Cô gái bị bắt vì “tin đồn” gây phản ứng trái chiều

(Kiến Thức) - Vụ việc một cô gái TQ bị bắt vì lên mạng hỏi thực hư một vụ án mạng, đang vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều của dân mạng nước này. 

Cô gái bị bắt vì “tin đồn” gây phản ứng trái chiều
Cuối tháng 8 vừa qua, phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, Cảnh sát huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Bắc phát hiện một thành viên có nickname “…05021″ đã đăng trên một diễn đàn thảo luận của địa phương một dòng thông tin có nội dung: “Tôi nghe nói một vụ giết người đã xảy ra ở thị trấn Lâu Trang (tỉnh Giang Tô), có ai biết về diễn biến của vụ án này không?”.
Câu hỏi này nhanh chóng thu hút khoảng 1.000 lượt “view” và được một số thành viên truyền tay nhau.
Cảnh sát đã ngay lập tức vào cuộc điều tra và phủ nhận thông tin trên. Họ khẳng định tin đồn đó đã gây rối trật tự công cộng, kích động nỗi sợ hãi trong dân chúng. Cảnh sát cũng nhanh chóng xác định được danh tính của cô gái đã tung tin thiếu kiểm chứng là Zhao X (20 tuổi) và tiến hành tạm giữ hành chính cô gái này.
Ảnh minh họa: The People’s Daily
 Ảnh minh họa: The People’s Daily
Tờ China News Service ngày 1/9 đưa tin, trước thông tin gây xôn xao dư luận này, ông Hou Xingjun, Trưởng phòng chính trị thuộc Công an huyện Thanh Hà đã khẳng định, Zhao X bị cảnh sát tạm hành chính trong 5 ngày vì tung tin đồn gây hoang mang dư luận. Và cảnh sát làm như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật.
Ông Hou Xingjun cũng nhắc nhở số đông quần chúng không nên dễ dàng tin và lan truyền những tin đồn không có bằng chứng. Và nếu hành động đó gây rối trật tự công cộng, cảnh sát sẽ xử lý theo pháp luật.
Thông tin trên sau khi được đăng tải đã thu hút sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc và gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng sau này muốn đăng thông tin gì trên mạng phải rất cẩn thận và không lan truyền những thông tin thiếu kiểm chứng.
Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng cảnh sát địa phương đã có phản ứng thái quá, có một chút bất công khi bắt người chỉ vì một bài đăng "đơn giản" trên mạng. Trên trang mạng NetEase, một thành viên bình luận: "Cô gái đó lên mạng chỉ để hỏi thực hư vụ án mạng và tôi hoàn toàn cảm thấy không có gì là quá nghiêm trọng. Điều làm tôi lo sợ lại chính là hành động bắt người của cảnh sát".  
Một bạn đọc còn hỏi "xoáy": "Nếu tôi có lên mạng hỏi "Tôi nghe nói một vụ giết người đã xảy ra ở nước ngoài, có ai biết về vụ án này không?" thì không hiểu tôi có bị làm sao không?". 

Bất an trước tin “chặt tay cướp điện thoại“

Khoảng 22 giờ tối 31/8, câu chuyện “cướp chặt tay giật điện thoại” đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên Facebook do thành viên Tý Nhóc Lóc Chóc đăng tải.

Bất an trước tin “chặt tay cướp điện thoại“
Tý Nhóc Lóc Chóc thuật lại câu chuyện đã chứng kiến với giọng điệu “chắc nịch” như sau: một phụ nữ đang chạy xe máy trên đường Hồ Xuân Hương, khi đến gần khu vực cà phê Starbucks thì tấp vào lề để nghe điện thoại. Lúc này có hai thanh niên chạy xe Wave đỏ kè vào. Người ngồi sau rút dao được giấu sẵn trong bụng chém mạnh vào tay để cướp chiếc điện thoại và nhanh chóng tẩu thoát, hiện trường còn lại là vũng máu. Người dân đã đem bàn tay bị đứt của nạn nhân bỏ vào thùng đá và nhanh chóng đưa nạn nhân vào bệnh viện để cấp cứu.

Đời thực của những nhân vật bị chế ảnh nhiều nhất

(Kiến Thức) - Từ diễn viên, ca sỹ... đến người bình thường đều "bỗng dưng nổi tiếng" trên mạng nhờ những bức ảnh "chế" ghi lại khoảnh khắc "huyền thoại" của họ. 

Đời thực của những nhân vật bị chế ảnh nhiều nhất
Khuôn mặt biểu cảm và hài hước của hai chàng trai người Trung Quốc này đã trở thành tâm điểm chế ảnh của cộng đồng mạng.
 Khuôn mặt biểu cảm và hài hước của hai chàng trai người Trung Quốc này đã trở thành tâm điểm chế ảnh của cộng đồng mạng. 
Hai chàng trai chưa rõ danh tính này không chỉ là những gương mặt được chế ảnh nhiều nhất ở Trung Quốc...
 Hai chàng trai chưa rõ danh tính này không chỉ là những gương mặt được chế ảnh nhiều nhất ở Trung Quốc... 
...mà còn nhanh chóng trở thành nhân vật chính trong nhiều tấm ảnh chế được cư dân mạng Việt "sáng tạo" ra.
...mà còn nhanh chóng trở thành nhân vật chính trong nhiều tấm ảnh chế được cư dân mạng Việt "sáng tạo" ra.
Giáo sư Cù Trọng Xoay (tên thật là Đinh Tiến Dũng, SN 1981) là nhân vật được yêu thích từ chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay".
 Giáo sư Cù Trọng Xoay (tên thật là Đinh Tiến Dũng, SN 1981) là nhân vật được yêu thích từ chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay". 
Khuôn mặt với điệu cười hả hê hài hước của anh được dân mạng mang ra làm ảnh chế.
 Khuôn mặt với điệu cười hả hê hài hước của anh được dân mạng mang ra làm ảnh chế.  
 
Sau một thời gian “vắng sóng”, Đinh Tiến Dũng đã trở lại với khán giả truyền hình vào đầu năm 2013 trong một vai trò hoàn toàn mới. Anh đảm trách công việc người dẫn chương trình “Nhà sáng chế”, một chương trình được Đài Truyền hình Việt Nam trực tiếp mua bản quyền công nghệ từ Đài Truyền hình ABC của Australia.
 Sau một thời gian “vắng sóng”, Đinh Tiến Dũng đã trở lại với khán giả truyền hình vào đầu năm 2013 trong một vai trò hoàn toàn mới. Anh đảm trách công việc người dẫn chương trình “Nhà sáng chế”, một chương trình được Đài Truyền hình Việt Nam trực tiếp mua bản quyền công nghệ từ Đài Truyền hình ABC của Australia. 
Bức ảnh thể hiện khuôn mặt cực kỳ biểu cảm của Tổng thống Mỹ - Barack Obama là đề tài để cư dân mạng "chế" hình triệt để.
Bức ảnh thể hiện khuôn mặt cực kỳ biểu cảm của Tổng thống Mỹ - Barack Obama là đề tài để cư dân mạng "chế" hình triệt để. 
Ảnh chế lại khuôn mặt biểu cảm của vị Tổng thống Mỹ đã được nhiều dân mạng sử dụng làm bình luận hình ảnh dưới những status, hình ảnh vui nhộn kèm lời bình "Not bad (Không tồi)".
 Ảnh chế lại khuôn mặt biểu cảm của vị Tổng thống Mỹ đã được nhiều dân mạng sử dụng làm bình luận hình ảnh dưới những status, hình ảnh vui nhộn kèm lời bình "Not bad (Không tồi)". 

Đồng phục nữ sinh Đài Loan: kín đáo vẫn gợi cảm

(Kiến Thức) - Cũng dần chạy theo phong cách sexy hóa, đồng phục của nữ sinh Đài Loan còn rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. 

Đồng phục nữ sinh Đài Loan: kín đáo vẫn gợi cảm
Ở phần lớn các trường phổ thông của Đài Loan, học sinh nữ bắt buộc phải mặc váy đồng phục.
 Ở phần lớn các trường phổ thông của Đài Loan, học sinh nữ bắt buộc phải mặc váy đồng phục. 
Chiếc váy ngắn trên đầu gối không làm giảm độ tự tin của các nữ sinh.
 Chiếc váy ngắn trên đầu gối không làm giảm độ tự tin của các nữ sinh.
 

Tin mới