Chuyện thú vị về các vua Việt tinh thông đồ cổ

Không chỉ phải thông thạo kinh, sử... nhiều vị vua Việt cũng tinh thông đồ cổ, để lại nhiều câu chuyện thú vị cho đời sau.

Chuyện thú vị về các vua Việt tinh thông đồ cổ

Điển hình như vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn là người có khả năng đánh giá sâu về nghiên cổ. Sử chép rằng vào mùa Đông năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) có người đem dâng vua cái nghiên mực cổ được mô tả là "cách pha chế có vẻ cổ kính, mộc mạc, rõ hệt là một tấm ngói âm dương". Đầu nghiên có bài minh:

"Kỳ sắc ôn nhuận,

Kỳ chế cổ phác.

Hà dĩ trí chi?

Thạch cừ bí các.

Cải phong Tức mặc

Lan đài liệt tước.

Vĩnh nghi bảo chi,

Thư hương thị thác".

Đại ý rằng đây là một chiếc nghiên đẹp được chế tạo cổ kính mộc mạc, được trang trọng đặt vào gác Thạch Cừ kín đáo, được đổi phong cho tước Tức Mặc hầu, liệt vào quan tước ở Lan đài và giữ làm của báu mãi mãi, nhờ đó dòng dõi văn học nối mãi.

Sau bài minh này, nghiên còn khắc 2 chữ "Tô Thức", khắc 2 cái ấn nhỏ có những chữ "Kỳ trân" và "Tàng bảo". Lưng nghiên khắc một ấn to, có chữ "Thạch cừ các ngoã" (Viên ngói ở gác Thạch Cừ). Lạc khoản, đề chữ: "Nguyên Phù tam niên, trọng thu nhật chế" (tức chế tạo vào tháng trọng thu (tháng 8) năm Nguyên Phù thứ ba (năm 1100 – đời vua Tống Triết Tông)).

Vua sai đem trình lên chỗ vua ngự. Sau khi xem xét, với kiến thức uyên thâm, nhà vua giảng giải cho Nội các rằng: "Đây là cái nghiên cổ Thạch Cừ, gác Thạch Cừ nguyên từ Tiêu Hà (đời Hán) dựng ra để chứa sử sách và bản đồ. Đến đời Hán Tuyên đế năm Cam Lộ thứ 3 (năm 51 TCN), họp các nhà Nho giảng Ngũ kinh, tức là ở chỗ gác ấy.

Từ năm Cam Lộ thứ 3 đến năm Nguyên Phù thứ 3 (1100), đời Tống Triết Tông, Tô Thức được viên ngói ở gác ấy, đem mài thành cái nghiên, tính ra gồm 1.149 năm, trải đến bây giờ lại hơn 740 năm nữa. Vậy thì cái nghiên này xuất hiện từ đời Hán, thành hình ở đời Tống mà trình tiến ở ngày nay. Thật là một vật quý báu của làng văn!

Đời, trước với sau hơn 2.000 năm, mà nghiên này cùng xuất hiện vào lúc văn minh thịnh trị, há chẳng phải là vật quý báu, được trời đất trân trọng giữ kín, phải đợi thời rồi mới trình bày, mà do trọng đạo, sùng văn, đời dẫu khác nhưng của báo chung, tự có cái cơ duyên cùng hợp, hay sao? Âu Dương Tu (danh Nho thời Tống) có nói: "Vật thường đến với người biết ưa thích", chính là nghĩa thế".

Chuyen thu vi ve cac vua Viet tinh thong do co

Một chiếc nghiên Tức Mặc hầu của triều Nguyễn. Ảnh minh họa.

Vua lại nói thêm rằng: "Trong Ngõa nghiễn phả (Sách chép các điển tích nghiên ngói) có chép rằng: "Chỗ di chỉ đài Đồng Tước nhà Ngụy, người ta chứa được nhiều ngói cổ, đem mài thành nghiên rất khéo, dựng nước đến vài ngày không khô. Đời truyền rằng: Khi xưa, dựng đài này, sai thợ gốm làm bùn thật sạch, lấy vải thưa lọc bùn rồi cho thêm dầu hồ đào vào, trộn để nặn, cho nên khác hẳn với ngói thường". Nay xem cái nghiên này là di tích ở Thạch Cừ thì ngói đài Đồng Tước há có thể sánh kịp cái vẻ cổ kính chất phác của nó được sao?".

Nghiên Tức Mặc hầu sau này trở thành vật quý của các vua triều Nguyễn. Mặc dù vua Thiệu Trị yêu thích nghiên cổ, nhưng không phải lúc nào dâng lên nhà vua loại vật quý này cũng dễ dàng.

Như vào tháng 9 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), có viên Đồng tri phủ phân phủ Hà Trung (Thanh Hóa) là Vũ Duy Hàn dâng lên vua cái nghiên cổ, được thưởng 5 lạng bạc, 1 đồng kim tiền. Nhưng chiếc nghiên này vốn của một người dân trong hạt là Lương Huy Kiên đã chết, Duy Hàn mượn lấy đem dâng, bị quan Ngự sử Nguyễn Hữu Độ tâu là giả trá. Vua Thiệu Trị tức giận, giao cho quan tỉnh Thanh điều tra rõ, biết được sự thực. Vua cho là Duy Hàn lòng tham đen tối, cướp điều tốt của người, cầu riêng ơn huệ, bèn sai cách chức ngay, các phần thưởng được chuyển cấp cho gia đình Huy Kiên và thưởng thêm cho 5 lạng bạc.

Vua Minh Mạng cũng có kiến thức về đồ cổ. Năm 1832, trẻ chăn trâu ở Biên Hòa bắt được cái mũ cổ bằng vàng (nặng hơn 5 lạng, 2 đồng cân), đem đập ra để chia nhau, quan tỉnh biết được thu lại, đem dâng lên. Nhìn thấy mảnh vàng có khắc những chữ nhỏ là thứ chữ của người Chiêm Thành, vua bảo thị thần rằng: "Mũ này là đồ cổ của nước Chiêm Thành, lũ mục đồng không biết, tự tiện đập vỡ khiến đồ vật mấy trăm năm về trước không còn lại làm ghi, thực khá tiếc!". Sau đó vua ra lệnh thưởng cho người bắt được cái mũ ấy 20 lạng bạc.

Cũng vào đời vua Minh Mạng, năm 1828, người làng Đăng Xương dinh Quảng Trị là Nguyễn Đăng Khoa dâng lên một chiếc ấn ngọc khắc bốn chữ triện "Vạn thọ vô cương", nói là đào đất bắt được nhờ Văn thư phòng Tôn Thất Mạch dâng lên.

Vua đưa cho bầy tôi xem và bảo rằng: "Trẫm mới lên ngôi, người Long Hồ đã dâng lên một cái ấn ngọc khắc bốn chữ "Trung hoà vị dục", nay lại được ấn này. Xem văn nghĩa thì không phải dân gian có được. Hoặc là ấn báu của tiên triều truyền cho nhau, lấy giấu từ lâu cũng chưa biết chừng. Vả lại xem sắc ngọc, thì ấn ngày này sáng nhuần và cũ kỹ hơn".

Bầy tôi đều tâu rằng: "Đấy là phúc lành Hoàng thượng sống lâu, nhà nước vững mãi". Vua dụ rằng: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, ngày ngày lo sao trên thỏa ơn sâu phó thác, dưới để phép hay đời sau. Thế mà gần đây nhân dân chưa được giàu có, mùa màng chưa được phong đăng, trăm quan chưa được đều hiền lương, lại viên chưa được đều giữ pháp luật.

Lại thêm năm ngoái việc biên phòng ở Nghệ An, việc thủy tai ở Bắc Thành, trẫm ngày đêm nóng ruột, mơ màng không quên. Cho nên năm nay chưa đến 40 tuổi mà răng đã có cái rụng, tóc đã có cái bạc. Nếu nhờ trời đất tổ tông phù hộ, từ nay về sau, dân thường được mùa, trong có nhiều tôi trung thành, ngoài có nhiều công tài giỏi, nước sông thuận dòng bờ cõi yên ổn, bấy giờ đỡ lo khuya sớm chút bớt nhọc nhằn, dẫu không có ấn ngọc này, cũng có thể sống đến trăm tuổi. Lấy ấn ngọc làm điềm lành thì ta chưa dám vội nghĩ thế đâu!".

Sau đó, vua cho Nguyễn Đăng Khoa làm Chánh bát phẩm thư lại ở bộ Lễ, thưởng bạc 50 lạng, đoạn ngoài đoạn lót mỗi thứ 3 tấm. Vua thấy ấn ngọc dâng vào ngày lễ thọ, dụ rằng từ nay về sau ân chiếu về tiết Vạn thọ thì dùng ấn ấy để ghi nhớ.

Zoom giường Quý phi Từ Dũ giá triệu đô... hiến biển đảo

(Kiến Thức) - Quý phi sàng của Hoàng phi Từ Dũ bằng gỗ trắc, có giá triệu USD, đang thuộc sở hữu của “Vua đồ cổ” Hoàng Văn Cường.

Zoom giường Quý phi Từ Dũ giá triệu đô... hiến biển đảo
"Vua đồ cổ" Sài Gòn Hoàng Văn Cường sở hữu hơn trăm triệu USD tài sản cổ vật và có ý hiến tặng 70% giá trị ủng hộ quỹ Quốc phòng bảo vệ đất nước. Hàng ngày, ông chỉ sử dụng phương tiện vận tải công cộng để từ nhà ở trung tâm quận 1 đến thăm, chăm sóc 2 kho cổ vật khác ở quận 9 và quận 7, TP HCM.
 "Vua đồ cổ" Sài Gòn Hoàng Văn Cường sở hữu hơn trăm triệu USD tài sản cổ vật và có ý hiến tặng 70% giá trị ủng hộ quỹ Quốc phòng bảo vệ đất nước. Hàng ngày, ông chỉ sử dụng phương tiện vận tải công cộng để từ nhà ở trung tâm quận 1 đến thăm, chăm sóc 2 kho cổ vật khác ở quận 9 và quận 7, TP HCM.

Đây là long sàng của Hoàng phi Từ Dũ, chính cung của Hoàng đế Thiệu Trị và là mẹ của vua Tự Đức. Còn ngày nay, ở TP HCM cũng có bệnh viện phụ sản mang tên bà Từ Dũ nổi tiếng khắp cả nước.
Đây là long sàng của Hoàng phi Từ Dũ, chính cung của Hoàng đế Thiệu Trị và là mẹ của vua Tự Đức. Còn ngày nay, ở TP HCM cũng có bệnh viện phụ sản mang tên bà Từ Dũ nổi tiếng khắp cả nước. 

Theo ông Cường, chiếc Quý phi sàn (giường ngủ của Hoàng phi) này làm bằng gỗ trắc, được ông mua tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang) sau ngày thống nhất đất nước.
Theo ông Cường, chiếc Quý phi sàn (giường ngủ của Hoàng phi) này làm bằng gỗ trắc, được ông mua tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang) sau ngày thống nhất đất nước.  

Chiếc Quý phi sàng này được ông Cường cho biết có giá hơn 2 tỉ đồng (khoảng 1 triệu USD) và là một trong số tài sản ông tâm nguyện bán đấu giá để ủng hộ quỹ Quốc phòng bảo vệ đất nước.
Chiếc Quý phi sàng này được ông Cường cho biết có giá hơn 2 tỉ đồng (khoảng 1 triệu USD) và là một trong số tài sản ông tâm nguyện bán đấu giá để ủng hộ quỹ Quốc phòng bảo vệ đất nước. 

Quý phi sàng đang được để tại kho cổ vật trên xa lộ Hà Nội, ở quận 9. Khu vực này không lâu nữa sẽ được giải tỏa trong dự án mở rộng xa lộ. "Vua đồ cổ" mong muốn các ngành chức năng sớm giúp ông được thực hiện ý nguyện để cống hiến tài sản cho đất nước.
Quý phi sàng đang được để tại kho cổ vật trên xa lộ Hà Nội, ở quận 9. Khu vực này không lâu nữa sẽ được giải tỏa trong dự án mở rộng xa lộ. "Vua đồ cổ" mong muốn các ngành chức năng sớm giúp ông được thực hiện ý nguyện để cống hiến tài sản cho đất nước.
Còn đây là một chiếc long sàng khác trong bộ sưu tập của ông Cường có giá hơn triệu đô.
Còn đây là một chiếc long sàng khác trong bộ sưu tập của ông Cường có giá hơn triệu đô.
Tuy nhiên, vì đang thu dọn để bàn giao mặt bằng, ông đành phải dùng long sàng để thờ phụng các tượng Ngọc Hoàng, tượng Phật...
Tuy nhiên, vì đang thu dọn để bàn giao mặt bằng, ông đành phải dùng long sàng để thờ phụng các tượng Ngọc Hoàng, tượng Phật...

 Clip cận cảnh Long sàng Hoàng phi giá cả triệu USD.

Vì sao nhà Tống trở thành vương triều “bi kịch” nhất trong lịch sử Trung Quốc

Nguyên nhân nào khiến nhà Tống bị gắn một cái mác không mấy vui vẻ đến vậy.

 Vì sao nhà Tống trở thành vương triều “bi kịch” nhất trong lịch sử Trung Quốc

Hoàng đế là chủ thiên hạ, tiền tài khắp tứ phương, theo lí mà nói chỉ có thứ Hoàng đế không muốn chứ không có gì là Hoàng đế không thể có.

Nhưng đời người luôn có việc không được như ý muốn, nhiều vị Hoàng đế đã vì vấn đề nối dõi mà đau đầu phiền não.

Vương triều cần phát triển, giang sơn cần kế thừa, việc lựa chọn người kế vị trong xã hội phong kiến Trung Hoa xưa đều dựa trên quy tắc cha truyền con nối, Hoàng đế không có con nối dõi, cũng tức là vương triều đó không thể phát triển theo thứ tự kế thừa bình thường.

Xét về phương diện này, hoàng thất nhà Tống có thể xem là vương triều "bi kịch" nhất trong lịch sử Trung Quốc, bởi vì triều đại này có đến năm vị Hoàng đế không có con nối dõi.

Bởi vì năm vị Hoàng đế này không có con nối dõi, nên vận mệnh của vương triều Bắc Tống và Nam Tống đã có những thay đổi rất lớn.

Năm vị Hoàng đế nhà Tống không có con nối dõi là những ai?

Hai vị Hoàng đế của Bắc Tống.

Người đầu tiên là Tống Nhân Tông Triệu Trinh.

Tống Nhân Tông là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Bắc Tống, tại vị 42 năm, là vị Hoàng đế cai trị lâu nhất trong lịch sử nhà Tống. Thực tế, không phải Tống Nhân Tông không có con trai, mà ông có ba người con trai nhưng cả ba đều chết yểu.

Thời gian Tống Nhân Tông tại vị rất dài, cho nên hậu cung phi tần của ông cũng rất nhiều, ông có tổng cộng 12 công chúa, nhưng lại không có Hoàng tử nào.

Vi sao nha Tong tro thanh vuong trieu “bi kich” nhat trong lich su Trung Quoc

Ảnh minh họa.

Năm Gia Hựu thứ 7, khi ấy Tống Nhân Tông đã 53 tuổi không còn hi vọng có thể sinh được con trai nữa, cho nên buộc phải để Triệu Tông Thực – con trai thứ mười ba của Bộc Vương Triệu Doãn kế thừa ngôi vị. Đến năm Gia Hựu thứ 8, Tống Nhân Tông bệnh nặng qua đời, Triệu Tông Thực (sau đổi thành Triệu Thự) nối ngôi, hiệu là Tống Anh Tông.

Người thứ hai là Hoàng đế Tống Triết Tông Triệu Hú. Tống Triết Tông là con trai của Tống Thần Tông, lên ngôi năm 9 tuổi, tại vị 15 năm, bệnh nặng qua đời năm 24 tuổi. Tống Triết Tông vốn có một vị Hoàng tử, nhưng không may mất sớm.

Bởi vì Tống Triết Tông không có con nối dõi, cho nên sau khi ông mất, ngôi vị Hoàng đế đã được truyền lại cho các em trai ông, sau cùng ngôi vị Hoàng đế của Tống Triết Tông được truyền lại cho người em thứ 11 của ông là Triệu Cát, tức Tống Huy Tông.

Trong thời gian Tống Huy Tông trị vì, Bắc Tống hoàn toàn suy bại, cuối cùng dẫn đến loạn Tĩnh Khang, chấm dứt vương triều Bắc Tống.

Ba vị Hoàng đế của triều Nam Tống.

Người đầu tiên được mệnh danh là "Trung Hưng chi chủ" – Tống Cao Tông Triệu Cấu. Ông là con trai thứ 9 của Tống Huy Tông, lên ngôi sau trận loạn Tĩnh Khang. Tống Cao Tông là vị Hoàng đế sống rất thọ, ông tại vị 35 năm, sau đó làm Thái Thượng hoàng 25 năm, nhưng chỉ có thể nhận con nuôi để truyền lại ngôi vị.

Triệu Cấu vốn cũng có một vị Hoàng tử, nhưng bất cẩn bị cung nữ dọa chết. Về sau, khi Triệu Cấu chạy trốn khỏi sự truy kích của quân nước Kim, lo lắng nhiều thành tật, sau dẫn đến mắc chứng vô sinh.

Vì để tiếp nối vương triều Nam Tống, có được sự ủng hộ của nhân dân, Triệu Cấu đã thu dưỡng hậu duệ của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận làm con trai, nuôi dưỡng thành người sau đó đem ngôi vị truyền lại cho con trai nuôi, cũng chính là Tống Hiếu Tông sau này.

Nối ngôi Tống Hiếu Tông là Tống Quang Tông, sau khi Tống Quang Tông thoái vị, đem hoàng vị truyền lại cho con trai mình là Triệu Khoách, tức Tống Ninh Tông. Tống Ninh Tông cũng có 9 vị Hoàng tử nhưng tất cả đều chết yểu, không còn cách nào khác, Tống Ninh Tông buộc phải nhận con cháu trong tông thất nhà Tống làm con nuôi.

Vi sao nha Tong tro thanh vuong trieu “bi kich” nhat trong lich su Trung Quoc-Hinh-2

Sau khi Tống Ninh Tông qua đời, Sử Di Viễn câu kết với Dương Hoàng hậu, giả truyền thánh chỉ, phế Thái tử Triệu Hồng làm Tế vương, lập Nghi vương Triệu Qúy Thành làm Hoàng đế, hiệu là Tống Lý Tông.

Tống Lý Tông là vị Hoàng đế thứ 5 của Nam Tống, là cháu đời thứ chín của Triệu Đức Chiêu – con trai của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dật.

Nếu như Sử Di Viễn không phát động chính biến thì Triệu Qúy Đức cũng không có cơ hội để thừa kế ngôi vị. Chính vì thế, trong thời gian Tống Lý Tông trị vì đã mở rộng việc tuyển phi, muốn sinh được con nối dõi để kéo dài hoàng vị của bản thân. Kết quả chuyện không được như ý, Tống Lý Tông trị vì 40 năm, chỉ sinh được một vị Hoàng tử nhưng lại chết yểu.

Tống Lý Tông vì ích kỷ, mang lòng riêng, không muốn chọn con cháu trong tông thất nhà Tống có phẩm chất tốt làm người thừa kế, mà lại chọn cháu của mình để kế vị, cũng tức là Tống Độ Tông. Nhưng Tống Độ Tông vốn đã kém cỏi, bẩm sinh đã có khuyết tật, trong thời gian trị vì lại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, không lo nghĩ gì, cuối cùng dẫn đến kết cục nhà Nam Tống bị diệt vong.

Thua ở đất Việt, Quách Quỳ bị chế giễu “mang lợn đi đấu voi“

Đau buồn nhất cho Quách Quỳ là sau khi thua trận trước quân dân Đại Việt thì bị người dân Trung Quốc giễu cợt về tài cầm quân.  

Thua ở đất Việt, Quách Quỳ bị chế giễu “mang lợn đi đấu voi“
Tượng binh Việt là nỗi khiếp đảm của quân Tống
Năm 1077, đại quân của Lý Thường Kiệt đại phá quân của Triệu Tiết, bao vây quân của Quách Quỳ. Tình cảnh của quân Tống đúng là cá nằm trên thớt vì đánh không được, thoái không xong. Thực vậy, trong cuốn "Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam" có mô tả về tình cảnh quân Tống sau 2 lần tấn công vào phòng tuyến Như Nguyệt thất bại:

Tin mới