Cổ đông quay lưng với DXG: Bài học tôn trọng quyền lợi nhà đầu tư

(Vietnamdaily) - Làn sóng phản đối của cộng đồng đầu tư khi liên tục bán ra cổ phiếu DXG của Đất Xanh sau thông tin doanh nghiệp này khá 'thiên vị' ban lãnh đạo và nhân viên.

Cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh chốt phiên 9/6 giảm sàn, về còn 24.100 đồng. Đây là phiên giảm thứ 4 và là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp, với tổng biên độ 17% từ mức đỉnh 28.900 đồng ngày 3/6.

Thanh khoản ngày 9/6 cũng ở mức kỷ lục, gần 43 triệu cổ phiếu, trong đó khối ngoại bán ròng gần 18 triệu đơn vị. Phần lớn giao dịch trong phiên được thực hiện ở giá sàn.

Đến gần 11h phiên 10/6, cổ phiếu DXG tiếp tục bị đạp xuống mức giá 22.700 đồng/cp, tương ứng giảm 5,6% so với giá tham chiếu, khối lượng giao dịch gần 10 triệu đơn vị.

Co dong quay lung voi DXG: Bai hoc ton trong quyen loi nha dau tu
 Cổ phiếu DXG cắm đầu đi xuống.

Đà giảm này được lý giải đến từ thông tin DXG có kế hoạch phát hành thêm 207 triệu cổ phiếu gồm 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tương ứng 38,59% lượng cổ phần đang lưu hành) và 7 triệu cổ phiếu ESOP.

Trong đó, giá phát hành riêng lẻ là giá đã chiết khấu 20% so với bình quân giá đóng cửa của cổ phiếu DXG trong 20 ngày giao dịch gần nhất, còn giá phát hành ESOP là 0 đồng.

Làm một phép tính đơn giản, nếu tính đến hiện tại thị giá DXG trong 20 phiên gần đây dao động quanh 23.000-29.000 đồng/cổ phiếu, ước tính thì Đất Xanh sẽ thu về 4.000 tỷ đồng nếu phát hành 200 triệu cổ phiếu với giá chiết khấu 20% và 7 triệu cổ phiếu Esop với giá 0 đồng.

Còn tính theo thị trường, khối lượng phát hành sắp tới sẽ có giá hơn 4.900 tỷ đồng, do đó Đất Xanh sẽ hụt hơn 900 tỷ đồng sau đợt phát hành này, mà số tiền này chính là cổ đông chịu thiệt khi giá bị điều chỉnh!

Nhiều nhà đầu tư thấy bất bình khi không được tôn trọng quyền bình đẳng khi họ đặt niềm tin đầu tư vào DXG. Một số ý kiến của nhà đầu tư chia sẻ trên các diễn đàn chứng khoán như: “Giá cổ phiếu sẽ có thể được khôi phục, nhưng niềm tin thì rất khó!”.

Hay như "Bài học của DXG cũng là một bài học lớn cho tất cả các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Một khi đã gia nhập thị trường thì phải tuân theo những quy tắc vốn có, quản trị cân bằng lợi ích tránh xảy ra mâu thuẫn là điều mà bất kỳ công ty nào cũng phải cẩn trọng.

Chưa biết cổ phiếu của DXG sẽ dừng lại khi nào nhưng có lẽ phải mất một thời gian khá dài nữa, niềm tin của nhà đầu tư mới dần được khôi phục".

Co dong quay lung voi DXG: Bai hoc ton trong quyen loi nha dau tu-Hinh-2
 Ý kiến của nhà đầu tư trên một diễn đàn chứng khoán.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) cách đây không lâu khi GIL công bố kế hoạch phát hành 16,8 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư, giá chào bán riêng lẻ là 35.000 đồng/cp.

Được biết, trước đó cổ phiếu GIL đang giao dịch tại vùng đỉnh là 80.000 đồng/cp (ngày 13/5). Như vậy, giá phát hành thấp hơn tới 56,3% so với giá đỉnh trước đó.

Nói thêm về giá chào bán riêng lẻ, GIL cho biết giá phát hành được xác định dựa trên giá trị sổ sách của công ty theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 là 35.081 đồng/cp.

Phản ứng với quyết định trên của ban lãnh đạo, cổ phiếu GIL cũng đã bị bán ồ ạt và nhanh chóng quay đầu giảm mạnh. Cụ thể, kể từ ngày 20/5 đến ngày 10/6, cổ phiếu GIL đã giảm 7,3% về còn 58.000 đồng/cp. Đặc biệt, nếu xét từ đỉnh ngày 13/5 đến ngày 9/6, cổ phiếu GIL đã giảm 27,5%.

Thống kê trên thị trường, rất ít các doanh nghiệp phát hành ESOP phát hành giá 0 đồng, chỉ có trường hợp nổi bật nhất nhiều năm trước là MWG đã gặp phản ứng dữ dội của các quỹ đầu tư và nhà đầu tư trong nước.

Việc phát hành cổ phiếu ESOP tại Thế giới Di động không còn quá xa lạ. Trước đó, tỷ lệ triển khai giai đoạn 2014-2015 là 5% và hoàn toàn miễn phí; từ năm 2016, cán bộ nhân viên phải mua với mức giá ưu đãi và tỷ lệ dự kiến không quá 3%.

Phương án phát hành này tạo nên làn sóng lo ngại cho cổ đông của MWG bởi vì giá cổ phiếu trên sàn sẽ bị ảnh hưởng khiến tỷ suất sinh lời giảm khi các ESOP giá rẻ này được lưu hành hơn nữa cổ đông lo ngại pha loãng cổ phiếu, ảnh hưởng đến giá trị và những hoài nghi về việc quyền lợi thực chất thuộc về ai?

Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài cho biết công ty thường xuyên chia ESOP là bởi “đây là linh hồn, là yếu tố sống còn, thậm chí là một bí kíp cho sự phát triển của Thế giới Di động nhằm giữ chân nhân viên trước lời dụ dỗ của đối thủ cạnh tranh”.

Động lực của con người khi thực hiện cái gì đó thì vì tiền và vì niềm vui. Tại MWG, tiền đến từ đâu? Lương – không có gì đặc biệt, và thưởng - là phần thú vị, kết nối với kết quả kinh doanh, tức Công ty còn ngon thì thưởng thú vị.

Còn niềm vui, đối với quản lý cấp cao niềm vui đến từ nhu cầu có được không gian rộng lớn để thể hiện tài năng, nếu được trao niềm tin thì họ sẽ không phủ nhận. Còn nhân viên, cần được hướng dẫn chi tiết để làm việc để họ biết là đang làm đúng", ông Tài nói thêm.

Chủ tịch Tài cho rằng: “Nếu quý cổ đông cảm thấy bực bội với chính sách ESOP này thì cân nhắc việc nên tiếp tục đầu tư vào MWG hay đầu tư vào 1 cổ phiếu khác mang lại cho cổ đông cả tiền và niềm vui".

Thực tế, phát hành ESOP là một trong những hình thức được không ít doanh nghiệp niêm yết ưa chuộng. ESOP vừa bảo đảm phúc lợi cho nhân viên mà doanh nghiệp cũng không phải tốn nhiều chi phí, thậm chí còn thu được thêm một ít vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, so với thưởng bằng tiền mặt, thì thưởng bằng cổ phiếu có tác dụng giúp nhân viên gắn bó với công ty hơn.

Một yếu tố quan trọng nữa là thưởng bằng cổ phiếu còn giúp nhân viên tránh được các khoản thuế thu nhập cá nhân khổng lồ mà chỉ phải nộp 0,1% thuế khi bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán và trả phí giao dịch khoảng 0,15%.

Tuy nhiên, với tần suất phát hành ESOP thường xuyên, và tỷ lệ phát hành cao, ESOP sẽ tạo ra sự pha loãng thị trường và kéo giá cổ phiếu đi xuống.

Chính vì vậy, ESOP nếu bị lạm dụng, sẽ gây ra xung đột lợi ích giữa các cổ đông hiện hữu và lãnh đạo doanh nghiệp cùng những người được hưởng ưu đãi này.

Đất Xanh muốn góp thêm 1.500 tỷ đồng vào Hội An Invest

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) vừa thông qua kế hoạch góp thêm vốn vào công ty con.

Theo đó, Đất Xanh dự kiến mua cổ phần của CTCP Hội An Invest trong đợt công ty phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, số lượng cổ phần mua là 150 triệu cổ phiếu, tương ứng 1.500 tỷ đồng.

Sau giao dịch, DXG sẽ sở hữu 99,9992% vốn tại Hội An Invest. Được biết, tính tới 31/3/2021, Đất Xanh đang sở hữu 99,99% vốn tại Hội An Invest, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

Dragon Capital vừa bán gần 1,8 triệu cổ phiếu Đất Xanh, thu về gần 46 tỷ

(Vietnamdaily) - Quỹ ngoại Dragon Capital vừa bán ra giảm sở hữu tại CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) và thu về gần 46 tỷ đồng.

Nhóm quỹ liên quan tới Dragon Capital vừa bán ra gần 1,8 triệu cổ phiếu DXG để giảm sở hữu từ 16,09% về còn 15,75% vốn, giao dịch được thực hiện trong ngày 25/5.