Clip: Cô gái trẻ ngồi vắt vẻo quay lưng gây sốc

Cô gái trẻ ngồi vắt vẻo phía sau xe máy điện trong tư thế quay lưng với nữ tài xế đang lái xe khiến người đi đường cảm thấy ngao ngán.

Clip: Cô gái trẻ ngồi vắt vẻo quay lưng gây sốc

Hình ảnh sự việc được chia sẻ trên nhóm Facebook OFFB còn cho thấy, cả nữ tài xế điều khiển xe và cô gái ngồi sau đều không đội mũ bảo hiểm. Chứng kiến hành vi nguy hiểm của 2 cô gái trẻ, một phụ nữ đi ô tô cũng phải thốt lên với giọng điệu ngao ngán.

Trao đổi với PV về việc xử lý hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, luật sư Lê Hồng Khanh (Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết: Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vi phạm không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển, ngồi trên xe máy tham gia giao thông trên đường bộ.

Đỗ xe ôtô ở nơi có biển cấm, có bị tịch thu phương tiện không?

Ngoài phạt tiền, đỗ xe ở nơi có biển cấm dừng, đỗ có bị tịch thu phương tiện không? Khi nào cảnh sát giao thông được cẩu xe?

Đỗ xe ôtô ở nơi có biển cấm, có bị tịch thu phương tiện không?
 
Trên những tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội hay TP HCM, có rất nhiều trường hợp đỗ xe ôtô sai quy định, gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Tất nhiên các trường hợp này đều sẽ bị xử phạt với lỗi "dừng, đỗ xe không đúng quy định", nhưng ngoài phạt tiền (theo từng vi phạm cụ thể) ra thì có bị thu phương tiện không? Khi nào bị cẩu? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Đậu xe ôtô ở nơi đặt biển cấm đỗ có bị tịch thu phương tiện không?

Căn cứ theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại Điểm b Khoản 34 Điều 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, vi phạm đỗ xe ôtô trên tuyến đường có cắm biển cấm đỗ xe sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng.

"Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”".

Bên cạnh đó, nếu dừng, đỗ xe không đúng quy định mà gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt 10.000.000 - 12.000.000 triệu đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100). Tuy nhiên, trường hợp vi phạm đỗ ôtô tại nơi có biển cấm dừng, đỗ sẽ không bị áp dụng hình phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện và tước bằng lái xe.

Do xe oto o noi co bien cam, co bi tich thu phuong tien khong?

Dừng, đỗ xe không đúng quy định sẽ không bị tịch thu phương tiện. Nhưng nếu chủ xe không có mặt tại đó để xử lý vi phạm thì lực lượng chức năng có thể cưỡng chế cẩu xe.

Trường hợp nào được cẩu xe vi phạm?
Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng sẽ xử lý các ô tô vi phạm đỗ xe lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây cản trở giao thông; đỗ xe ở nơi cấm đỗ. Việc cẩu xe chỉ được áp dụng khi lực lượng chức năng phát hiện xe vi phạm nhưng không có chủ xe có mặt tại đó.
Quy trình cẩu xe là:
CSGT dùng loa gọi chủ xe ra trình diện hoặc nhờ người dân báo nếu biết chủ xe.
Sau khoảng 30 phút không thấy chủ xe để trình giấy tờ thì CSGT sẽ niêm phong phương tiện.
Tiếp theo, CSGT sẽ lập biên bản (lỗi và hiện trạng xe); dán niêm phong có chữ ký nhân chứng để bảo toàn tài sản bên trong xe.
Cuối cùng là gọi xe cẩu chuyên dụng của đơn vị. Nếu xe đi làm nhiệm vụ khác thì CSGT có thể gọi xe cẩu tư nhân.
Trên thực tế, không có quy định cụ thể chủ xe vắng mặt bao lâu thì bị cẩu xe. Thường thì CSGT sẽ dùng loa thông báo khoảng 20 - 30 phút, nếu chủ xe vẫn không có mặt để giải quyết thì xe sẽ bị dán niêm phong và buộc cưỡng chế cẩu xe. Ngoài ra, chủ phương tiện sẽ phải chịu chi phí cho phương tiện cẩu, bến bãi.
Nếu phương tiện đã bị niêm phong mà chủ xe ra làm việc kịp thời, xuất trình được giấy tờ thì CSGT có thể hủy niêm phong để xử phạt ngay tại chỗ.

Xe Zotye Z8 tại Hà Tĩnh gắn biển "ngũ quý 9 rởm" bị phạt 16 triệu

Mới đây, một chủ xe Zotye Z8 gắn biển 999.99 tại Hà Tĩnh bị phạt 16 triệu đồng vì dùng biển giả, không có giấy chứng nhận xe và không có bằng lái.

Xe Zotye Z8 tại Hà Tĩnh gắn biển "ngũ quý 9 rởm" bị phạt 16 triệu
  
Hình ảnh chiếc xe Zotye Z8 biển ngũ quý 9 rởm lưu thông trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, đã được người dân chụp lại và đăng lên mạng xã hội. Ngay khi xem hình ảnh chiếc xe mang biển số 38A-999.99 "độc đắc" này, nhiều người đã hoài nghi đây là biển giả vì Hà Tĩnh chưa cấp biển số đến đầu 9.

Dán decal và sơn mới toàn bộ xe ôtô có bị phạt, cấm đăng kiểm?

Dán decal hiện là xu hướng thịnh hành trong giới chơi xe ôtô tại Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh bị "tuýt còi" và từ chối đăng kiểm, các chủ xe cần lưu ý những điều sau.

Dán decal và sơn mới toàn bộ xe ôtô có bị phạt, cấm đăng kiểm?
  
Dán decal cho ôtô có bị phạt không?

Tin mới