Cổ phiếu nhóm bất động sản tiếp tục khởi sắc, VN-Index tiến sát mốc 1.050 điểm

(Vietnamdaily) - Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên giao dịch bùng nổ hôm qua, VN-Index cũng tăng mạnh khi kết phiên.

Đóng cửa phiên giao dịch 30/11, VN-Index tăng 16,26 điểm (1,58%) lên 1.048,42 điểm, HNX-Index tăng 0,56 điểm (0,27%) đạt 208,79 điểm, UPCoM-Index tăng 20,17 điểm (1,96%) lên 1.049,21 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên trước với tổng giá trị giao dịch đạt gần 19.353 tỷ đồng, tương ứng gần 1,28 tỷ đơn vị cổ phiếu được giao dịch trong đó giá trị giao dịch trên HoSE là 14.346 tỷ đồng, giảm 13% so với phiên trước đó.

Cổ phiếu nhóm ngân hàng vươn lên dẫn dắt đà tăng của VN-Index trong phiên chiều với nhiều mã tăng như VCB tăng 1,5% lên 81.000 đồng/cp, VPB tăng 4%, VIB thậm chí tăng kịch trần,...

Ở chiều ngược lại, ACB và CTG lần lượt mất 0,5% và 0,2% thị giá, SHB, SGB, KLB cũng giảm.

Co phieu nhom bat dong san tiep tuc khoi sac, VN-Index tien sat moc 1.050 diem
 VN-Index kết thúc tháng 11 sát mốc 1.050 điểm.

Tương tự, cổ phiếu bất động sản cũng có phiên giao dịch khởi sắc với sắc xanh, tím chi phối. Tại chiều tăng, nhiều mã kết phiên trong sắc tím là CEO, HQC, ITA, HDG, DIG, KDH, DXG, PDR,... Các mã như DXS, AGG, SCR, NLG, VPH,... cũng tăng trên 3%.

Cổ phiếu chứng khoán giao dịch khả quan khi SSI tăng 1,58%, VND tăng 6,25%, VCI tăng 5,82%, HCM tăng 2,33%, VIX tăng 1,55%, FTS tăng 1,84%.

Dự án Lô B – Ô Môn là động lực tăng trưởng cho ngành dầu khí năm 2023?

(Vietnamdaily) - BSC kỳ vọng dự án Lô B – Ô Môn được thực hiện trong thời gian tới sẽ đem lại nguồn công việc lớn cho các doanh nghiệp thượng nguồn và trung nguồn dầu khí trong giai đoạn 2023-2025. 

Chứng khoán BSC cho biết sau khi đạt đỉnh quanh mốc 130 USD/thùng vào giữa năm, giá dầu thô đã chứng kiến một nhịp điều chỉnh mạnh, và đã quay về ngưỡng 90 USD/thùng tại thời điểm cuối quý 3.

Bên cạnh đó, giá khí cũng sụt giảm 33% so với đỉnh, và đang giao dịch trong khoảng 6-7 USD/mmbtu. Nguyên nhân khiến giá dầu và giá khí điều chỉnh chủ yếu đến từ những lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, khiến nhu cầu về dầu thô và năng lượng nói chung giảm xuống. 

Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu luôn đạt trung bình khoảng 99 triệu thùng ngày, tăng 3,7% so với cùng kỳ 2021.

Ngoài ra, việc nguồn cung khí đốt bị hạn chế sẽ gián tiếp đẩy nhu cầu sử dụng dầu thô tiếp tục tăng. Theo OPEC, nhu cầu về dầu thô dự kiến đạt khoảng 102 triệu thùng/ngày vào quý 4/2022, và đạt trung bình 102,7 triệu thùng/ngày cho năm 2023.

Du an Lo B – O Mon la dong luc tang truong cho nganh dau khi nam 2023?

BSC cho rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, do nguồn cung vẫn đang bị thắt chặt. Trong những diễn biến mới nhất, nhóm OPEC+ đã quyết định sẽ cắt giảm sản lượng dầu tháng 11 ở mức 2 triệu thùng/ngày so với tháng 10, tương đương 2% tổng nguồn cung dầu thế giới.

Trong bối cảnh lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu và áp giá trần với dầu mỏ của Nga sẽ có hiệu lực kể từ tháng 12 tới, tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ sẽ có xu hướng tiếp tục kéo dài, từ đó đẩy giá dầu thô tăng. Do đó, BSC dự báo giá dầu sẽ duy trì quanh mức 90 USD/thùng trong giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023. 

Việt Nam kỳ vọng các dự án mới

Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, sản lượng khai thác dầu trong nước liên tục sụt giảm, từ mức 16,9 triệu tấn vào năm 2015 xuống còn 9,1 triệu tấn vào năm 2021.

Theo PVN, phần lớn các mỏ dầu khí đang khai thác ở Việt Nam đều đã khai thác được 15 - 36 năm, và đang ở giai đoạn khai thác cuối đời mỏ. Do đó, sản lượng khai thác dầu khí từ các mỏ hiện hữu được dự báo sẽ còn tiếp tục suy giảm từ 5-8% trong những năm tiếp theo.

Trong khi đó, các nhà máy điện dự kiến cần huy động tới 16 tỷ m3 khí cho năm 2025, và 30 tỷ m3 cho năm 2030, theo dự thảo Kế hoạch Phát triển Năng lượng Quốc gia. Vì vậy, theo đánh giá của BSC việc phát triển các dự án dầu khí mới là vô cùng cần thiết, để đáp ứng nhu cầu về năng lượng trong trung và dài hạn. 

Du an Lo B – O Mon la dong luc tang truong cho nganh dau khi nam 2023?-Hinh-2

Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định mở đường cho nhà máy điện Ô Môn III nhận vốn ODA. Đơn vị vận hành dự án dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào đầu năm 2023.

Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn. BSC kỳ vọng, dự án Lô B – Ô Môn được thực hiện trong thời gian tới sẽ đem lại nguồn công việc lớn cho các doanh nghiệp thượng nguồn và trung nguồn dầu khí trong giai đoạn 2023-2025. 

Giai đoạn đầu, hoạt động khoan thăm dò, thi công xây lắp giàn tạo khối lượng công việc lớn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khâu thượng nguồn như PVS hay PVC.

Giai đoạn sau, các phần việc liên quan tới lắp đặt và bọc ống trong dự án đường ống dẫn khí sẽ giúp các doanh nghiệp như PVS và PVB được hưởng lợi.

Giai đoạn khai thác, GAS - nhà đầu tư chính của dự án đường ống Lô B (góp vốn 51%), sẽ vận chuyển tối đa 7 tỷ m3 khí tự nhiên mỗi năm, tương đương khoảng 70-80% sản lượng khí đường ống hiện tại của Việt Nam. 

Du an Lo B – O Mon la dong luc tang truong cho nganh dau khi nam 2023?-Hinh-3

Trong bối cảnh nguồn cung khí trong nước không đủ, việc nhập khẩu LNG là cần thiết để đáp ứng nhu cầu về năng lượng trong nước.

Theo Quy hoạch Tổng thể ngành Khí Việt Nam, tính đến hiện tại đã có hơn 10 dự án được phê duyệt đầu tư, với tổng công suất dự kiến đạt trên 20 triệu tấn/năm.

Ngoài ra, một số dự án LNG khác như LNG Cái Mép hay Nam Vân Phong cũng đang được đề xuất đưa vào quy hoạch tổng thể.

Mặc dù vậy, các dự án nhà máy điện sử dụng khí LNG ở Việt Nam hầu hết vẫn đang trong giai đoạn đầu tư. Do đó, BSC cho rằng các dự án LNG sẽ chỉ bắt đầu thực sự đóng góp kể từ năm 2024 trở đi.

Du an Lo B – O Mon la dong luc tang truong cho nganh dau khi nam 2023?-Hinh-4

Đối với nhóm thượng nguồn, BSC đưa ra quan điểm khả quan đối với các cổ phiếu thuộc nhóm thượng nguồn ngành dầu khí như PVS hay PVD do giá dịch vụ dàn khoan ký mới/gia hạn cùng hiệu suất được cải thiện, và tiềm năng từ các dự án mới trong thời gian tới sẽ đem lại nguồn công việc lớn cho PVS.

Đối với nhóm trung nguồn, đơn vị phân tích này đánh giá khả quan đối với GAS với kỳ vọng lợi nhuận nửa cuối năm nay sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, và tiềm năng từ các dự án LNG trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của PVT trong giai đoạn cuối năm cũng sẽ được cải thiện nhờ giá cước vận tải ký mới tăng, cùng khoản lợi nhuận từ hoạt động thanh lý tàu Athena.

Đối với nhóm hạ nguồn, mặc dù crack spread (khoảng chênh lệch về giá giữa một thùng dầu thô và các sản phẩm dầu hỏa được tinh chế từ nó) không còn duy trì được mức cao như nửa đầu năm cùng với việc giá xăng dầu biến động mạnh, cùng tình trạng nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu trong nước không ổn định sẽ khiến lợi nhuận của PLX hay OIL bị ảnh hưởng tiêu cực trong khi các chuyên gia phân tích nhìn nhận BSR sẽ lạc quan hơn. 

Vợ ông Bùi Thành Nhơn và NovaGroup bị bán giải chấp gần 42 triệu cổ phiếu NVL

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, NVL) vừa công bố loạt thông tin về giao dịch cổ phiếu của bà Cao Thị Ngọc Sương, ông Bùi Cao Nhật Quân và NovaGroup.

Theo đó, bà Cao Thị Ngọc Sương - vợ ông Bùi Thành Nhơn đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 29 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 23-28/11. Sau giao dịch, bà Sương hạ tỷ lệ nắm giữ xuống 54,3 triệu cổ phiếu NVL, tương ứng 2,78%.

Đồng thời, công ty chứng khoán đã bán giải chấp 12,722 triệu cổ phiếu NVL do NovaGroup nắm giữ, qua đó làm giảm sở hữu của NovaGroup từ 721,83 triệu cổ phiếu giảm về 710,93 triệu cổ phiếu NVL, tương ứng tỷ lệ sở hữu 36,461% vốn. Ngày thực hiện giao dịch là 22/11.