Chuyến tàu đặc biệt trở về với chứng nhân vàng son đường sắt Việt Nam

Du khách được trải nghiệm hành trình xe lửa di sản qua Nhà máy xe lửa Gia Lâm là điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Chuyến tàu đặc biệt trở về với chứng nhân vàng son đường sắt Việt Nam
Tháng 11 này, chuyến tàu di sản đặc biệt trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội sẽ mang du khách đến Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, cũng chính là đưa họ trở về thời vàng son của ngành đường sắt Việt Nam.
Ẩn mình trong không gian sầm uất của phố phường Hà Nội, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, một di sản công nghiệp có quy mô bậc nhất từ thời Pháp thuộc, như một gã khổng lồ đứng nghiêm trang, lặng lẽ quan sát thế giới xung quanh trong một thế kỷ qua.
Chuyen tau dac biet tro ve voi chung nhan vang son duong sat Viet Nam
 Bên trong nhà máy xe lửa Gia Lâm.
Từng được coi như một trong ba nhà máy xe lửa lớn nhất Việt Nam, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm giờ đây đã hoen rỉ trong hoài niệm của những huy hoàng xưa cũ, dường như đang chờ đợi chuyến xe sứ mệnh cuối cùng.
Nhân chứng sống
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1905, nhằm làm 'đòn bẩy' cho ngành công nghiệp đường sắt thời đó.
Chuyen tau dac biet tro ve voi chung nhan vang son duong sat Viet Nam-Hinh-2
 Một đoàn tàu chở khách treo quốc kỳ Pháp ở sân ga Gia Lâm.
Nhà máy nằm tại giao điểm của 4 tuyến đường sắt phía Bắc: Gia Lâm - Đồng Đăng (163km, đi vào hoạt động năm 1902), Hà Nội - Hải Phòng (102km, hoạt động năm 1902), Hà Nội - Lào Cai (296km, hoạt động năm 1901; mở rộng đến Việt Trì năm 1903, đến Yên Bái năm 1904) và Hà Nội - Bến Thủy (326km, đi vào hoạt động năm 1905).
Theo nhà sử học, nhà nghiên cứu người Anh Tim Doling, ban đầu, nhà máy được xây dựng như một kho cơ khí, nơi bảo dưỡng và sửa chữa các đầu máy xe lửa. Nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử kháng chiến, nhà máy đã hoàn thành nhiệm vụ của mình như một “nhân chứng sống”.
Trong giai đoạn 1943 – 1945, công nhân nhà máy đã đứng ra điều hành phong trào đấu tranh cách mạng giành lại quyền kiểm soát từ tay người Nhật.
Năm 1954, công nhân nhà máy nắm bắt được ý đồ người Pháp muốn chuyển toàn bộ máy móc vào miền Nam nên đã từ chối tham gia quá trình này. Ngay sau khi chính phủ Việt Nam giành được quyền kiểm soát lại Hà Nội vào tháng 10-1954, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã vận hành trở lại vào ngày 10-10 dưới sự quản lý của chính phủ mới, với quy mô 430 công nhân.
Năm 1960, toa tàu diesel đầu tiên mang tên Độc Lập được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công bởi công nhân tên Quang Thành thuộc Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.
Trong giai đoạn từ 1965-1968, nhà máy đã trải qua 6 cuộc không kích lớn. Nhiều khu vực của nhà máy bị bom Mỹ tàn phá. Trong 4 năm này, dù bị không kích nhưng nhà máy vẫn đạt chỉ tiêu đề ra khi sửa chữa 100 đầu máy, 600 toa tàu; phát minh 100 đầu máy xe lửa, nâng cấp 200 toa tàu, 115 cây cầu để đảm bảo cơ sở hạ tầng quốc gia phục vụ chiến tranh.
Nhà máy không chỉ có nhiệm vụ chuyển hàng hóa, với mạng lưới đại lý rộng khắp, mà còn góp phần vào sự dịch chuyển của các nền văn hóa và tư tưởng tiến bộ đi khắp Việt Nam.
'Đánh thức' Nhà máy xe lửa Gia Lâm đang tạm 'ngủ yên'
Sau giai đoạn thịnh vượng cuối thế kỷ XX, cùng với sự đi xuống của ngành đường sắt, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm bắt đầu rơi vào cảnh khó khăn. Doanh thu trước đây chủ yếu đến từ việc đóng đầu máy, toa xe... đã sụt giảm đáng kể khi tàu hỏa không thể cạnh tranh được với những loại hình vận tải khác.
Để bắt kịp nhịp sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa, người dân thủ đô đã lựa chọn những phương tiện tiện lợi hơn. Từ lẽ đó, Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã lặng lẽ lui dần về phía sau cùng với ngành đường sắt.
Tưởng chừng Nhà máy Xe lửa Gia Lâm sẽ chìm vào quên lãng nhưng bất chợt vị “chứng nhân” lịch sử ấy bỗng bất ngờ được nhắc đến. Với những ai từng gắn bó với nhà máy này, khi gợi nhớ về nó, đều trào dâng những cảm xúc khó tả.
Có thể, trong tương lai gần, những di sản lịch sử để lại của Nhà máy sẽ bị di dời và có nguy cơ bị bào mòn dưới áp lực tái phát triển đô thị. Tuy nhiên, không chỉ người dân Hà Nội mà nhân dân Việt Nam luôn tin và kỳ vọng Nhà máy xe lửa Gia Lâm sẽ lại “hồi sinh”.
Nhà máy xe lửa Gia Lâm là nơi diễn ra đêm khai mạc, bế mạc lễ hội "Thiết kế Sáng tạo Hà Nội"
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 với chủ đề "Dòng chảy" diễn ra từ ngày 17 đến 26-11. Trong đó, Nhà máy xe lửa Gia Lâm là nơi diễn ra đêm khai mạc, bế mạc lễ hội, cùng hàng loạt sự kiện âm nhạc, thời trang, nghệ thuật độc đáo, các hội thảo, workshop, hội chợ, vui chơi, trưng bày về lịch sử nhà ga…
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ tổ chức chuyến tàu đặc biệt phục vụ khách tham quan Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm từ ngày 17-11 tới đây.
Theo đó, VNR phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội lập riêng đoàn tàu từ Hà Nội đến Gia Lâm và ngược lại để phục vụ khách tham quan với giá vé hấp dẫn, chỉ 20.000 đồng/vé/lượt.
Từ 17-11 đến hết ngày 26-11, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức chạy 3 đôi tàu LH1/LH2, LH3/LH4, LH5/LH6.
Cụ thể, hành trình của các chuyến tàu là Ga Hà Nội - Ga Long Biên - Ga Gia Lâm và ngược lại. Mức giá cho 1 lượt là 20.000 đồng.
Người dân và du khách có thể truy cập mua vé tại website: http://www.dsvn.vn hoặc tại các nhà ga, các đại lý bán vé trên toàn quốc.

Sự thật thú vị tháp đồng hồ Big Ben người “thạo tin” chưa chắc biết

Tháp đồng hồ Big Ben nằm trong Di sản Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1987. Đứng cạnh bên dòng sông Thames thơ mộng, tháp Big Ben sừng sững như một nhân chứng sống của lịch sử nước này.

Sự thật thú vị tháp đồng hồ Big Ben người “thạo tin” chưa chắc biết
Su that thu vi thap dong ho Big Ben nguoi “thao tin” chua chac biet

Tháp đồng hồ Big Ben được xem là biểu tượng của nước Anh. Đây là tên thường gọi của tháp đồng hồ cung điện Westminster, trong đó Big Ben là quả chuông lớn nhất (nặng khoảng 13,5 tấn) trong số 5 quả chuông của tòa tháp. Nguồn: Vietravel.

 

Hà Nội: 9 cơ sở nhà, đất nào trong danh sách phải di dời?

Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty thuốc lá Thăng Long, Nhà Máy xe lửa Gia Lâm, Tổng kho xăng dầu Đức Giang... nằm trong danh sách 9 cơ sở nhà, đất phải di dời.

Hà Nội: 9 cơ sở nhà, đất nào trong danh sách phải di dời?
Ha Noi: 9 co so nha, dat nao trong danh sach phai di doi?
 UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định số 3952/QĐ-UBND về việc ban hành Danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn (đợt 1). Theo đó, 9 cơ sở nhà, đất sẽ phải di dời trong vòng 5 năm kể từ khi UBND Thành phố phê duyệt danh mục.
Ha Noi: 9 co so nha, dat nao trong danh sach phai di doi?-Hinh-2
 Theo quyết định này, 9 cơ sở nhà đất do các doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng không phù hợp quy hoạch phải di dời thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công gồm: Công ty In báo Nhân dân Hà Nội (15 Hàng Tre, Hoàn Kiếm): theo quy hoạch, khu đất có chức năng đất hỗn hợp.

Di dời Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty Thuốc lá Thăng Long trong 5 năm

Cùng với 7 cơ sở sản xuất, kinh doanh khác, nhà máy Bia Hà Nội và Công ty Thuốc lá Thăng Long phải di dời khỏi nội đô trong 5 năm tới.

Di dời Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty Thuốc lá Thăng Long trong 5 năm
Cụ thể, UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về danh mục 9 cơ sở nhà đất phải di dời khỏi khu vực nội đô theo quy hoạch trên địa bàn thành phố đợt 1.
Theo đó, 9 cơ sở nhà, đất phải di dời gồm: Công ty In báo Nhân dân (15 Hàng Tre), Công ty TNHH Một thành viên In báo Hà nội mới (35 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm), Nhà máy Bia Hà Nội (183 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình), Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long (235 Nguyễn Trãi), Công ty TNHH Một thành viên In và thương mại Thông tấn xã Việt Nam (70/342 Khương Đình, quận Thanh Xuân).

Tin mới