“Chuyên luận nhỏ về những phẩm hạnh lớn”: Sách Triết học bán chạy nhất

Spinoza từng nói, truyền dạy phẩm hạnh tốt hơn là lên án thói hư tật xấu: niềm vui tốt hơn nỗi buồn, ngưỡng mộ tốt hơn khinh thị, gương sáng tốt hơn điều xấu hổ.

 “Chuyên luận nhỏ về những phẩm hạnh lớn”: Sách Triết học bán chạy nhất
Phẩm hạnh là gì? Đó là một hoạt lực đang hành động hoặc có khả năng hành động. Chẳng hạn phẩm hạnh của một cây thuốc hay của một loại thuốc là chữa bệnh, phẩm hạnh của một con dao là chặt cắt, phẩm hạnh của một con người là mong muốn và hành động theo nhân tính.
“Chuyen luan nho ve nhung pham hanh lon”: Sach Triet hoc ban chay nhat
 Cuốn sách "Chuyên luận nhỏ về những phẩm hạnh lớn" được đánh giá là cuốn sách Triết học bán chạy nhất từ trước tới nay. 
Những ví dụ này được các triết gia Hi Lạp đưa ra nhằm khái quát điều căn bản của phẩm hạnh: đó là một hoạt lực, nhưng là một hoạt lực đặc thù. Phẩm hạnh của cây trị điên khác phẩm hạnh của cây độc cần, phẩm hạnh của con dao khác phẩm hạnh của cái lưỡi xới, phẩm hạnh của con người khác phẩm hạnh của con hổ hay con rắn. Phẩm hạnh của một vật là cái làm nên giá trị của vật đó, nói cách khác, là khả năng ưu việt của riêng nó: con dao tốt là con dao chặt cắt sắc bén, phương thuốc tốt là phương thuốc chữa bệnh hiệu quả, thuốc độc tốt là thuốc độc làm chết nhanh…
Vấn đề không phải đưa ra các bài học đạo đức mà là giúp cho mỗi chúng ta trở thành người thầy của riêng mình và là thẩm phán duy nhất của mình. Nhằm mục đích gì? Để nhân đạo hơn, mạnh mẽ hơn, dịu dàng hơn. Phẩm hạnh là uy lực, là tinh túy, là sự đòi hỏi cao. Phẩm hạnh là những giá trị tinh thần của chúng ta, những giá trị đã được hóa thân và trải nghiệm qua hành động: những giá trị vừa nhiều như những hạn chế mà chúng ta phải đấu tranh hay uốn nắn, vừa đặc biệt như mỗi cá nhân chúng ta.
Cuốn sách triết học bàn về 18 phẩm hạnh của con người (lễ phép, chung thủy, cẩn trọng, tiết độ, quả cảm, công bằng, hào hiệp, trắc ẩn, khoan dung, biết ơn, khiêm nhường, đơn giản, bao dung, thuần khiết, dịu dàng, thành thực, hài hước, tình yêu).
“Chuyen luan nho ve nhung pham hanh lon”: Sach Triet hoc ban chay nhat-Hinh-2
Đọc “Chuyên luận nhỏ về những phẩm hạnh lớn”, người đọc sẽ có dịp tiếp cận hầu hết các triết gia nổi tiếng xuyên suốt mọi thời đại. 
Cuốn sách mở đầu bằng một phẩm hạnh chưa hẳn thuộc về đạo đức là lễ phép và kết thúc bằng một phẩm hạnh không còn thuộc về phạm trù đạo đức là tình yêu. Đây được xem là chủ ý của tác giả và đã được cân nhắc kĩ. Thứ tự các danh mục còn lại cũng không phải hoàn toàn ngẫu nhiên: chúng được sắp xếp theo cảm quan hay những yêu cầu về giáo dục học, đạo đức học và mĩ học chứ không theo ý muốn mang tính suy luận hay trật tự trên dưới. Một chuyên luận về phẩm hạnh không phải là một hệ thống phân loại đạo đức, nhất là với một chuyên luận khiêm tốn như thế này; vấn đề đạo đức ở đây được đề cập dưới góc độ ứng dụng hơn là lí thuyết, sinh động hơn là tự biện. Vả chăng, nói đến đạo đức thì việc áp dụng vào cuộc sống chẳng phải là quan trọng nhất hay sao?
Đọc “Chuyên luận nhỏ về những phẩm hạnh lớn”, người đọc sẽ có dịp tiếp cận hầu hết các triết gia nổi tiếng xuyên suốt mọi thời đại, từ Aristote, Spinoza, Epicure đến Motaigne, Kant, Nietzsche, Alain hay Sartre…
Ngay khi xuất hiện năm 1995, sách đã gây được tiếng vang lớn, là cuốn sách về triết học bán chạy nhất từ trước tới nay. Tiếp đến là hàng loạt lần tái bản dưới các hình thức khác nhau ở các nhà xuất bản khác nhau: PUF (1999), SEUIL (2001, 2006), POINTDEUX (2011), POINTS (2014), LIVRE DE POCHE (2018). Ngoài ra, nhà xuất bản LIVRAPHONE cho ra mắt hai phiên bản sách nói MP3: năm 2005, năm 2008.

Andre Comte-Sponville: Cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm, thạc sĩ triết học. Andre Comte-Sponville giảng dạy tại trường Đại học Paris 1 (Panthéon-Sorbonne). Ông có hai tác phẩm khác được PUF xuất bản là Luận về thất vọng và thanh thản và Từ điển triết học.

Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh

Người ta có thể quên nhiều điều trong Đạo đức kinh, nhưng có lẽ bất cứ ai đã yêu thích, từng đọc sách này đều khó có thể quên những câu nói nổi tiếng trong sách

Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh
Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo là ba dòng phái tinh thần-tư tưởng lớn, mà cội nguồn sâu xa của chúng gắn chặt với những cái tên đã rất quen thuộc là Phật, Khổng, Lão, không ngừng chảy một cách âm ỉ, nhiều khi bùng lên rất mãnh liệt trong văn hóa phương Đông. Những dòng chảy ấy có khi tách riêng ra, nhưng nói chung thường kết hợp, quyện hòa vào nhau rất chặt chẽ, đã và đang ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn đến đời sống con người phương Đông và có thể cả những khu vực khác của thế giới, cả về tinh thần và hiện thực…

“Kinh tế học Phật giáo”: Hướng đi minh triết cho ngành kinh tế chính trị

Trong cuốn sách “Kinh tế học Phật giáo”, Giáo sư Clair Brown cho rằng, chúng ta sống như thế nào và hạnh phúc như thế nào đều do kinh tế tác động.

“Kinh tế học Phật giáo”: Hướng đi minh triết cho ngành kinh tế chính trị
Khi những nhà tâm lí học nghiên cứu về cái gì làm cho con người hạnh phúc, họ nhận thấy rằng con người làm một việc tốt cho người khác thì người đó cảm thấy hạnh phúc hơn.

"Siêu lý tình yêu" - Bộ Triết học tình yêu kinh điển của Vladimir Soloviev

Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.

"Siêu lý tình yêu" - Bộ Triết học tình yêu kinh điển của Vladimir Soloviev
Nổi tiếng bởi nền văn học kỳ vĩ của mình, nước Nga cũng có một nền triết học sâu sắc và độc đáo, nhuần thấm bản sắc dân tộc và chan chứa ý nghĩa toàn nhân loại. Trong dòng chủ lưu, đó là triết học tâm linh - tín ngưỡng, triết học về cái thiêng, cái chân tồn và vĩnh tồn, về những lợi ích và mục tiêu cao nhất của nhân sinh.

Tin mới