Chuyện về lái xe cứu thương 3 lần lao vào tâm dịch COVID-19

Dù luôn phải đối mặt với những nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao, tài xế Đỗ Tuấn Kiên vẫn sẵn sàng lao vào tâm dịch để đưa những bệnh nhân mắc COVID-19 đến nơi điều trị.

12h trưa ngày 2/8, khi PV Báo Tri thức và Cuộc sống liên hệ phỏng vấn qua điện thoại với anh Đỗ Tuấn Kiên (SN 1983, trú tại Hà Nội) về câu chuyện nhiệt huyết, tình nguyện điều khiển xe cứu thương để chở bệnh nhân mắc COVID-19 ở các tâm dịch. Chưa kịp hỏi câu nào thì phía bên kia điện thoại nói gấp: "Mình đang chở bệnh nhân F0, bao giờ xong việc sẽ gọi lại sau". Vọng trong câu nói ngắn gọn của anh Kiên là tiếng còi hú của chiếc xe cứu thương mà anh đang điều khiển.
Chúng tôi biết đến anh Đỗ Tuấn Kiên thông qua những câu chuyện kể của các tình nguyện viên hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh ở Bắc Giang vào tháng 5/2021. 
Theo chia sẻ của họ, anh Kiên là tài xế xe cứu thương của cơ sở phục vụ bệnh nhân người có công 27/7 Hà Linh (Hà Nội). Anh đã gắn với tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh trong suốt hơn 1 tháng để tình nguyện chở các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đến các cơ sở điều trị, khu cách ly. Và giờ, anh đã di chuyển vào miền Nam để tiếp tục hành trình tình nguyện của mình.
Giữ lời hứa, 1 tiếng đồng hồ sau, anh Kiên đã chủ động liên hệ lại với PV Báo Tri thức và Cuộc sống và có những chia sẻ về hành trình "lao vào tâm dịch".
Theo anh Kiên, bản thân đã quen với công việc đến tận nhà để đưa những bệnh nhân đi cấp cứu. Với anh, mỗi phút giây trôi qua đồng nghĩa với việc mạng sống của bệnh nhân trên xe càng ngắn lại nên anh luôn cố gắng nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu.
Chuyen ve lai xe cuu thuong 3 lan lao vao tam dich COVID-19
Mặc dù nguy hiểm và vất vả, nhưng anh Đỗ Tuấn Kiên không hề kêu ca hay đòi hỏi cho bẩn thân bất cứ điều gì.
"Dịch COVID-19 bùng phát khiến cuộc sống của tôi bị đảo lộn, hàng ngày khi nghe tin trên báo đài cập nhật về số ca mắc mới là lòng tôi như lửa đốt. Chỉ muốn được góp sức mình để chống dịch" - anh Kiên nói và cho biết, cơ hội để cống hiến của mình cũng đến khi tình hình dịch bệnh COVID-19 leo thang tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang, số ca mắc nhiều khiến xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân bị quá tải, ngay lập tức anh đã đăng ký tham gia tình nguyện vận chuyển bệnh nhân tại Bắc Giang.
Anh Kiên cho biết: "Khi biết xe cứu thương bị thiếu hụt tôi đã liên hệ với một anh trên Bắc Giang để đăng ký tham gia vận chuyển các bệnh nhân F0 đến cơ sở điều trị".
Nói là làm, 4h sáng một ngày cuối tháng 4/2021, anh Kiên đã lên đường đến Bắc giang để tham gia chống dịch, hành trang đơn giản chỉ mang theo vài bộ quần áo và chỉ nói với gia đình là có bệnh nhân cần đưa đi cấp cứu. Đồng hành với anh là người cháu Phạm Đức Phúc (SN 2000). Thậm chí, khi đến nơi, anh Phúc mới gọi điện về cho gia đình báo cáo.
Chuyen ve lai xe cuu thuong 3 lan lao vao tam dich COVID-19-Hinh-2
Anh Kiên cùng bộ đồ bảo hộ và chiếc xe đã theo anh "lao vào" 3 tâm dịch. 
Những ngày ở Bắc Giang, vì chưa có nhiều kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh nên anh vừa học cách tự bảo vệ mình tránh bị nhiễm bệnh vừa tham gia vào vận chuyển bệnh nhân.
"Có những ngày vì số lượng bệnh quá lớn, tôi phải mặc bộ đồ bảo hộ gần như 24/24h, mà lúc đấy miền Bắc đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Nhiều lúc cảm thấy bí bách và nóng bức nhưng cũng không dám cởi ra" - anh nói và cho biết, sau khi hỗ trợ Bắc Giang, nhận thấy tình hình dần ổn định, anh Kiên về Hà Nội và tự cách ly 21 ngày tại nhà.
 Vừa hết 21 ngày cách ly, anh lại "trốn" lên Bắc Ninh tham gia công tác chống dịch một lần nữa. Anh kể lại: "Vẫn mấy bộ quần áo chuẩn bị gấp, tôi trốn lên Bắc Ninh rồi mới gọi điện về báo với gia đình mình, mặc dù mọi người trong gia đình có hơi tức giận vì tôi đi mà không báo câu nào, nhưng họ vẫn luôn ủng hộ tôi".
Tại Bắc Ninh, anh Kiên tham gia vào đội xe cứu thương đưa F0 đến cơ sở điều trị, tại đây anh cũng bắt gặp những cảnh tượng hết sức xúc động. "Các y bác sĩ, đội ngũ y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 không ngừng nghỉ, dưới cái nóng gần 40 độ C của miền Bắc và bộ đồ bảo hộ trên người, một số chiến sĩ áo trắng ngất lịm đi. Thế mới thấy, trong lúc hoạn nạn, bệnh tật, con người Việt Nam mới yêu thương đến nhường nào. Họ sẵn sàng hy sinh vì công việc và cộng đồng" - anh Kiên nhớ lại.
Sau khi tình hình dịch bệnh ở Bắc Ninh dần dần ổn định, anh Kiên cùng cháu của mình lại trở về Hà Nội và tự cách ly 21 ngày nữa. Tưởng rằng anh sẽ nghỉ ngơi bên gia đình nhỏ của mình. Nhưng đến ngày thứ 25 sau khi từ Bắc Ninh trở về. Anh Kiên và cháu Phúc lại lên đường đến Bình Dương để chống dịch vì "nóng lòng".
Chuyen ve lai xe cuu thuong 3 lan lao vao tam dich COVID-19-Hinh-3
Anh Kiên và "bạn đồng hành" Phạm Đức Phúc cùng chiếc xe cứu thương chở hàng chục ca F0 đến cơ sở điều trị. 
"Lần này sợ gia đình biết nên tôi không mang theo quần áo gì cả, mặc mỗi bộ quần áo cộc cứ thế rồi hai chú cháu lên đường, đến Quảng Trị tôi mới tranh thủ mua mấy bộ quần áo ven đường" - anh Kiên chia sẻ và cho biết, quãng đường gần 1.600km, hai chú cháu vừa đi vừa trò chuyện và thay nhau lái xe. Khi vừa đặt chân đến Bình Dương, anh được mọi người sắp xếp chỗ ở để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục công việc của mình.
"Mọi người ở đây chuẩn bị sẵn cho tôi từ chỗ ăn tới chỗ nghỉ, việc của tôi chỉ là đến đón những bệnh nhân đến cơ sở điều trị thôi" - anh Kiên vừa nói vừa cười qua điện thoại.
Do đã từng đi nhiều nơi nên anh Kiên không bị bỡ ngỡ trước đường xá, kinh nghiệm của anh là chỗ nào không biết thì hỏi, "cứ đi ắt có đường".
"Tôi chỉ cảm thấy khó khăn nhất là mình không hợp khẩu vị ở đây thôi. Mọi người đều ăn ngọt và cay mình lại không ăn được nên nhiều khi đành úp mì tôm" - anh Kiên cho biết.
Mặc dù đã đi tới 3 tâm dịch để tham gia công tác chống dịch, nhưng vào đến Bình Dương anh Kiên mới được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Anh cũng đã sốt 2 ngày nhưng lại nhận được nhiều sự sẻ chia và ấm áp khi nhiều người biết tin đã  lặn lội đường xá xa xôi mua cháo, mua sữa, hoa quả đến hỏi thăm anh.
Cũng theo anh Kiên, trong quá trình đi hỗ trợ của mình, kinh phí hầu như anh đều bỏ tiền túi của mình ra, một số nhà hảo tâm biết anh đi chống dịch nên có ủng hộ anh chút ít nhưng anh không dám lấy nhiều, chỉ lấy 1 ít để chi tiêu, ăn uống trong hành trình tình nguyện chống dịch.
"Tôi đã hứa với anh em là vào đây hỗ trợ 30 ngày rồi sẽ về. Là một người con của Hà Nội tôi chưa đóng góp được gì nhiều cho quê hương, đợt này dịch tại Hà Nội đang tăng, tôi muốn về để chống dịch cùng mọi người" - anh Kiên nói và xin dừng cuộc nói chuyện vì anh phải di chuyển gấp chở một trường hợp F0 vào khu cách ly.
Trước khi cúp máy, anh Kiên nói: "Hà Nội cố lên nhé. Chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch thôi".
>>> Mời quý độc giả xem video: Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc

Nguồn: THĐT

Mỹ có thể ghi nhận tới 300.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày trong tháng 8

(VietnamDaily) - Theo dự báo của các chuyên gia theo dõi dịch bệnh, Mỹ có thể ghi nhận 140.000 đến 300.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày trong tháng 8/2021.

The Washington Post đưa tin, các chuyên gia theo dõi dịch bệnh dự báo, Mỹ có thể ghi nhận 140.000 đến 300.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày trong tháng 8/2021. 
Nhà dịch tễ học Jeffrey Shaman thuộc Đại học Columbia cho biết, mô hình nghiên cứu gần đây nhất của ông và đồng nghiệp cho thấy số ca mắc COVID-19 mới theo ngày tại Mỹ sẽ đạt đỉnh trong vòng 4 đến 5 tuần tới. Tại thời điểm đó, toàn nước Mỹ có thể ghi nhận đến "hơn một triệu ca mới một tuần", tương đương khoảng 140.000 ca mỗi ngày.

Những báu vật vô giá thú vị của vương triều Tây Sơn

Dù chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn, triều đại Tây Sơn (1778 - 1802) đã có những đóng góp to lớn cho kho tàng văn hóa của dân tộc. Điều này được thể hiện qua những hiện vật lịch sử có giá trị đặc biệt dưới đây.

Nhung bau vat vo gia thu vi cua vuong trieu Tay Son
 1. Được lưu giữ tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), tượng Phật giáo thời Tây Sơn, hay 18 vị La Hán chùa Tây Phương theo cách gọi dân gian, được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.