CLIP: Trâu rừng húc bay sư tử, giải cứu đồng loại ngoạn mục
Khi nghe tiếng đồng loại kêu cứu, những con trâu rừng đã nhanh chóng chạy tới đánh đuổi bầy sư tử để giải cứu chú trâu “đen đủi”.
Theo Quốc Bảo/Doanhnghiepvn
Trâu rừng húc bay sư tử.
Khi đang tham quan Khu bảo tồn động vật hoang dã MalaMala ở Nam Phi, anh Jonty Bozas đã ghi lại được cảnh tượng này. Trước đó, 8 con sư tử đã tóm được chú trâu rừng và ra sức cố gắng hạ gục con mồi.
Tuy nhiên, chú trâu rừng đã chống trả rất quyết liệt khiến những con sư tử không thể hạ sát nó. Không những vậy, tiếng kêu cứu của trâu rừng đã được đền đáp khi đồng loại của nó ở gần đó nghe thấy và nhanh chóng chạy tới.
Ngoạn mục cảnh trâu rừng kéo cá sấu khổng lồ lên khỏi hồ nước
Dù bị cá sấu khổng lồ tóm gọn, nhưng nhờ vào những nỗ lực cộng thêm một chút may mắn, chú trâu rừng đã tạo ra màn thoát chết ngoạn mục.
Đoạn video trên được một du khách ghi lại được khi đi tham quan tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Nam Phi.
Theo đó, một chú trâu rừng đã bị một con cá sấu sông Nile cắn chặt vào miệng khi đang cùng đồng loại uống nước trên hồ.
Trâu rừng đã cố gắng hết sức lực để có thể để thoát khỏi ra khỏi hàm cá sấu. Cuối cùng, trâu rừng cũng kéo được con cá sấu lên bờ và buộc đối thủ phải bỏ cuộc.
Cá sấu sông Nile là loài cá sấu săn mồi nước ngọt có kích cỡ khổng lồ. Chúng khiến con mồi phải khiếp sợ vì hàm răng sắc nhọn và lực cắn kinh hoàng. Bất cứ con mồi nào xuất hiện trong tầm ngắm của chúng gần như không thể tránh được cái chết.
Trâu rừng châu Phi là một trong những loài động vật ăn cỏ lớn nhất tại châu Phi. Trâu rừng luôn khiến những kẻ săn mồi phải “đổ mồ hôi hột” khi muốn săn giết chúng làm thức ăn.
Trâu rừng có sức mạnh, nhưng chưa bao giờ được xếp cùng đẳng cấp với chó hoang châu Phi.
Trâu rừng (Synceros caffer) là một trong những loài động vật to lớn ở châu Phi, được xếp trong "Big Five", nhóm những con thú nguy hiểm nhất ở vùng đất này. Một con trâu khi trưởng thành có thân hình dài từ 2,1-3 m; trọng lượng cơ thể có thể đạt tới 500 kg đến 1.000 kg. Đặc điểm dễ nhận ra nhất của trâu rừng là cặp sừng hợp nhất tại bệ góc, tạo thành một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu".
Đặc biệt, có thể khẳng định, trâu rừng châu Phi có tính cộng đồng rất cao. Chúng sống tập trung thành đàn đến hơn 1.000 cá thể. Khi sống bầy đàn, trâu rừng châu Phi tạo thành hai kiểu đàn: đàn lớn, hỗn hợp đực-cái và nhiều lứa tuổi (đàn sinh sản) và đàn độc thân gồm toàn cá thể đực.
“Rợn người” với cảnh sư tử bị trâu rừng húc xuyên bụng
Sai lầm trong việc cố gắng giết chết con trâu rừng đã khiến chú sư tử đực phải trả giá đắt khi bị sừng của đối thủ đâm xuyên bụng.
Được biết, cảnh tượng trâu rừng húc thủng bụng sư tử đực này được du khách tình cờ ghi lại được khi đến tham quan vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi.
Mặc dù bị cả đàn sư tử bao vây, song sự dũng mãnh đã giúp chú trâu rừng tạo ra một màn thoát chết vô cùng ngoạn mục. Thậm chí, nó còn đủ sức để khiến một con sư tử dính đòn khá nặng.
Bị con trâu rừng húc thủng bụng, “lãnh chúa vùng đồng cỏ” đã tỏ ra cực kỳ đau đớn.