Tần Thủy Hoàng tháng1 hoặc tháng 12/259 TCN – 10 tháng 8/210 TCN), tên thật là Doanh Chính, còn có tên khác là Triệu Chính, là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49.
Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế sau khi Trung Nguyên (Trung Quốc ngày nay) được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc.
Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người.
Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả.
Tần Thủy Hoàng |
Con dê và nhành lá dâu non
Tần Thủy Hoàng có một mối tình sâu đậm với người con gái tên A Phòng, nhưng khi chứng kiến cái chết của người ông yêu mà không làm được gì khiến trái ông đau buốt, tê tái và … giận dữ. Có thể do chính cái chết của A Phòng đã tạo nên tên bạo chúa hung tàn trong ông.
Không còn A Phòng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng chỉ xứng làm trò tiêu khiển. Tương truyền, mỗi buổi chiều Doanh Chính (tên của Tần Thủy Hoàng) ngồi trên một chiếc xe dê, các cung tần mỹ nữ ăn mặc đẹp đẽ khêu gợi đứng ở cửa phòng, tay cầm một nhành lá dâu non để nhử con dê đó.
Khi con dê ăn lá dâu của ai thì đêm đó Doanh Chính ngủ tại phòng của mỹ nữ ấy. Và ngày hôm sau lại từ đó mà xe dê đi tiếp, khi hết vòng sẽ quay lại từ đầu. Chính vì vậy, hàng ngàn mỹ nữ đã chết già mà không hề được gặp hoàng đế trong suốt cuộc đời, giữa những lầu son gác tía này.
Nơi có tên gọi là “A Phòng”
Cung điện huyền thoại này là nơi cất giữ vàng bạc, châu báu cũng như hàng ngàn vạn mỹ nữ mà đội quân nước Tần cướp được trong cuộc chiến tranh chinh phục 6 nước chư hầu. Người ta nói rằng, vàng bạc trong cung điện chất như núi còn mỹ nữ thì có cả vạn người.
Quyền lực, tiền bạc đã đủ, vị chúa bạo tàn này đương nhiên thiết lập nốt ngôi chúa cuối cùng đó là ái tình, cho thoả tính ngông và thoả mãn dục vọng kiểu đế vương. Bởi vậy mà có tới Tam Cung Lục Viện được lập với trên 1 vạn mỹ nữ.
Ảnh minh họa |
Những luật lệ nghiêm ngặt đối với mỹ nữ được hoàng đế sủng hạnh
Mỹ nữ được chọn cần tắm rửa sạch sẽ, buông xõa tóc để thể hiện sự trẻ trung, tươi mới. Hai thái giám sẽ tới để triệu mỹ nữ này và cô sẽ phải khỏa thân để họ quan sát. Sau đó, họ quấn cô vào một chiếc chăn đỏ và vác lên vai tới phòng của hoàng đế.
Tất cả các mỹ nữ được đưa tới phòng ngủ của hoàng đế phải khỏa thân, để đảm bảo họ không thể cất giấu vũ khí trong. Cả hai thái giám cũng được yêu cầu phải khỏa thân trước khi vào phòng ngủ của hoàng đế vì lý do tương tự.
Một cung nữ sẽ giúp mỹ nữ mặc một bộ bằng lụa và ngồi chờ hoàng đế. Đôi khi hoàng đế không chờ đợi lâu, ông sủng hạnh mỹ nữ trong khi cô vẫn còn ở trên vai của các thái giám.
Chuyện về vua chúa được viết rất nhiều sách vở như: cải cách, lịch sử, các cuộc chiến… nhưng những câu chuyện về chuyện phòng the của Tần Thủy Hoàng thì rất ít được lưu truyền và được coi là những bí mật cần giấu kín. Đối với Tần Thủy Hoàng, vị chúa này như con thú bị tổn thương sẵn sàng tấn công và liều lĩnh, với hàng vạn mỹ nữ trong cung A Phòng nhưng cũng không thể làm ông nguôi ngoai đi nỗi mất mát người yêu quá lớn của mình.