Chuyện về mãng xà khổng lồ ở Việt Nam

Ở mấy tỉnh miền núi phía Bắc, có một số người đang sở hữu những đại mãng xà, có thể là hổ chúa lớn nhất thế giới.

Hổ chúa là loài rắn lớn nhất thế giới, có chiều dài cơ thể khoảng 3 - 4m, lớn nhất đạt tới 5m, nặng 6-7kg. Hiện ở trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) đang trưng bày tiêu bản rắn hổ chúa lớn nhất mà họ có được, nhưng chỉ dài 4,5m.
Thế nhưng, thật kinh ngạc, ở hai tỉnh miền núi phía Bắc, có một số người đang sở hữu những đại mãng xà, có thể là hổ chúa lớn nhất thế giới.
Mới đây, trò chuyện với một thầy thuốc khá nổi tiếng, chuyên lang bạt khắp vùng miền sưu tầm những cây thuốc quý, tôi được nghe kể về một con rắn khổng lồ, thân to bằng cái phích, dài không rõ bao nhiêu, nhưng anh ước tính phải cỡ ngót chục mét.
Trời ạ! Đã từng nghiên cứu, tìm hiểu về rắn nhiều năm, to nhất cũng chỉ là rắn hổ mây ở vùng U Minh cuối trời Tổ quốc… Loài rắn ấy, theo mô tả của bác Ba Phi, thì thân to bằng thùng phi, ngóc đầu lên tận ngọn tràm, thậm chí dùng thân mắc võng tát nước để bắt cá.
Đại hổ chúa trong bể rượu.
 Đại hổ chúa trong bể rượu.

Chuyện kể thì ly kỳ lắm, nhưng rốt cục nó giống chuyện “con rắn vuông” hài ước. Con rắn hổ mây to nhất, hiện đang nằm trong bình rượu ở trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), cũng chỉ có độ 6kg.

Chuyện ở đâu đó bắt được con rắn cỡ 5-6kg, cũng gây xôn xao lắm rồi. Rắn to đến chục kg, thì phải ở xứ sở xa xôi nào đó, Ấn Độ chẳng hạn. Còn trăn khổng lồ, thì là loài khác, không nói làm gì.

Dài dòng một chút như vậy, để biết rằng, thông tin ông thầy lang tiết lộ với tác giả, quả là khó tin. Biết đâu, cũng lại chỉ là “con rắn vuông”.

Nhưng, trước sự khẳng định như đinh đóng cột, không cưỡng được sự tò mò, muốn được diện kiến hổ chúa lớn chưa từng có, tôi đã lên đường đi Tuyên Quang.

Đường cao tốc Thái Nguyên đẹp và vắng. Xe chạy chưa đầy tiếng đã lên đến nơi. Sở dĩ chúng tôi đi lối Thái Nguyên, là vì nơi đại hổ chúa “ngự” dù thuộc Tuyên Quang, nhưng ở địa phận giáp với Thái Nguyên.

Xã X., nằm trên những quả đồi thấp, đá sỏi gan trâu. Nhà ông lang K. choán hết một quả đồi. Ông lang K. sống như một ông chúa con, ở mảnh đất nghèo, hoang rậm.

Tọa lạc trên đỉnh đồi là một ngôi nhà sàn rất đẹp, có tuổi trăm năm, với những cột gỗ quý, lên màu bóng loáng, một người ôm không xuể. Xung quanh quả đồi, phía dưới ngôi nhà sàn chính, là các “hành cung”, gồm những công trình nối tiếp nhau, là nơi bào chế các loại thảo dược.

 

Thân quen từ trước với anh bạn là ông lang, nên tôi được đón tiếp trọng thị, được dẫn lên ngôi nhà sàn.

Ông lang K. dáng người thấp đậm, da ngăm đen, nổi tiếng với biệt tài chữa các bệnh về xương khớp.

Ngoài tài bốc thuốc, đam mê cây thuốc, thì ông lang K. còn có đam mê sưu tầm các loại rượu. Xung quanh ngôi nhà sàn khổng lồ, có đến cả trăm bình rượu trưng bày, phủ bụi bặm.

Cả bể rượu khủng, dễ đến ngàn lít, ngâm nguyên cả con gấu. Có bình ngâm chú hổ con. Bình rượu ngâm pín hổ thì xếp được một hàng dài. Từng nấu nhiều cao hổ trong mấy chục năm qua, nên việc sưu tầm được lượng pín hổ lớn, cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, nhiều năm nay, hổ không còn, lại bị cấm, nên ông lang K. không nấu cao hổ nữa. Rượu pín hổ cũng ngâm cho đẹp, làm kỷ niệm, chứ ít dùng.

Để được diện kiến đại hổ chúa khổng lồ, ông lang K. đã phải bắt tôi hứa không được tiết lộ địa chỉ, tên tuổi của ông.

Căn nhà sàn khổng lồ, ngoài gian chính, còn có phòng khách, nơi dành riêng cho ông lang K. tiếp khách quý. Ngay cạnh bộ bàn ghế sang trọng, là chiếc bể cá thủy tinh cường lực, chứa đến nửa khối nước.

Nhưng, trong bể thủy tinh ấy, không có cá tung tăng bơi lội, mà là hổ chúa khổng lồ, đúng là thân to bằng cái phích, quện 2,5 vòng, vằn lên những khoang đen – vàng nhạt. Cái đầu trồi lên gần mặt nước, lè ra cái lưỡi đen sì, mắt mở thao láo. Chính xác là một đại hổ chúa. Nhưng tiếc thay, đại hổ chúa đã nằm trong bể rượu!

Ông lang K. giải thích: “Tiếc là nhà báo không lên sớm để xem đại hổ chúa này. Cách đây một tháng mình bê nó về. Mình xây hẳn cái bể để thả đại hổ chúa nuôi. Quả thực là mình muốn nuôi nó để chơi, để nghiên cứu, để mời anh em đến tham quan, thế nhưng, tiếc là khó nuôi nó quá.

Đại hổ chúa đang sống ở tự nhiên, khi nhốt trong chuồng, không được hoạt động, nó lười ăn lắm. Hai chục ngày không ăn, đại hổ chúa có vẻ yếu, không muốn bò. Nếu cứ để tình trạng thế này, chắc nó sẽ chết. Thôi thì giữ đại hổ chúa trong bể rượu vậy.

Mình cho đại hổ chúa vào bình rượu không phải để dùng uống, vì mình có nhiều thứ thuốc tốt hơn rượu rắn nhiều. Mình muốn giữ đại hổ chúa này để khẳng định, để chứng minh rằng, rắn hổ chúa ở Việt Nam to nhất thế giới.

Mình đọc báo, xem mạng đủ kiểu, nhưng thú thực chưa từng thấy rắn hổ chúa ở đâu, hoặc bất kỳ con rắn nào to bằng con rắn này. Đấy là nói về rắn, không nói về trăn đâu nhé”.

Đại hổ chúa thân to bằng cái phích.
Đại hổ chúa thân to bằng cái phích.  

Trời ạ! Đúng là đại hổ chúa. Dù đại hổ chúa nằm trong tủ kính, nhưng thân đại hổ chúa to đúng bằng cái phích. Chiếc bể chứa rượu có độ dài 1,4m, rộng 0,5m, mà đại hổ chúa cuộn đến 2,5 vòng thân.

Cứ nhân cái chiều dài đó lên, thì đúng là đại hổ chúa này dài tới 8m, một con số khủng khiếp về chiều dài và có lẽ, thế giới cũng chưa từng biết đến một con rắn khổng lồ như thế, chứ đừng nói ở Việt Nam.

Ông lang K. cũng khẳng định, đã kéo dài hổ chúa đuồn đuỗn và nó dài ngang căn phòng khách của ngôi nhà sàn. Như vậy, đại hổ chúa này dài 8m!

Trần Thủ Độ dùng mưu giết mãng xà

- Thái sư Trần Thủ Độ (1194 - 1264)  là người có công lớn trong việc giành ngôi báu về cho nhà Trần, củng cố vương vị và ổn định chính trị đất nước, xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần tạo tiền đề để ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông sau này. Ông lại rất gần dân, sát dân. Câu chuyện Trần Thủ Độ diệt mãng xà còn được nhân dân ở Việt Yên (Bắc Giang) ghi nhớ mãi.


Lăng mộ của Thái sư Trần Thủ Độ.
Lăng mộ của Thái sư Trần Thủ Độ.

Vào năm Quý Hợi (1263) Trần Thủ Độ lúc này đã ngót 70 tuổi nhưng ông vẫn dành thời gian đi thị sát việc đắp đê sông Cầu (nay thuộc huyện Việt Yên, Bắc Giang). Thấy con đê dài gần hoàn tất, chỉ còn một đoạn dở dang, Trần Thủ Độ ngạc nhiên, gọi người dân ở đây đến hỏi chuyện thì được biết: Đoạn đê này đi qua gần núi Nham Biền. Trong núi có một con mãng xà (con trăn lớn). Con mãng xà này to cỡ người ôm, lao vun vút như gió cuốn, rất hung dữ. Ai đi qua đây đều bị nó xông ra vồ ăn thịt, Không ai dám đương đầu với con trăn dữ này. Vì vậy, đoạn đê qua đây đành bỏ dở , không thể đắp được.

Trần Thủ Độ nghe xong, trầm ngâm suy nghĩ: Cả con đê đã hoàn thành, không lẽ còn một đoạn ngắn lại bỏ dở. Như vậy con đê chẳng có tác dụng gì. Không chỉ con đê mà bà con xung quanh núi Nham Biền ngày nào cũng nơm nớp lo sợ trăn dữ. Phải trừ khử nó, xóa bỏ nỗi lo của bà con trong vùng. Nhưng muốn trừ khử mãng xà thì phải đối diện với nó, tìm hiểu tập tính của nó. Ông quyết định cùng đoàn tùy tùng ra đoạn đê đáng sợ đó xem xét tận nơi, mặc cho những người theo hầu rất kinh sợ. Quả nhiên, đoàn vừa đến nơi thì bỗng từ đâu con mãng xà lao nhanh như gió cuốn phăng một người cung nữ theo hầu. Những người đi theo ai cũng khiếp vía.

Trần Thủ Độ nghĩ loài trăn cũng như loài rắn thường thích ăn trứng, liền truyền mua nhiều trứng gà, trứng vịt rồi bí mật bỏ vào những chỗ mãng xà thường xuất hiện. Ngày hôm sau những người dân địa phương báo cho biết, số trứng gà, trứng vịt đó đã biến mất. Trần Thủ Độ thở phào. Thế là trong đầu ông đã hình thành kế hoạch diệt mãng xà rồi. Hôm sau ông cho mua rất nhiều trứng gà, trứng vịt về, rồi sai người mua các chất Hoàng nàn, Thạch tín (các chất cực độc) tán nhỏ, hút bớt lòng trứng rồi bơm bột thuốc độc vào, lại đem bỏ ở chỗ cũ. Quen ăn bén mùi, lần này mãng xà lại mò ra, nuốt hết toàn bộ số trứng trộn thuốc độc đó. Con mãng xà trúng độc, cả đêm quằn quại giãy giụa, làm cây cối gãy nát cả một vùng, tiếng động ầm ầm như gió bão. Sáng hôm sau dân làng ra xem thì mãng xà đã chết hẳn. Máu me, dãi dớt tanh hôi cả một vùng.

Mãng xà đã trị xong, dân không lo bị chết nữa, đoạn đê được hoàn thành chóng vánh. Dân địa phương nhớ ơn vị Thái sư thương dân, mưu trí, dựng đền thờ ông. Đó là đền Hương Tảo, tục gọi đền Cáu thuộc xã Hương Tảo, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Tại đền có đôi câu đối ghi lại sự kiện này:

Trị thủy độ dân, thịnh đức thiên thu hương hỏa tại

Sát xà cứu thế,  kỳ công vạn cổ thạch bi truyền.

  Dịch nghĩa:

(Trị thủy giúp dân, đức lớn ngàn thu lửa hương còn đó/Giết mãng xà cứu đời, kỳ công muôn thuở bia đá lưu truyền).

Về sự kiện này, Đại Việt sử ký toàn thư ghi vắn tắt: “Mùa thu, tháng 7 (năm 1263), Thủ Độ đi tuần các nguồn sông ở Lạng Sơn”. Chính trong thời gian đi tuần các nguồn sông này mà ông đã ghé sông Cầu trong thời gian trên. Nhận xét về ông, trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử thần Ngô Sĩ Liên ghi: “Thủ Độ tuy làm Tể tướng, nhưng mọi việc không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông”.

Ồn ào chuyện kì bí về rắn khổng lồ ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Dọc theo dải đất Việt Nam, những câu chuyện nhuốm màu sắc bí ẩn về các loài rắn khổng lồ xuất hiện ở nhiều địa phương khác nhau.

U Minh Hạ: Thánh địa của rắn hổ mây khổng lồ
Những bậc cao niên ở khu rừng U Minh Hạ luôn quả quyết rắng rằng nơi đây chính là vương quốc bất khả xâm phạm của loài rắn hổ mây (rắn hổ mang chúa) khổng lồ. Trải qua hàng trăm năm, loài rắn này đã được tôn là mãng xà vương của rừng U Minh Hạ.

Tin mới