Clip tàu tuần tra Nga “nhái” thiết kế Thụy Điển

(Kiến Thức) - Hình dáng chiếc tàu tuần tra cao tốc Project 03160 Raptor của Hải quân Nga khá giống với lớp tàu nổi tiếng CB90 của Thụy Điển.

Clip tàu tuần tra Project 03160 Raptor:
Vừa qua, Pella - nhà máy đóng tàu có trụ sở tại thành phố St.Petersburg thông báo đã ký hợp đồng với Hải quân Nga để đóng 8 tàu tuần tra cao tốc Project 03160 Raptor. Trước đó, ngày 15/8/2013, tàu đầu tiên đã hoàn thành thử nghiệm trên biển rất thành công.
Project 03160 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ quân sự gồm: Vận tải binh sĩ cấp trung đội (ít nhất 20 người); thực hiện các nhiệm vụ được giao trong năng lực của tàu; đánh chặn và bắt giữ các mục tiêu nhỏ.
Tàu tuần tra Project 03160 Raptor.
 Tàu tuần tra Project 03160 Raptor.
Raptor dường như là một phiên bản sản xuất có cấp phép của tàu cao tốc CB90 của Thụy Điển. Đây là mẫu tàu tấn công nhanh nổi tiếng, được thiết kế và đóng từ năm 1989 bởi công ty Dockstavarvet, Thụy Điển.
Theo nhà sản xuất, Project 03160 Raptor dài 17m, rộng 4m, mớn nước 0,9m, đạt tốc độ tối đa 50 hải lý/h, kíp lái 2 người, sức chở 22 người. Tàu được trang bị giá điều khiển vũ khí tự động (có module quang - điện tử) lắp súng máy hạng nặng 14,5mm và 2 súng máy hạng nhẹ Pecheneg 7,62mm.

Hộ vệ hạm Project 22160 Nga có phù hợp với Việt Nam?

(Kiến Thức) - Project 22160 là một loại tàu tuần tra/hộ tống được chế tạo theo kiểu module đầu tiên của Nga, được ứng dụng một loạt công nghệ mới trong thiết kế chế tạo.

Cục thiết kế St-Peterburg đã phối hợp cùng với nhà máy đóng tàu Zelenodolsk tiến hành khởi đóng chiếc đầu tiên của Dự án tàu hộ tống/tuần tra thuộc Project 22160. Đây là một dự án đóng tàu chiến thế hệ mới với thiết kế thủy động lực học cũng như các tính năng lần đầu tiên được áp dụng ở Nga.

Theo đó Project 22160 sẽ được đóng mới theo dạng module (tức là các thành phần của tàu sẽ được đóng hoàn chỉnh theo từng phần riêng biệt sau đó ghép nối lại với nhau để thành một chiếc tàu hoàn chỉnh). Thiết kế module giúp rút ngắn thời gian đóng tàu cũng như dễ dàng nâng cấp lên các tiêu chuẩn hiện đại hơn.

Cận cảnh chiến hạm Molniya “nhỏ mà có võ” do Việt Nam tự đóng

(Kiến Thức) - Việc đóng thành công 2 tàu tên lửa Project 12418 Molniya theo công nghệ Nga là bước tiến vượt bậc của nền công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam.

Vừa qua, 2 tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378 do Việt Nam chế tạo đã thực hiện thành công các cuộc bắn thử pháo, tên lửa – sự kiện này đánh dấu Việt Nam đạt bước tiến quan trọng trong chế tạo quân sự công nghệ cao, hiện đại. Trong ảnh là chiếc tàu tên lửa đầu tiên do “bàn tay tài hoa” của công nhân nhà máy Ba Son (TP HCM) chế tạo mang số hiệu HQ-377.
 Vừa qua, 2 tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378 do Việt Nam chế tạo đã thực hiện thành công các cuộc bắn thử pháo, tên lửa – sự kiện này đánh dấu Việt Nam đạt bước tiến quan trọng trong chế tạo quân sự công nghệ cao, hiện đại. Trong ảnh là chiếc tàu tên lửa đầu tiên do “bàn tay tài hoa” của công nhân nhà máy Ba Son (TP HCM) chế tạo mang số hiệu HQ-377. 

Tin mới