Clip: Xe buýt đâm đổ cột giới hạn trên cầu vượt Thái Hà

(Kiến Thức) - Tối ngày 22/4, một chiếc xe buýt chạy hướng đường Tây Sơn  đi Nguyễn Lương Bằng, khi đến cầu vượt Chùa Bộc (ngã tư Tây Sơn - Thái Hà - Chùa Bộc) thì đâm đổ cột giới hạn độ cao của cầu khiến giao thông bị đình trệ.

Vào lúc 19h30 tối ngày 22/4, tại ngã tư Tây Sơn - Thái Hà. Theo đó, xe bus mang BKS 29B - 193.27 chạy từ hướng Tây Sơn lên Nguyễn Lương Bằng đã húc đổ cột giới hạn chiều cao của cầu vượt Thái Hà.
Nguyên nhân xe buýt đâm đổ cột giới hạn chiều cao được xác định do tài xế thiếu quan sát, cố tình đi lên cầu khi xe vượt giới hạn chiều cao.
Mời quý vị độc giả xem video: Xe buýt đâm đổ cột giới hạn chiều cao cầu vượt ở Hà Nội

Xe bus húc đổ cột giới hạn chiều cao trên cầu vượt Thái Hà (nguồn: internet).

Vụ tai nạn xe buýt đâm đổ cột giới hạn chiều cao cầu làm chân cột bên phải cầu gãy, đổ trên mặt cầu, đầu xe bus bị hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, ngã tư Thái Hà - Tây Sơn bị tắc cục bộ. Rất may, vụ tai nạn không có thiệt hại về người.
Sau khi nhận được thông tin vụ xe buýt đâm đổ cột giới hạn chiều cao, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để phân làn, điều tra, làm rõ vụ việc. 

Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá về đổi giờ

- “Các điểm ùn tắc tuy không còn nghiêm trọng như trước nhưng chuyển biến chưa rõ rệt, thậm chí theo báo cáo còn xuất hiện nhiều điểm ùn tắc mới” - Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đánh giá về hiệu quả của các giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông, trong đó chủ yếu là giải pháp đổi giờ.

Chủ tịch nhấn mạnh giải pháp đổi giờ là một giải pháp tình thế, trước đây cũng đã từng có đề xuất thực hiện giải pháp này và cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.

Hà Nội xây cầu vượt, phá cầu đi bộ hàng chục tỷ

Đầu tháng 2, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khởi công xây cầu vượt tại ngã tư Daewoo (hướng đường Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai). Cầu dài 276m, rộng 17m, dành cho 4 làn xe, tổng đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Gần sát dốc cầu trên đường Nguyễn Chí Thanh hiện có cây cầu bộ hành trị giá gần 10 tỷ đồng mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sắp tới cầu bộ hành này sẽ bị tháo dỡ để có mặt bằng thi công và tổ chức giao thông cầu vượt.

Tương tự, để xây dựng cầu vượt tại nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân dài hơn 350 m, rộng 11 m, Sở Giao thông Hà Nội đã phải tháo dỡ cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân.

Tin mới