Chuyện giờ mới kể của 2 ngư dân thoát khỏi tay thần biển

(Kiến Thức) - Giữa lúc sự sống và cái chết thật mong manh, đã có phép nhiệm màu cứu sống anh Hồ Vĩnh Lai và Vũ Văn Hà trên con tàu tử thần.

Hơn 30 giờ vật lộn với biển cả

Khoảng 17h30 chiều 30/11, chiếc tàu cập bến Lạch Quèn (xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) chở 2 ngư dân sống sót kỳ diệu trở về từ con tàu tử thần.

Bà con chòm xóm đến chia vui với gia đình anh Lai và anh Hà.
Bà con chòm xóm đến chia vui với gia đình anh Lai và anh Hà.
Nét mặt còn sợ hãi, anh Lai kể lại những giây phút kinh hoàng: “Tàu rời đất liền 10 ngày, khi tàu đến vùng biển Hà Tĩnh là 4h sáng rạng ngày 28/11 (cách đất liền khoảnh chừng 88 hải lý) thì bất ngờ gặp gặp mưa, gió giật rất mạnh khiến lưới trên tàu bay xuống làm nghiêng tàu, nước biển bắt đầu tràn vào, người múc nước người thì điện đàm phát tín hiệu kêu cứu nhưng không kịp. 10 anh em trên tàu hoảng loạn đã bấu víu một tấm xốp rộng khoảng 2m2, dày 1m. Biết chắc là chết nhưng vẫn động viên nhau sẽ có tàu đến cứu, trong khi trên tàu chỉ có 2 cái phao, cứ thế thay nhau mặc khi yếu sức”. Hơn 4 giờ vật lộn với sóng biển cộng thêm cái đói, anh Nguyễn Văn Khiêm (17 tuổi) đã kiệt sức, luội đi không thể bám vào chiếc phao rồi dần dần chìm xuống đại dương. Tiếp đến là anh Hồ Vĩnh Thế (32 tuổi, em trai anh Lai) cũng kiệt sức và không chịu được cái lạnh, anh lịm dần. 8 người còn lại tiếp tục ngâm mình trong nước biển chống chọi với lạnh cóng, gió, mưa dầm và sợ hãi. 

Đến ngày 28/11, những người còn lại bắt đầu kiệt sức, tê cứng người và buông tay khỏi tấm xốp chìm xuống biển. Khoảng 19 giờ, trời tối mịt, lúc này chỉ còn lại 3 người, tuy nhiên ông Phạm Thanh Ngoan (SN 1963, xã Quỳnh Nghĩa) không còn chống chọi nổi và buông tay chìm vào biển cả.

“Còn lại tôi với anh Hà. Hai anh em nói với nhau không biết mình có cơ hội sống sót về với gia đình nữa không. Được ngày nào hay ngày đó, để chống chọi thêm cái đói, anh anh em đã xé từng miếng xốp ăn. Ngoài ra xốp có tác dụng làm nổi người, khỏi cứng chân tay và miệng. Trong cơn tuyệt vọng hai anh phát hiện một tàu đánh cá cách chúng tôi khoảng 500m, lúc đó 15h ngày 29/11. Không còn sức kêu cứu, chiếc tàu cứ trôi đi theo hướng chúng tôi thì họ phát hiện ra và đưa anh em lên tàu sơ cứu, sưởi ấm. Đúng là đã có một phép nhiệm màu cứu sống 2 anh em. Chậm tý nữa là tôi không còn được gặp gia đình”, anh Lai nhớ lại".

Nước mắt nghẹn đắng trong phút giây trùng phùng

Nhận được tin, 2 trong 10 ngư dân sống sót kỳ diệu trở về từ con tàu gặp nạn. Hàng trăm người dân đã có mặt tại cảng Lạch Quèn, mắt luôn dõi ra biển chờ 2 ngư dân. Trong tiếng khóc vỡ òa, người thân đã lao đến ôm chầm lấy anh Hồ Vĩnh Lai (SN 1979, trú tại xóm Tân An, xã An  Hòa) và anh Vũ Văn Hà (SN 1982, trú tại xóm Thành Công, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Ngư dân Nguyễn Văn Hà vừa bước lên khỏi tàu, người mẹ già đã chạy đến ôm lấy con, khóc không thành lời: “Có phải Hà đây không con?". "Con đã về đây mẹ! Nhưng mọi người trên tàu sẽ không trở về nữa mẹ ơi. Trong vòng vây hàng trăm người chạy đến anh khóc nức nở…”.

Anh Lai trở về từ “cõi chết”.
Anh Lai trở về từ “cõi chết”. 
Bà Hồ Thị Lài (74 tuổi, mẹ của 2 người con (Lai và Thế) một người trở về, một người mãi nằm vào lòng biển ngồi thẫn thờ. Chị Nguyễn Thị Phương (vợ anh Thế) đau đớn tột cùng, ngất lịm bên bàn thờ chồng. Đứa con trai 4 tuổi, tay cầm gậy đứng thẩn thờ trước bàn thờ cha mà không hay rằng, cha đi biển lần này đã không về nữa. Trong khi đó, người con gái 11 tuổi biết cha đã ra đi không trở về, ôm lấy bà khóc nức nở gọi cha.   

Tối ngày 30/11, tiếng khóc não nề vẫn vang vọng nơi xóm chài nghèo ven biển. Hai ngư dân may mắn sống sót trở về đoàn tụ với gia đình người thân như một sự kỳ diệu trước biển cả. Ngày ra đi 10 nhưng ngày trở về chỉ còn 2. Đối với nghề đi biển, sự sống và cái chết thật mong manh nhưng người dân nơi đây dù biết cũng đành ngậm ngùi bám trụ.

Mưu sinh cùng “tử thần”

Vì cuộc sống, họ phải chui vào hầm lò than sâu cả trăm mét mà bảo hộ lao động cho họ chỉ là tấm lưng trần cùng đầu “đội” tóc...

Công ty CP Than Khoáng Sản Kim Bôi tiền thân là Khoáng sản Hòa Bình (1960), với diện tích 17 ha, gồm có 10 lò.
Công ty CP Than Khoáng Sản Kim Bôi tiền thân là Khoáng sản Hòa Bình (1960), với diện tích 17 ha, gồm có 10 lò.

Người vẽ trạng cuối cùng làng Huỳnh Công

(Kiến Thức) - Ở làng trạng Huỳnh Công, xã Vĩnh Tú hiện nay chỉ còn lại duy nhất ông Trần Hữu Chư biết vẽ tranh trạng dựa theo những câu chuyện tiếu lâm hằng ngày... 

Có lẽ câu chuyện của chúng tôi với những người quản lý văn hóa địa phương sẽ không dài thêm nếu chỉ nói về việc không có người kế tục việc vẽ trạng, mà còn tiếc nuối đến rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh nghệ nhân cuối cùng phải dùng cả que tre để vẽ, tấm lịch làm tranh...
Dùng tre làm... bút vẽ

Tin mới