Cổ đông Eximbank vẫn bác báo cáo bán cổ phần Sacombank, Chủ tịch nói về nhóm lợi ích chi phối

(Vietnamdaily) - Sau nhiều lần Đại hội đồng cổ đông bất thành, sáng 27/5, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 lần 2 thành công với tỷ lệ tham dự gần 95%.

Dù vậy đến cuối cùng, cổ đông cũng không thông qua 2 tờ trình về sửa đổi điều lệ người đại diện pháp luật bổ sung thêm Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch HĐQT trong thời gian khuyết chức danh Tổng Giám đốc và tờ trình Báo cáo kết quả chuyển nhượng cổ phiếu Sacombank.

Theo tài liệu Đại hội lần 1 đã công bố, HĐQT Eximbank phải báo cáo kết quả chuyển nhượng cổ phần Sacombank (STB) tại buổi họp ĐHĐCĐ, trong đó báo cáo đầy đủ việc chuyển nhượng cổ phiếu STB dưới mức giá tối thiểu 13,000 đồng/cp dẫn đến làm giảm thu nhập của Eximbank.

Kế hoạch lãi năm 2022 gấp đôi 2021, hi vọng rút ngắn khoảng cách với đối thủ

Các nội dung còn lại được thông qua như kế hoạch năm 2022, tổng tài sản của Eximbank đạt 179,000 tỷ đồng, tăng 7.9% so với đầu năm. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 147,600 tỷ đồng, tăng 7.4%. Dư nợ cấp tín dụng (dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 127,149 tỷ đồng, tăng 10%, đây là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước thông báo, trong trường hợp điều kiện kinh doanh thuận lợi, Eximbank sẽ xin phép NHNN xem xét điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát dưới 1.7%.

Đồng thời, Eximbank đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 2,500 tỷ đồng, gấp đôi kết quả năm 2021.

Nói về các chỉ tiêu này, ông Trần Tấn Lộc, Tổng Giám đốc Eximbank cho biết, kế hoạch năm nay cũng thách thức nhưng Ngân hàng tự tin hoàn thành. Trong quý 1 vừa rồi lợi nhuận Eximbank đạt được hơn 32% kế hoạch.

Năm nay Eximbank cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý và đảm bảo đầu ra nên đạt được hiệu quả kinh doanh tốt, còn năm ngoái vốn huy động nhiều nhưng đầu ra rất ít. Đồng thời, Ngân hàng cũng đẩy mạnh các nguồn thu khác, tiết giảm chi phí. Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu và Eximbank đã trích lập dự phòng đầy đủ.

Vị Tổng giám đốc này cũng nhấn mạnh, với lợi thế là nhà băng lớn, dưới sự định hướng chỉ đạo quyết liệt thì hy vọng Ngân hàng sẽ rút ngắn khoảng cách với đối thủ trên thị trường.

Co dong Eximbank van bac bao cao ban co phan Sacombank, Chu tich noi ve nhom loi ich chi phoi
ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 lần 2 của Eximbank thành công với tỷ lệ tham dự gần 95%. 

Phát hành gần 246 triệu cổ phiếu trả cổ tức 20%, tăng vốn lên hơn 14.800 tỷ

Cổ đông cũng thông qua kế hoạch trong năm nay Eximbank phát hành gần 246 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 20% từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ của các năm từ 2017 đến 2021.

Được biết, lợi nhuận chưa phân phối lũy kế tính đến năm 2021 của Eximbank sau khi trích lập các quỹ là gần 2,937 tỷ đồng, dự kiến chia cổ tức gần 2,459 tỷ đồng.

Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của Eximbank sẽ tăng từ 12,355 tỷ đồng lên 14,814 tỷ đồng.

Eximbank cũng có chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm bằng 100% nguồn vốn tự có. Đồng thời, giao HĐQT nhiệm kỳ VII (2022-2025) triển khai công tác lập và trình phê duyệt quy hoạch; lập và trình duyệt phương án kiến trúc; lập báo cáo đầu tư xây dựng tòa nhà Eximbank phù hợp với chủ trương đầu tư và quy hoạch của TPHCM.

Không có bất kỳ nhóm lợi ích nào chi phối hoạt động của Eximbank

Tại Đại hội, cổ đông chất vấn về việc SMBC rút vốn khỏi Eximbank có làm xáo trộn đến hoạt động ngân hàng, Chủ tịch Lương Thị Cẩm Tú cho biết, cổ đông chiến lược SMBC chỉ mới thông báo đã có việc chấm dứt thỏa thuận chiến lược. Tuy nhiên, hiện SMBC vẫn là cổ đông lớn của Eximbank và chưa có thông báo rút vốn, chỉ là chấm dứt thỏa thuận liên minh chiến lược.

Cổ đông cũng lo ngại Eximbank có thể bị chi phối bởi nhiều nhóm cổ đông khi HĐQT đại diện cho nhiều nhóm, bà Tú cho biết, các nhóm cổ đông trong HĐQT nhiệm kỳ VII vì một mục tiêu chung liên quan đến chiến lược, hoạt động của ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Không có bất kỳ nhóm lợi ích nào liên quan đến hoạt động riêng chi phối hoạt động của Eximbank.

Nếu các nhóm cổ đông có hệ sinh thái tốt, Eximbank vẫn đảm bảo ủng hộ, nhưng phải đảm bảo dựa trên pháp luật, cấp phát tín dụng, hoặc hoạt động có liên quan tín dụng đều phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo phòng ngừa rủi ro. Để đưa Eximbank trở về top 10 theo kỳ vọng của HĐQT và cổ đông.

Lộ diện các nhóm cổ đông muốn đưa người vào Eximbank

(Vietnamdaily) - Sáng 15/2, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 lần thứ hai với tỷ lệ tham dự đạt tới hơn 90% sau nhiều lần bất thành. 

Đại hội lần này của Eximbank đã tiến hành bầu 7 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) sau khi trình hồ sơ nhân sự được đề cử lên Ngân hàng Nhà nước vào ngày 24/1/2022. 

Theo đó, có khá nhiều nhóm cổ đông đề cử ứng viên cho vị trí HĐQT và BKS của Eximbank, trong đó chỉ có 1 người là thành viên HĐQT hiện tại được đề cử.

Cổ đông Eximbank vẫn không qua loạt vấn đề trọng yếu

(Vietnamdaily) - Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 lần 2 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) ngày 15/2 đã được tổ chức sau nhiều lần bất thành, song nhiều nội dung vẫn không được thông qua.

Tại đại hội, cổ đông đã bầu ra HĐQT và BKS Eximbank nhiệm kỳ VII (2022-2025) với loạt gương mặt mới gồm: Ông Võ Quang Hiển, ông Nguyễn Hiếu, bà Lê Hồng Anh, ông Đào Phong Trúc Đại, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương, ông Nguyễn Thanh Hùng.

Còn thành viên BKS gồm ông Ngô Tony, bà Phạm Thị Mai Phương và ông Trịnh Bảo Quốc.

Trong đó, bà Lương Thị Cẩm Tú là thành viên duy nhất của HĐQT hiện tại. Bà Tú cũng từng được bầu làm Chủ tịch Eximbank vào đầu năm 2019 nhưng quyết định này sau đó bị ông Lê Minh Quốc, người bị miễn nhiệm khỏi ghế Chủ tịch HĐQT, khởi kiện.

Đỗ Hà Phương từng có thời gian làm việc tại ngân hàng VIB, hiện tại là Giám đốc Điều hành Công ty TNHH VNInvest Partners. Trong danh sách cổ đông đề cử bà Phương, xuất hiện nhóm công ty Hoàn Vũ Sài Gòn, Hoàng Gia ĐL, Rồng Ngọc. Các doanh nghiệp này đều có mối liên quan đến gia đình ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT Nam A Bank.

Ông Đào Phong Trúc Đại bà Lê Hồng Anh liên quan đến Tập đoàn Thành Công, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực công nghiệp ôtô, bất động sản, thương mại. Thành Công được biết đến nhiều nhất trong vai trò đối tác liên doanh với hãng xe ôtô Hyundai.

Ông Võ Quang Hiển do SMBC đề cử. Ông Hiển hiện là Giám đốc điều hành Bộ phận Tài trợ Thương mại toàn cầu tại ngân hàng Nhật Bản này. Đáng chú ý, SMBC lại mới chính thức chấm dứt thỏa thuận hợp tác chiến lược trước thời hạn với Eximbank được ký kết vào năm 2007.

Ông Nguyễn Hiếu nguyên Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) và hiện cũng là thành viên HĐQT VDSC. Trong danh sách cổ đông đề cử ông Hiếu, xuất hiện cái tên Ngô Thu Thúy. Bà Thúy được biết đến là Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải xăng dầu tại TPHCM.

Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital (BCG). Một trong những người đề cử ông Hùng cũng chính là Chủ tịch Bamboo Capital Nguyễn Hồ Nam.

Co dong Eximbank van khong qua loat van de trong yeu
 

Nhiều vấn đề không được cổ đông đồng thuận

Mặc dù việc bầu cử nhân sự HĐQT và BKS diễn ra thuận lợi, song nhiều tờ trình của Eximbank lại không được cổ đông thông qua như báo cáo hoạt động kinh doanh từ 2018-2020, tờ trình chia cổ tức 2020 tỷ lệ 7%, đầu tư dự án Trụ sở Eximbank tại số 7, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TPHCM.

Còn lại các tờ trình khác đều được thông qua như tờ trình ủy quyền cho HĐQT cập nhật, bổ sung quy chế tài chính củ Eximbank; Tờ trình điều chỉnh điều lệ Eximbank; Tờ trình quy chế quản trị nội bộ; Tờ trình quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT; Tờ trình quy chế tổ chức và hoạt động của BKS.

Trước khi bầu cử, theo chia sẻ của lãnh đạo Eximbank, tính đến ngày 30/3/2021, Eximbank đã thanh toán hết trái phiếu đặc biệt VAMC. Do đó, Eximbank đã có văn bản trình NHNN chấp thuận cho Eximbank được chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2021. Sau khi được NHNN chấp thuận, Eximbank sẽ trình cổ đông phương án phân phối cụ thể, dự kiến với số lợi nhuận được chia sau khi trừ các quỹ năm 2018, 2019, 2020 là gần 2.214 tỷ đồng. Sau khi trừ đi số cổ phiếu quỹ, Eximbank dự kiến chi cổ tức 1,800 đồng/cp. 

Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận hợp nhất trước và sau thuế cả năm 2021 của Eximbank đạt lần lượt 1.205 tỷ và 965 tỷ đồng, giảm gần 10% so với năm 2020. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận Eximbank sụt giảm do chi phí dự phòng rủi ro cao gấp rưỡi năm trước, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng nhẹ 9,4%.

Năm 2021, dư nợ cho vay của Eximbank tăng 13,8% lên mức 114.675 tỷ. Trong đó, nợ xấu nội bảng giảm 11,3% xuống còn 2.247 tỷ đồng và chiếm 1,96% tổng dư nợ, thấp hơn mức 2,52% ghi nhận vào cuối năm 2020.

Trong năm 2022, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 127% so với năm 2021. Thu nhập ngoài lãi tăng 216 tỷ lên 1.159 tỷ đồng.