Clip: Khoảnh khắc tài xế xe ôm công nghệ trước lúc bị bắn chết ở Củ Chi
(Kiến Thức) - Đoạn clip do camera an ninh ghi lại cảnh tài xế xe ôm công nghệ trước lúc bị bắn chết lúc rạng sáng.
Hoàng Phúc
Ngày 30/1 (tức mùng 6 Tết), Công an Công an TP HCM đang điều tra làm rõ vụ anh V.C.T. (40 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) bị bắn chết khi đang đi trên đường ở huyện Củ Chi.
Theo thông tin ban đầu, rạng sáng cùng ngày, một số người dân ở trên tỉnh lộ 15, ấp Phú Thuận, xã Phú Hoà Đông, huyện Củ Chi nghe tiếng nổ lớn như tiếng súng.
Lúc này, mọi người chạy ra kiểm tra thì phát hiện 1 người đàn ông tử vong với vết đạn trên người.
Hiện trường vụ án.
Công an huyện Củ Chi cùng các phòng nghiệp vụ Công an TP HCM có mặt khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng để điều tra. Bước đầu, công an xác định nạn nhân là anh T..
Anh T. là tài xế xe ôm công nghệ, chiếc xe máy mang BKS: 59X2-595.12 biến mất. Qua trích xuất camera an ninh, công an xác định hung thủ nổ súng bắn chết anh T. đã chặn nhiều xe máy và nã súng vào nhiều người nhưng không trúng.
Clip khoảnh khắc tài xế xe ôm công nghệ bị bắn chết ở Củ Chi
Khi anh T. đi qua thì bị kẻ này chặn lại rồi dùng súng bắn chết rồi lấy xe máy tẩu thoát.
Qua điều tra, công an tình nghi kẻ nổ súng bắn chết anh T. cũng là nghi can Lê Quốc Tuấn (SN 1987, ngụ TPHCM, đang làm việc tại nhà tạm giữ của Công an quận 11). Tuấn cũng là nghi can nổ súng khiến 4 người chết, 1 bị thương trong sòng bạc ở huyện Củ Chi vào mùng 5 Tết.Trước đó, chiều 29/1 (tức mùng 5 Tết) xảy ra vụ nổ súng tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Nguyên nhân ban đầu của vụ việc được cho là do mâu thuẫn trong lúc đá gà. 4 nạn nhân là nam giới đã tử vong tại chỗ, 1 người tử vong ở bệnh viện.
Công an huyện Củ Chi phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM phong toả khám nghiệm hiện trường, tử thi, lấy lời khai các nhân chứng, điều tra làm rõ vụ án mạng nghiêm trọng này. Qua điều tra, công an xác định nghi phạm gây án là Tuấn người đang làm việc trong nhà tạm giữ Công an quận 11.
Hiện chưa rõ động cơ gây án của nghi phạm Tuấn. Sau khi gây án, nghi can Tuấn đã mang theo khẩu súng được cho là súng AK, nổ máy xe tay ga rời khỏi hiện trường. Công an nhận định có thể nhiều khả năng là do nghi can Tuấn trong lúc chơi đá gà bị ép nên dẫn tới vụ việc.
Sau khi gây án xong, Tuấn đã mang theo khẩu súng chạy xe máy rời khỏi hiện trường, có biểu hiện say xỉn. Nghi can đã thông tin cho 1 số người là sẽ ra đầu thú.
Do tính chất của vụ việc nên Công an TPHCM từ trưa mùng 5 Tết đã phát đi thông báo đến công an các quận, huyện trên địa bàn và liên hệ với công an các tỉnh thành lân cận để đề nghị phối hợp truy bắt.
Công an TPHCM cũng đưa ra thông tin là cần đặc biệt chú ý vì đối tượng Tuấn có vũ khí nguy hiểm. Theo nhận dạng bằng camera an ninh thì Tuấn mặc quần sọc, áo khoác và tẩu thoát khỏi hiện trường bằng xe SH, có treo khẩu súng AK phía trước.
Năm con lợn, đau đớn nhìn loạt di tích, danh thắng bị “xâu xé” phá nát
(Kiến Thức) - Năm 2019 đã đi qua nhưng đây cũng là năm bộc lộ sự yếu kém trong công tác quản lý danh thắng di sản, để nhiều công trình xâm lấn, phá nát cảnh quan như Panorama Mã Pí Lèng, Khu tâm linh cột cờ Lũng Cú…khiến dư luận bức xúc.
Mã Pì Lèng Panorama gây bão dư luận vì phá cảnh quan
Công trình Panorama ở Mã Pì Lèng, Hà Giang cũng là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận trong năm 2019 khi xây dựng “bốn không”: Không có Giấy chứng nhận đầu tư, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có giấy phép xây dựng, và không có văn bản thẩm định của Bộ VHTT&DL.
Hàng ngàn du khách thập phương nô nức đổ về lễ hội Gò Đống Đa
(Kiến Thức) - Mùng 5 Tết (ngày 29/1), lễ hội Gò Đống Đa kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 -2020) tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, TP Hà Nội, thu hút hàng ngàn du khách thập phương.
Lễ hội Gò Đống Đa kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức hằng năm tại Công viên văn hóa Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội), để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Mùa lễ hội năm nay mặc dù thời tiết lạnh nhưng đã có hàng ngàn du khách thập phương đã đổ về dâng hương tưởng nhớ vua Quang Trung. Ảnh: Vietnamnet.
Trên khắp các ngả đường hướng về gò Đống Đa đã đông kín dòng người trẩy hội. Ảnh: Vietnamnet.
Lễ hội thu hút đông đảo người dân bất chấp thời tiết lạnh giá chỉ khoảng 12 độ C. Ảnh: Vietnamnet.
Để đảm bảo ANTT cho lễ hội, các đơn vị nghiệp vụ Công an quận Đống Đa và CATP Hà Nội đã triển khai các kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người dân và du khách tham dự...Ảnh: ANTĐ.
Tham dự Lễ kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, các đại biểu đã cùng thực hiện nghi thức dâng hương, dâng hoa, nghe đọc chúc văn tại đài tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung. Ảnh: Kinhtedothi.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và các đại biểu dâng hương tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Kinhtedothi.
Chương trình lễ hội bao gồm rất nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương, lễ rước kiệu, múa rồng, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, các trò chơi dân gian... với sự tham gia của nhiều đoàn tế lễ, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và đông đảo quần chúng Nhân dân Thủ đô và các địa phương lân cận. Ảnh: Kinhtedothi.
Hình ảnh Vua Quang Trung được tái hiện ngay tại buổi lễ khai mạc. Ảnh: Kinhtedothi.
Dù lễ hội diễn ra đúng dịp Bộ Y tế kêu gọi phòng chống virus corona nên rất đông người vừa đeo khẩu trang vừa xem hội. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Trước mối lo ngại lây nhiễm virus corona, nhiều người dân tham dự lễ hội Gò Đống Đa với chiếc khẩu trang trên mặt. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Từ người già trẻ đến thanh niên khỏe mạnh đều đeo khẩu trang để ngừa lây nhiễm virus lạ. Ảnh: Tuổi Trẻ.