đó, ngày 15/9, Trần Văn Khang tiếp tục được Microsoft ghi nhận việc phát hiện và cảnh báo ba lỗ hổng bảo mật mức nghiêm trọng tồn tại trong ứng dụng thuộc bộ sản phẩm Microsoft 365 Apps for Enterprise. Các lỗ hổng này cho phép tin tặc lợi dụng, chiếm quyền điều khiển thiết bị nạn nhân, truy cập vào mạng lưới của tổ chức và thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh mạng nguy hiểm, có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Trong thời gian gần ba năm làm việc tại VinCSS, chuyên gia Trần Văn Khang đều đặn nghiên cứu, phát hiện và trở thành chủ nhân của tổng cộng 27 mã CVE. Các phát hiện lỗ hổng bảo mật của Trần Văn Khang phần lớn là trong các sản phẩm thuộc các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Adobe và những phần mềm diệt virus phổ biến của Trend Micro, McAfee, Bitdefender, ESET. Các phát hiện này đã giúp các hãng công nghệ này kịp thời khắc phục và loại bỏ mối nguy hiểm đe doạ hàng tỷ người dùng trên toàn cầu.
Chuyen gia Viet phat hien 6 lo hong bao mat nghiem trong cua Microsoft, Adobe-Hinh-3
 
Trước đó, vào tháng 4/2019, chuyên gia Trần Văn Khang đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ bảo mật cao cấp GREM (GIAC Reverse Engineering Malware: Kỹ thuật dịch ngược mã độc) do Học viện An ninh mạng SANS (Mỹ) chứng nhận. Việc đạt chứng chỉ bảo mật này chứng minh cho năng lực và khả năng làm việc ở đẳng cấp quốc tế của chuyên gia đến từ Việt Nam bởi độ khó của kỳ thi khiến không nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật trên thế giới có thể đạt được.
Chuyên gia Việt đóng góp cho cộng đồng an ninh mạng thế giới
Trong lĩnh vực an ninh mạng, việc tìm các lỗ hổng zeroday (thuật ngữ để chỉ những lỗ hổng phần mềm hoặc phần cứng chưa được biết đến và chưa được khắc phục) được coi là đóng góp có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi các lỗ hổng này thường chưa được các chuyên gia phát triển sản phẩm đó biết đến hoặc chưa có bản vá khắc phục. Bởi vậy, các hoạt động chủ động kiểm thử, tìm hiểu để phát hiện các lỗ hổng zeroday có vai trò quan trọng giúp các tổ chức kịp thời cập nhật phiên bản mới, hoàn thiện tính bảo mật cho sản phẩm và bảo vệ người dùng khắp thế giới trước các rủi ro trên không gian mạng.
Vì tính nghiêm trọng, ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu, các lỗ hổng bảo mật trên được được công nhận khắp thế giới và được đăng tải trên hệ thống National Vulnerability Database (nvd.nist.gov) của Viện tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Mỹ (NIST).
Chia sẻ về những thành tích của mình, chuyên gia Nguyễn Văn Khang (Trưởng nhóm Phân tích mã độc, Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS (Tập đoàn Vingroup) cho biết: “Môi trường Internet được đảm bảo an toàn là điều kiện cốt yếu để nền kinh tế số phát triển bền vững, bởi vậy tôi rất vui, tự hào vì bản thân mình cùng các đồng nghiệp được đóng góp công sức vào quá trình ấy. Những ghi nhận của cộng đồng bảo mật trong nước và quốc tế là nguồn động lực lớn cho tôi tiếp tục cố gắng, cọ xát để có nhiều đóng góp giá trị hơn.”
Những thành tích nổi bật của Trần Văn Khang cũng như thông tin các chuyên gia bảo mật người Việt phát hiện điểm yếu trong các hệ thống lớn như Oracle, D-Link, Vmware, Microsoft đã và đang khẳng định năng lực toàn cầu của đội ngũ an ninh mạng Việt Nam.
Bên cạnh việc nghiên cứu phát triển, cung cấp các sản phẩm ra thị trường, các công ty an ninh mang Việt Nam trong đó có VinCSS đã và đang dành nguồn lực nhằm góp phần bảo vệ nền kinh tế số, không gian mạng. Những kết quả tích cực và sự ghi nhận của cộng đồng an ninh mạng thế giới chính là động lực để các chuyên gia Việt tiếp tục nỗ lực, đóng góp các nghiên cứu giá trị trong tương lai.

(*) CVE (Common Vulnerabilities and Exposures) là định danh chuẩn hóa cho các lỗ hổng bảo mật trên toàn cầu. CVE cung cấp các điểm tham chiếu là cơ sở để đánh giá lỗ hổng bảo mật và công cụ, dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp. Hầu hết các tổ chức trên khắp thế giới đã sử dụng CVE như một tiêu chuẩn tư vấn bảo mật. CVE hiện đang được duy trì, giám sát và công bố bởi The MITRE Corporation, tổ chức uy tín nhất thế giới về việc lưu trữ danh sách các lỗ hổng bảo mật, cũng như cung cấp hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình xử lý để đảm bảo CVE phục vụ lợi ích cộng đồng.

 

Thị trường chuẩn bị đón nhận "cơn bão" điện thoại Vsmart mới

(Kiến Thức) - Mới đây, VinSmart rò rỉ thông tin sẽ sớm tung ra thị trường hàng loạt điện thoại Vsmart mới. Máy có thể được tích hợp 5G và chạy con chip SnapDragon 215 đầu tiên trên thế giới.

Thi truong chuan bi don nhan
Cuối năm 2018, VinSmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ra mắt 4 sản phẩm smartphone tầm trung, giá rẻ: điện thoại Vsmart Joy và Vsmart Active, từ 2,5 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng. Chỉ sau 6 tháng, giờ đây VinSmart lại chuẩn bị tiếp tục tung ra thị trường 4 mẫu máy thế hệ tiếp theo. 
Thi truong chuan bi don nhan
Theo một nguồn tin đã xác nhận, các 4 mẫu máy thế hệ mới này vẫn sẽ nhắm vào phân khúc khách hàng tầm trung. Đặc biệt nhất, sẽ có một chiếc  Vsmart được trang bị con chip SnapDragon 215. Nó sẽ là smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị bộ vi xử lý này. 
Thi truong chuan bi don nhan
 SnapDragon 215 được trang bị 4 nhân ARM Cortex-A53. Nó có thể đạt hiệu năng cao hơn 50% so với SoC thế hệ trước. Điểm quan trọng nhất, SnapDragon 215 là con chip 2-serie đầu tiên của Qualcomm, được thiết kế trên nền tảng 64-bit, hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm hiệu suất hoạt động khác biệt hoàn toàn cho các dòng máy tầm trung.
Thi truong chuan bi don nhan
 Điểm ấn tượng của Qualcomm 215 là việc tích hợp Hexagon DSP, được thiết kế để hỗ trợ phát nhạc lên đến hơn 5 ngày. Ngoài ra, chip đồ họa tích hợp trên Qualcomm 215 là Adreno 308 GPU hỗ trợ thiết bị phát video lên tới hơn 10 tiếng. Chip cũng tương thích với công nghệ sạc nhanh Qualcomm Quick Charge, cho thời gian nạp nhanh hơn 75%.
Thi truong chuan bi don nhan
Dù SnapDragon 215 không phải là một con chip có hiệu năng cao mạnh mẽ, tuy nhiên nó vẫn chứng tỏ việc hợp tác rất chặt chẽ của hãng điện thoại Việt Nam, với nhà sản xuất SoC di động hàng đầu thế giới Qualcomm, để biến smartphone Vsmart thành hãng đầu tiên trang bị con chip này. 
Thi truong chuan bi don nhan
Ngoài 2 dòng Vsmart Joy và Vsmart Active đang bán trên thị trường, VinSmart hứa hẹn sẽ trình làng dòng điện thoại mới, với mã Vsmart Bee. Chiếc điện thoại được dự đoán sẽ có màn hình tràn viền, không tai thỏ, không giọt nước. 
Thi truong chuan bi don nhan
Trước đó, vào tháng 6/2019 vừa qua, VinSmart cũng rầm rộ công bố thông tin hợp tác cùng Fujitsu Nhật Bản và Qualcomm Mỹ, phát triển các mẫu điện thoại sử dụng nền tảng di động 5G. Chiếc Vsmart 5G này sẽ được sản xuất hoàn toàn trong khu công nghệ cao Hòa Lạc và dự kiến bán ra tại thị trường Mỹ, châu Âu cùng các thị trường khác từ tháng 4/2020. 

Video Đây là Vsmart Live Snapdragon 675 giá rẻ hơn Xiaomi - Nguồn: Dương Dê@Youtube

Vingroup là 1 trong 34 công ty đạt xác thực bảo mật Fido2 toàn cầu

(Kiến Thức) - Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa đạt chứng chỉ FIDO2 cho sản phẩm khoá xác thực: VinCSS FIDO2 Authenticator do Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới (FIDO Alliance) chứng nhận. Với kết quả này, Vingroup đã trở thành 1 trong 34 công ty trên thế giới có khả năng sản xuất và làm chủ công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực xác thực bảo mật.

Vingroup la 1 trong 34 cong ty dat xac thuc bao mat Fido2 toan cau
 

FIDO2 là thuật ngữ bao quát cho bộ thông số kỹ thuật mới nhất của Liên minh FIDO Alliance. FIDO2 cho phép người dùng tận dụng các thiết bị phổ biến để dễ dàng xác thực các dịch vụ trực tuyến trong cả môi trường di động và máy tính để bàn. Trên thế giới hiện có 13 quốc gia có khả năng làm chủ công nghệ và sản xuất được sản phẩm khoá xác thực đạt chuẩn FIDO2, đứng đầu là các quốc gia có nền công nghệ phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Anh, Đức.

CEO VinCSS: Đã đến lúc cho “mật khẩu” vào viện bảo tàng

(Kiến Thức) - Sau Apple, Google, Microsoft..., Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa trở thành 1 trong 34 công ty trên thế giới có khả năng sản xuất và làm chủ công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực xác thực bảo mật.

CEO VinCSS: Da den luc cho “mat khau” vao vien bao tang
Ông Đỗ Ngọc Duy Trác – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS (Tập đoàn Vingroup) cho biết: Sản phẩm đầu tiên của VinCSS FIDO2 Authenticator là phiên bản USB sẽ ra mắt năm 2020. 

Tin mới