Chuyện ly kỳ về chiếc “chén tám phần” cổ nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Thoạt nhìn, chiếc chén cũng giống như những vật dụng uống trà, uống rượu thông thường khác. Nhưng điều  làm nên sự nổi tiếng của "chén tám phần" lại nằm ở công năng kỳ lạ chưa có lời giải suốt bao năm qua. 

Chuyện ly kỳ về chiếc “chén tám phần” cổ nhất Việt Nam
Không chỉ dừng lại ở một chiếc chén sinh hoạt hằng ngày của người dân phố Hội mà trên hết "chén tám phần" hay chén Khổng Tử còn là món cổ vật quý giá của dòng họ Lê tại nhà cổ Tấn Ký (ngụ số 101, đường Nguyễn Thái Học, TP.Hội An), là một minh chứng điển hình cho sự uyên thâm và triết lí nhân sinh sâu sắc của người xưa.

Lạ lùng "chén tám phần'

Khi du khách đến thăm nhà cổ Tấn Ký, ngoài lối kiến trúc cổ kính độc đáo được lưu giữ gần như trọn vẹn suốt hơn 200 năm, điều làm nhiều du khách trầm trồ không dứt chính là bộ sưu tập chén bát, đĩa, bình cổ lên tới hàng trăm chiếc được gia đình nhà họ Lê - chủ nhà Tấn Ký trưng bày, giới thiệu. Giữa hàng trăm món cổ vật giá trị, chiếc chén Khổng Tử nổi bật lên như một món bảo vật quý của dòng họ bao đời. Nước men không quá đặc biệt, “tuổi đời” cũng không hẳn cao hơn những cổ vật khác, sự độc đáo của chiếc chén cổ nằm ở công năng kì lạ chưa ai giải thích được, cũng như những bài học thâm trầm theo thời gian năm tháng của người xưa.

Toàn cảnh chén Khổng Tử.
 Toàn cảnh chén Khổng Tử. 
Theo lời bà Tân Xuân, dâu đời thứ 6 của tộc Lê lưu giữ chén quý, món cổ vật quý của gia đình được cụ tổ sưu tầm được từ hơn 200 trước. Trước khi được một chuyên gia về đồ cổ của Nhật giúp xác định niên đại và tìm hiểu lai lịch, chiếc chén nhỏ được gia đình gọi là chén "tám phần" hay chén không đầy. Cái tên đơn giản, nhưng bật lên được sự độc đáo lạ kì ẩn chứa đằng sau vật quý.

Thoạt nhìn, chiếc chén cũng giống như những chiếc chén uống trà, uống rượu thông thường khác, chỉ lạ hơn chút xíu ở bức tượng hình ông tiên nhô lên giữa lòng chén. Ngay dưới chân ông tiên là một lỗ thoát nước nhỏ thông với đáy chén phía ngoài. Đây cũng là nơi cất giấu những mấu chốt của bí mật, là nguồn gốc cho những điều thêu dệt kì bí về những bí mật ẩn giấu đằng sau chiếc chén cổ của người xưa.

Dưới đáy chén có một lỗ nhỏ.
 Dưới đáy chén có một lỗ nhỏ. 

Vừa từ từ rót nước vào chén, bà Xuân vừa giải thích: "Chén có tên là chén tám phần bởi nó chỉ chấp nhận 8 phần nước, rót nhiều hơn chút xíu là nó đổ đi ngay".

Khi vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng, rồi thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.
 Khi vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng, rồi thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.

Mực nước lên đến 8 phần chén, ngập khoảng đến cổ ông tiên, bà dừng lại, nước vẫn được giữa trong chén bình thường. Nhưng, khi bà Xuân vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng. Thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.

Giải mã lời dạy thâm sâu của cao nhân

Theo những lời giới thiệu của gia đình họ Lê với du khách xa gần, chiếc chén quý của gia đình có nguồn gốc từ Trung Hoa, do cụ tổ mua được từ những thương nhân bên đó sang buôn bán. Đây là món đồ gắn liền với vị triết gia nổi tiếng Khổng Tử. Tương truyền, trong một lần đi qua sa mạc, Khổng Tử vừa đói vừa khát tưởng chừng sắp chết. May mắn thay, ông gặp một ông lão và được dẫn tới một ao nước, cho một cái chén để múc nước uống. Đương lúc khát khô, Khổng Tử xuống múc một chén nước đầy nhưng vừa đưa đến miệng thì nước chảy sạch đi không còn giọt nào. Sau vài lần như thế, ông hiểu ra rằng muốn uống được nước thì chỉ múc lưng chừng. Về sau, Khổng Tử hình thành nên thuyết Trung dung, chủ trương con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa, không thái quá. Nội dung thuyết này khá khó hiểu với người đời, nên các môn đệ của ông đã làm ra chiếc chén không đầy như trên để người đời dễ hiểu và làm theo.

Bên cạnh chén Khổng Tử, hiện nhà cổ Tấn Ký còn có nhiều đồ cổ khác.
Bên cạnh chén Khổng Tử, hiện nhà cổ Tấn Ký còn có nhiều đồ cổ khác. 
Giữ mình vừa phải, tránh sa vào những suy nghĩ thái quá, cực đoan mà dẫn tới những điều không hay, những hành động không đúng mực... là bài học thâm trầm được người xưa khéo gửi gắm trong chiếc chén cổ. Có ít, vừa phải thì đủ để tận hưởng, nhưng tham lam quá thì lắm khi lại trở về con số 0, như dòng nước trôi tuột đi không cảm xúc.

Theo một chuyên gia Nhật Bản được gia đình họ Lê nhờ xác định niên đại, chiếc chén Khổng Tử có từ 550-600 năm về trước. Như vậy là từng ấy thời gian, những bài học uyên thâm đó lặng lẽ đi cùng năm tháng, trải qua bao luân lạc thăng trầm cùng chiếc chén rồi đến tay và nằm yên vị trong những món đồ gia bảo của một tộc họ lâu đời bên bến sông Hoài. Cũng theo ông Lê Dũng, chủ nhân đời thứ 6 của nhà Tấn Ký, nhiều chuyên gia nghiên cứu đồ cổ khi đến đây đều khẳng định, đây là chén Khổng Tử có niên đại cổ nhất Việt Nam hiện nay.

Còn nhiều món đồ quý thất lạc
“Bên cạnh chén Khổng Tử, tại nhà cổ Tấn Ký còn có chiếc tô và bình hoa bằng ngọc. Chiếc tô ngọc mỗi khi rót nước vào thì nước trong tô nổi sóng lăn tăn không dứt, thậm chí có lúc cuộn như sóng biển nhưng rất tiếc món đồ này đã bị thất lạc trong chiến tranh. Với những chiếc bình ngọc, khi cắm vào thì hoa có thể tươi lâu cả mười ngày, nửa tháng như vừa được hái. Một thời gian sau thì cũng bị mất tích và lưu lạc.” - Ông Lê Dũng, chủ nhân đời thứ 6 của nhà Tấn Ký còn cho biết thêm.

Tiết lộ mới về Chén Thánh huyền thoại của chúa Jesus

(Kiến Thức) - Hai chuyên gia nghiên cứu lịch sử Tây Ban Nha khẳng định đã tìm thấy Chén Thánh chúa Jesus dùng trong Bữa tối Cuối cùng và nó đang ở Tây Ban Nha.

Tiết lộ mới về Chén Thánh huyền thoại của chúa Jesus
Từ những cuộn giấy cổ của người Ai Cập, nhà nghiên cứu lịch sử Trung cổ Margarita Torres và nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Jose Manuel Ortega del Rio (người Tây Ban Nha) đã khẳng định chiếc chén bằng vàng hơn 1.000 năm tuổi được trưng bày trong nhà thờ San Isidoro ở thành phố Leon chính là Chén Thánh huyền thoại mà cả thế giới tìm kiếm suốt một thời gian dài.
Từ những cuộn giấy cổ của người Ai Cập, nhà nghiên cứu lịch sử Trung cổ Margarita Torres và nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Jose Manuel Ortega del Rio (người Tây Ban Nha) đã khẳng định chiếc chén bằng vàng hơn 1.000 năm tuổi được trưng bày trong nhà thờ San Isidoro ở thành phố Leon chính là Chén Thánh huyền thoại mà cả thế giới tìm kiếm suốt một thời gian dài. 

Bất ngờ hàng trăm cổ vật vô giá mới phát lộ

(Kiến Thức) - Các chuyên gia phát hiện hàng trăm cổ vật ở Thụy Sĩ trong đó có nhiều thảm đẹp đến từ thời Pompeii.

Bất ngờ hàng trăm cổ vật vô giá mới phát lộ
Bat ngo hang tram co vat vo gia moi phat lo
Hàng trăm cổ vật giá trị trong đó có nhiều cổ vật đến từ thời Pompeii và nhiều nền văn minh cổ xưa khác mới được phát hiện ở Thụy Sỹ.  

Sự thật kinh ngạc về những cổ vật lạ lùng nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Một số cổ vật lịch sử độc đáo có niên đại hàng trăm năm tuổi ẩn chứa những bí mật bất ngờ.

Sự thật kinh ngạc về những cổ vật lạ lùng nhất lịch sử
Su that kinh ngac ve nhung co vat la lung nhat lich su
Các cổ vật lịch sử độc đáo ẩn chứa những bí ẩn to lớn, đánh đố nhân loại suốt nhiều năm. Trong số đó có trường hợp về Thánh sử Mark. Năm 828, thi thể của Thánh sử Mark bị lấy cắp tại ngôi mộ ở Alexandria, Ai Cập rồi mang đến thành phố Venice. Những tên trộm đã chứng kiến nhiều phép lạ xảy ra trên đường mang thi thể Thánh sử Mark đến Venice. Theo truyền thuyết, Thánh sử Mark đã trở thành vị thánh bảo trợ cho thành phố trên. Hiện hài cốt của Thánh sử Mark được bảo quản ở Thánh đường St Mark. 

Tin mới