CIA lên kế hoạch “trộm” tàu ngầm Liên Xô thế nào?

(Kiến Thức) - Theo tài liệu mới giải mật, trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh, CIA đã thực hiện Dự án Azorian nhằm bí mật trục vớt một tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô.

Năm 1974, CIA đã ủy quyền tỷ phú Howard Hughes đóng một con tàu đồ sộ để trục vớt một tàu ngầm của Liên Xô chìm ở Thái Bình Dương hồi năm 1968.
Khoảng 200 trang của Dự án Azorian - một trong những chiến dịch tình báo bí mật tốn kém, phức tạp nhất thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ đã tiết lộ những chi tiết chưa từng biết đến của dự án bị hủy bỏ trên.
Theo thông tin của trang io9.com, tàu ngầm bị đắm ở Thái Bình Dương của Liên Xô vô cùng quan trọng với Mỹ vì nó cho phép các quan chức nước này "mổ xẻ" thiết kế đầu đạn hạt nhân và đọc được các mật mã hải quân của Liên Xô. Chính phủ Liên Xô đã mất 2 tháng để trục vớt con tàu trên nhưng không thành công.
Tỷ phú Hughes được CIA ủy quyền đóng một con tàu đồ sộ để trục vớt một tàu ngầm của Liên Xô chìm ở Thái Bình Dương.
Tỷ phú Hughes được CIA ủy quyền đóng một con tàu đồ sộ để trục vớt một tàu ngầm của Liên Xô chìm ở Thái Bình Dương.
Con tàu của tỷ phú Hughes có tên The Hughes Glomar Explorer đã tham gia chiến dịch trục vớt vào năm 1974 và đã thành công được một phần. Chiến dịch tiếp theo được hoạch định vào năm 1975 nhưng bị hủy bỏ sau khi kế hoạch tối mật trên bị báo giới phát hiện.
Sau đó, CIA từ chối bình luận về Dự án Azorian cũng như không bình luận hay phủ nhận về việc có liên quan tới con tàu của tỷ phú Hughes.
Trong một tài liệu mới được công bố về Quan hệ đối ngoại của Mỹ: Chính sách an ninh quốc gia 1973 - 1976, các chi tiết mới về kế hoạch bí mật ăn trộm tàu ngầm Liên Xô đã được tiết lộ với công chúng.
Theo tài liệu trên, một đội kỹ sư đã thiết kế một con tàu trục vớt nặng 36.000 tấn và thuê công ty Summa Corporation của tỷ phú Hughes đóng.
Tàu ngầm Liên Xô bị chìm ở Thái Bình Dương khá giống tàu ngầm chiến lược lớp Soviet Golf II.
 Tàu ngầm Liên Xô bị chìm ở Thái Bình Dương khá giống tàu ngầm chiến lược lớp Soviet Golf II.
Để loại bỏ những hoài nghi có thể nảy sinh về một con tàu khổng lồ được trục vớt, CIA đã dựng lên một câu chuyện để người dân tin đó là: tàu Hughes Glomar Explorer (HGE) được đóng cho một dự án của tỷ phú Hughes nhằm khai thác mangan ở thềm đại dương.
Sau khi đã bỏ ra 800 triệu USD, quan chức Mỹ bắt đầu hoài nghi về việc trục vớt con tàu sẽ thu về lợi ích hay không sau khi tàu ngầm trên "ngủ vùi" dưới đáy đại dương được 6 năm.
Đến năm 1974, chiến dịch trục vớt đã thành công sơ bộ sau khi vớt được một phần của tàu ngầm. Tuy nhiên, nó rơi lại xuống nước sau khi được tàu kéo lên.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Nixon từ chức và giới chức Mỹ không dám chắc dự án trên sẽ còn giữ bí mật với công chúng và các nước khác được bao lâu. Trên thực tế, báo chí đã vào cuộc tìm hiểu sự việc và nhà báo Seymour Hersh của báo New York Times đã hai lần được CIA đề nghị hoãn đăng bài về tàu ngầm chìm ở Thái Bình Dương.
Cuối cùng, cơ quan CIA đã sơ suất tiết lộ kế hoạch trục vớt tàu ngầm của Liên Xô chứ không phải do báo New York Times công bố.

Thảm họa tàu ngầm lớn nhất lịch sử tại Cam Ranh

Tàu ngầm Phoenix là tàu ngầm tuần tra loại 1500 tấn thuộc lớp Pascal của Pháp, mang số hiêu Q 157, được hạ thủy ngày 21/10/1932.
 Tàu ngầm Phoenix là tàu ngầm tuần tra loại 1500 tấn thuộc lớp Pascal của Pháp, mang số hiêu Q 157, được hạ thủy ngày 21/10/1932. 

Tàu dài 92 m, rộng 8 m, có thể đạt tốc độ 17 hải lý/giờ khi nổi và 10 hải lý/giờ khi lặn, với độ sâu có thể đạt đến 80 m. Đây là loại tàu ngầm lớn nhất của Pháp thời đó.
Tàu dài 92 m, rộng 8 m, có thể đạt tốc độ 17 hải lý/giờ khi nổi và 10 hải lý/giờ khi lặn, với độ sâu có thể đạt đến 80 m. Đây là loại tàu ngầm lớn nhất của Pháp thời đó.

Vào ngày 4/11/1938, Phoenix và chiếc tàu ngầm cùng hạng mang tên Hope từ cảng Toulon ở phía Nam nước Pháp bắt đầu hành trình đến Đông Nam Á để thực hiện nhiệm vụ. Con tàu cập cảng Sài Gòn vào ngày 16/12/1938.
 Vào ngày 4/11/1938, Phoenix và chiếc tàu ngầm cùng hạng mang tên Hope từ cảng Toulon ở phía Nam nước Pháp bắt đầu hành trình đến Đông Nam Á để thực hiện nhiệm vụ. Con tàu cập cảng Sài Gòn vào ngày 16/12/1938. 

Vào tháng 6/1939, Phoenix và Hope có mặt tại cảng Cam Ranh để tiến hành các hoạt động huấn luyện định kỳ.
 Vào tháng 6/1939, Phoenix và Hope có mặt tại cảng Cam Ranh để tiến hành các hoạt động huấn luyện định kỳ.

Thảm họa của Phoenix đã diễn ra ngày 15/6/1939, khi chiếc tầu ngầm này cùng chiếc Hope thực hiện diễn tập tấn công tại vùng vịnh Cam Ranh.
 Thảm họa của Phoenix đã diễn ra ngày 15/6/1939, khi chiếc tầu ngầm này cùng chiếc Hope thực hiện diễn tập tấn công tại vùng vịnh Cam Ranh.

Từ một thao tác lặn, chiếc tàu ngầm Hope nổi lên sau một vài phút, nhưng Phoenix thì mất dạng. Tín hiệu báo động vang lên, sự hốt hoảng bắt đầu xuất hiện.
 Từ một thao tác lặn, chiếc tàu ngầm Hope nổi lên sau một vài phút, nhưng Phoenix thì mất dạng. Tín hiệu báo động vang lên, sự hốt hoảng bắt đầu xuất hiện.

Các hoạt động tìm kiếm được tiến hành khẩn trương. Khu vực mà Phoenix lặn xuống đã được định vị. Con tàu được tìm thấy trên một bãi cát ở độ sâu 92 m.
 Các hoạt động tìm kiếm được tiến hành khẩn trương. Khu vực mà Phoenix lặn xuống đã được định vị. Con tàu được tìm thấy trên một bãi cát ở độ sâu 92 m.

Không có bất kỳ một tín hiệu nào phát ra từ con tàu. Một sự im lặng chết chóc bao trùm.
 Không có bất kỳ một tín hiệu nào phát ra từ con tàu. Một sự im lặng chết chóc bao trùm.

Trong những ngày sau đó, mọi nỗ lực để trục vớt Phoenix cũng như cứu hộ các thủy thủ bên trong con tàu đã không thành công.
 Trong những ngày sau đó, mọi nỗ lực để trục vớt Phoenix cũng như cứu hộ các thủy thủ bên trong con tàu đã không thành công.

71 thủy thủ có mặt trên tàu ngầm Phoenix đã vĩnh viễn không trở về. Có hai thủy thủ đã may mắn sống sót khi phải ở lại mặt đất vì những lý do khác nhau.
 71 thủy thủ có mặt trên tàu ngầm Phoenix đã vĩnh viễn không trở về. Có hai thủy thủ đã may mắn sống sót khi phải ở lại mặt đất vì những lý do khác nhau.

Nguyên nhân chính xác của vụ chìm tàu mãi mãi là ẩn số. Người ta không tím thấy các dấu vết của sự hỏng hóc như vết dầu loang và các mảnh vỡ.
 Nguyên nhân chính xác của vụ chìm tàu mãi mãi là ẩn số. Người ta không tím thấy các dấu vết của sự hỏng hóc như vết dầu loang và các mảnh vỡ.

Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích vụ đắm tàu này. Con tàu có thể đã lặn xuống biển khi nắp trên chưa đóng kín. Cũng có thể nó đã tích tụ khí gas và phát nổ bên trong vì tia lửa điện sau khi lặn xuống biển.
 Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích vụ đắm tàu này. Con tàu có thể đã lặn xuống biển khi nắp trên chưa đóng kín. Cũng có thể nó đã tích tụ khí gas và phát nổ bên trong vì tia lửa điện sau khi lặn xuống biển.

Vụ mất tích tàu ngầm Đức trong Chiến tranh TG I

(Kiến Thức) - Việc tìm được 41 tàu ngầm U-boat của Đức và 3 chiếc của Anh có thể hé lộ những bí mật còn vùi lấp về Chiến tranh thế giới I.

Nhà khảo cổ học Mark Dunkley cùng với nhóm cộng sự đã phát hiện ra 41 chiếc tàu ngầm U-boat của Đức cùng với 3 chiếc tàu ngầm khác của Anh nằm sâu dưới đáy biển 15,2m. Họ phát hiện ra “kho báu” khổng lồ này tại bờ biển phía Đông và phía Nam nước Anh.
Thông qua những phát hiện mới này, các nhà khoa học hy vọng sẽ giải mã được những bí ẩn về số phận của những tàu ngầm bị đánh chìm trong các cuộc chiến tranh ác liệt.

Tin mới