Có 3 dấu hiệu này khi đi vệ sinh, 10 người thì 9 người mắc bệnh gút
(Kiến Thức) - Đa phần những người có 3 dấu hiệu này khi đi vệ sinh sẽ bị tăng axit uric, gây ra bệnh gút.
Túc Mạch ( Theo TT)
Khi lượng axit uric trong máu của cơ thể con người đạt 420μmo1 / l trở lên, người đó có thể đã mắc bệnh tăng axit uric. Đây có thể là nguyên nhân gây mắc bệnh gút (gout) và gây hại cho thận, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như nhiều vấn đề khác trong cuộc sống.
Khi đi vệ sinh, nếu có 3 dấu hiệu này, khả năng cao bạn đã mắc bệnh tăng axit uric
1. Đi tiểu khó khăn
Khi axit uric trong cơ thể quá cao, thì lượng axit uric dư thừa sẽ không được thải ra bình thường, nó sẽ lắng đọng trong các khớp của cơ thể người và gây ra bệnh gút. Ngoài ra, nó cũng sẽ lắng đọng trong ống thận và niệu quản, khiến cho việc đi tiểu khó khăn.
2. Màu nước tiểu bất thường
Khi axit uric trong cơ thể quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến thận. Sức khỏe của thận có thể được nhìn thấy thông qua màu nước tiểu. Thông thường nước tiểu của người khỏe mạnh sạch, trong suốt. Nếu bạn thấy rằng nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng đậm hoặc đục như màu nước dùng, có thể là do tổn thương thận, cần phải kiểm tra kịp thời.
3. Tần suất và lượng nước tiểu bất thường Khi axit uric trong cơ thể quá cao, nó sẽ đọng lại trong thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận. Nếu bạn thấy rằng khối lượng và tần suất đi tiểu của bạn tăng hoặc giảm mỗi lần, thì đó có thể là do chức năng của thận đã thay đổi.
Đi ngủ mùa hè: Tuyệt đối không làm những điều “cấm” này
(Kiến Thức) - Cái nóng ngột ngạt khiến nhiều người khó thể có một giấc ngủ sâu, trọn vẹn suốt cả đêm. Một số việc tưởng là giúp dễ ngủ hơn nhưng bạn tuyệt đối không nên thực hiện để tránh gây tổn hại cho sức khỏe.
Mùa hè, trước khi đi ngủ bạn không nên uống rượu. Thực tế, rượu có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng nó lại không tốt cho giấc ngủ. Ảnh: tienphong.
Rượu chỉ làm bạn ngủ thiếp đi một lúc. Tuy nhiên, khi cơ thể bắt đầu chuyển hóa rượu cồn lúc nửa đêm, bạn sẽ trở nên thao thức. Ảnh: khoahoc.
Một số người có thói quen ngủ mùa hè thường nằm trên sàn nhà cho mát, tuy nhiên việc này có hại cho sức khỏe. Ảnh: googleusercontent.
Lý do là nền nhà thường cứng, nhiệt độ thấp, ngủ trên sàn nhà khiến cơ thể dễ hấp thụ hơi nước trên mặt đất gây ra các bệnh thấp khớp, viêm khớp. Ảnh: kenhphunu.
Trước khi đi ngủ, kể cả mùa hè hay bất kỳ thời điểm nào trong năm, bạn cũng không nên sử dụng các thiết bị công nghệ. Ảnh: phunuhiendai.
Ánh sáng trắng và ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại ngăn cản não bộ tiết melatonin - loại hormone báo hiệu cho cơ thể biết đâu là thời điểm nghỉ ngơi. Vì vậy, cơ thể sẽ khó buồn ngủ. Ảnh: sohacdn.
Trong khi đó, nhiều người có thói quen mở cửa sổ hoặc cửa ra vào trong khi ngủ để gió tự nhiên thổi vào tạo sự mát mẻ nhưng việc làm này lại khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Ảnh: noithatnamhai.
Nếu ngủ trong môi trường lạnh như vậy trong thời gian dài có thể gây ra đau khớp, cơ bắp hay đau bụng, tiêu chảy...Ảnh: thuvienhuongdan.
Ngoài ra, mở cửa trong lúc ngủ dễ khiến các loại côn trùng bay vào trong phòng, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ảnh: a4vn.
Lưu ý khi ăn mướp đắng nhất định phải biết kẻo rước hại vào thân
(Kiến Thức) - Mướp đắng không chỉ là một loại nguyên liệu trong ẩm thực, mà còn có nhiều đặc tính dược lý như thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát,...Tuy nhiên, có một số điểm bạn cần lưu ý khi ăn mướp đắng để tránh gây hại cho cơ thể.
Khi ăn mướp đắng, bạn không nên kết hợp với tôm. Ảnh: ajumagarden.
Mướp đắng giàu vitamin C, tôm chứa nhiều hợp chất asen hóa trị 5, ăn chung với nhau sẽ làm asen hóa trị 5 biến đổi thành asen hóa trị 3, thường được biết với tên gọi là thạch tín - một chất cực độc, nguy hiểm tới sức khỏe của con người nếu dùng nhiều. Ảnh: agrion.
Người bị bệnh gan, thận cũng không nên ăn nhiều mướp đắng. Ảnh: tin247.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy hạt mướp đắng chứa chất vicine có thể gây ra ngộ độc với các biểu hiện cấp tính như đau đầu, đau thắt bụng, hôn mê. Ảnh: ihs.
Người có bệnh huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng do mướp đắng chứa charantin, Polypeptid-P và Vicine. C. Ảnh: tieudungxanh.
Người bị huyết áp thấp ăn nhiều mướp đắng có thể bị giảm huyết áp, hạ lượng đường trong máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm. Ảnh: hstatic.
Phụ nữ mang thai, cho con bú cũng không nên sử dụng mướp đắng. Ảnh: laodong.
Các nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, làm hư thai, dễ dẫn tới sinh non và có khả năng làm đột biến gen. Ảnh: mav.
Người sau khi phẫu thuật cũng không nên ăn mướp đắng bởi nó có thể cản trở quá trình kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Ảnh: googleusercontent.
Do đó, người được chỉ định mổ nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến. Ảnh: vccloud.
Những đồ uống giảm huyết áp, đẹp da, giải nhiệt trong mùa hè
Nếu dùng thuốc hạ huyết áp hay bị tác dụng phụ, chị em hãy thử ngay 7 loại đồ uống vừa ngon lại còn đại bổ cho sức khỏe lẫn da dẻ ai cũng thích này.
Càng lớn tuổi, mọi người đều có nguy cơ mắc chứng cao huyết áp – một tình trạng sức khỏe phổ biến khi lượng máu gây áp lực lên thành động mạch. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim… và gây tử vong đột ngột.
Tuy có thể sử dụng thuốc để điều trị nhưng cao huyết áp vẫn cải thiện được thông qua chế độ ăn uống. Một số loại nước uống quen thuộc không những làm dịu huyết áp mà còn cải thiện làn da, vóc dáng lẫn giải nhiệt cực tốt trong mùa hè. Theo chuyên trang về sức khỏe HealthAmbition, sau đây là 7 loại đồ uống ai cũng nên dùng thường xuyên: