Cổ đông Xuất nhập khẩu Bình Dương thoái 45 triệu cổ phiếu

Kết thúc quý III/2023, Xuất nhập khẩu Bình Dương ghi nhận doanh thu thuần 232 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ; lãi ròng hơn 10 tỷ đồng, giảm tới 65%.

Mới đây, Công ty TNHH Phát triển bán ra toàn bộ 15.194.200 cổ phiếu PRT để giảm sở hữu từ 5,06%, về còn 0% vốn điều lệ tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP (Protrade, mã PRT). Sau giao dịch này, Công ty TNHH Phát triển không còn là cổ đông lớn tại Protrade.
Trước đó, Công ty TNHH Phát triển trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 45 triệu cổ phiếu PRT, tương ứng 15% vốn sau khi cổ phần hóa Tổng Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương vào năm 2015, đồng thời cam kết giữ số cổ phiếu này trong 5 năm, tính từ đầu tháng 11/2018.
Khi vừa hết thời gian hạn chế chuyển nhượng, Công ty TNHH Phát triển đã liên tục bán ra toàn bộ 45 triệu cổ phiếu PRT, tương ứng 15% vốn điều lệ. Ngoài ra, 13/11/2023, 42 triệu cổ phiếu PRT cũng đã chuyển từ hạn chế chuyển nhượng sang tự do chuyển nhượng. Trong đó, Công ty CP Đầu tư U&I nắm giữ 18 triệu cổ phiếu PRT, tương ứng 6% vốn điều lệ; và Công ty CP SAM Holdings (SAM) sở hữu 24 triệu cổ phiếu PRT, tương ứng 8% vốn điều lệ.
Co dong Xuat nhap khau Binh Duong thoai 45 trieu co phieu
 Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP tiền thân là Xí nghiệp sản xuất hàng cao su 3-2 Sông Bé. (Ảnh minh họa).
Theo tìm hiểu, Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP tiền thân là Xí nghiệp sản xuất hàng cao su 3-2 Sông Bé, được thành lập năm 1982, vốn ban đầu là 4 triệu đồng. Công ty hiện phát triển dựa trên ba lĩnh vực chính bao gồm lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực công nghiệp, và lĩnh vực nông nghiệp.
Tính đến cuối năm 2022, Protrade có 4 cổ đông lớn, gồm: Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý dự án Bình Dương sở hữu 60,98% vốn điều lệ (cổ đông nhà nước); Công ty TNHH Phát Triển sở hữu 15% vốn điều lệ (vừa thoái toàn bộ); Công ty CP SAM Holdings sở hữu 8% vốn điều lệ; Công ty CP Đầu tư U&I sở hữu 6% vốn điều lệ; và còn lại 10,02% vốn điều lệ thuộc về nhóm cổ đông khác.
Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý III/2023, Protrade ghi nhận doanh thu thuần 232 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ; lãi ròng hơn 10 tỷ đồng, giảm tới 65%. Doanh nghiệp cho biết lợi nhuận giảm do sự sụt giảm từ khoản doanh thu lãi tiền gửi, tiền vay. Đồng thời, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 78% so với cùng kỳ.
Đáng nói, 9 tháng đầu năm 2023, dù Protrade đạt doanh thu thuần gần 650 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ; nhưng lỗ ròng hơn 40 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 266 tỷ đồng, do quý II/2023 Protrade lỗ kỷ lục kể từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2018.

Trong năm 2023, PRT đặt mục tiêu thận trọng với tổng doanh thu gần 1.426 tỷ đồng, giảm 16% và lợi nhuận sau thuế hơn 309 tỷ đồng, giảm 3% so với thực hiện năm 2022. Dự kiến không chia cổ tức năm 2023.

Theo báo Đầu tư, trước đó, cuối tháng 9/2023, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong tỏa tài khoản của Protrade mở tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương.
Trong đó, Công ty Protrade nợ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định pháp luật, số tiền bị cưỡng chế lên tới hơn 144 tỷ đồng.

Mua bán bất thường, FLC xin áp dụng biện pháp an ninh, tạm ngừng giao dịch

Thị trường chứng khoán ghi nhận một phiên tăng điểm mạnh khi mà dòng tiền đổ vào bắt đáy ở nhiều cổ phiếu chủ chốt, ồ ạt dồn vào nhóm cổ phiếu “họ FLC”.

Các cổ phiếu blue-chips trong phiên giao dịch cuối tuần 1/4 đồng loạt bật tăng mạnh. Trong nhóm VN-30, có tới 29/30 cổ phiếu tăng giá, trong đó Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài tăng trần thêm 10.200 đồng lên 156.000 đồng/cp.

Nhiều cổ phiếu tăng mạnh như FPT tăng thêm 4.000 đồng lên 111.000 đồng/cp; Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 6.700 đồng lên 117.200 đồng/cp; Sabeco tăng 6.300 đồng lên 165.300 đồng/cp; VPBank tăng 1.400 đồng lên 38.600 đồng/cp…

Chứng khoán ngày 13/6: VTP, GAS và VNM có nên đầu tư?

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu VTP, GAS và VNM trong phiên ngày 13/6?

VTP (Khuyến nghị Phù hợp thị trường): Giá nhiên liệu giảm giúp biên lợi nhuận tăng
Chứng khoán VietCap (VCSC): Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) thêm 3,6% lên 34.600 đồng/cổ phiếu nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ KHẢ QUAN xuống PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG do giá cổ phiếu của công ty đã tăng 28% trong 2 tháng qua và tăng 43% so với đầu năm.

Tin mới