Có gì mới ở chợ hoa Xuân 'trên bến dưới thuyền' năm 2024?

Chợ hoa Xuân “trên bến dưới thuyền” tại Bến Bình Đông (Quận 8) diễn ra từ ngày 25/1 (15 tháng Chạp) đến ngày 9/2/2024 (ngày 30 Tết) với nhiều hoạt động đặc sắc.

Co gi moi o cho hoa Xuan 'tren ben duoi thuyen' nam 2024?

Chợ hoa Xuân "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông là nét đặc trưng văn hóa của TP Hồ Chí Minh vào dịp Tết.

Chiều 18/1, đạidiện UBND Quận 8 cho biết, chợ hoa Xuân “trên bến dưới thuyền” Tết Giáp Thìn năm 2024 đượcđầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng cả về quy mô và chất lượng đểtạo nên một điểm đến ấn tượng và hấp dẫn phục vụ người dân và du kháchtrong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Năm nay, chợ cóquy mô gồm 654 điểm kinh doanh, trong đó có 50 điểm kinh doanh trái cây, rau, củ quả và 604 điểm kinh doanh hoa, cây kiểng với nhiều chủng loại đa dạng, phục vụ nhu cầu mua sắm ngày Tết… Chợ góp phần tạo không gian văn hóa hấp dẫn, vừa truyền thốngvừa hiện đại và mang nét đặc trưng của miền sông nước, đậm dấu ấn “trên bến dưới thuyền” duy nhất tại TP Hồ Chí Minh để phục vụ nhu cầu thưởng lãm, mua cây, hoa kiểng của người dân Quận 8 và Thành phố.

Ngoài ra, ban tổ chức cònkết hợp hiệu ứng ánh sáng, đèn nghệ thuật khu vực lề đường dọc kênh Tàu Hủ phía bên Đại lộ Võ Văn Kiệt (Quận 6, đối diện khu vực diễn ra hoạt động chợ hoa) để người dân đi chợTết thuận tiện và tạo hiệu ứng lung linh hơn.

Theo ban tổ chức,chương trình khai mạc chợ hoa Xuân sẽdiễn ra vào lúc 19 giờ 4/2/2024 (nhằm ngày 25 tháng Chạp âm lịch) tại sân khấu tiểu cảnh “trên bến dưới thuyền” trên kênh Tàu Hủ (đường Bến Bình Đông, Phường 13, Quận 8).

Tăng trưởng GRDP của TP HCM rơi vào nhóm thấp nhất cả nước

Là đầu tàu kinh tế của cả nước, thế nhưng GRDP quý I/2023 của TP HCM lại nằm trong nhóm thấp nhất cả nước, xếp hạng 56 trên tổng số 63 địa phương.

Sáng 1/4, UBND TP HCM tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2023.
Theo số liệu của UBND TP HCM, GRDP của Thành phố quý I/2023 ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng 2,06%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,6%; khu vực thương mại dịch vụ tăng 2,07%; thuế sản phẩm tăng 1,14%.
Đáng chú ý, trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu (chiếm 60,4% GRDP), thì có tới 4/9 ngành có mức tăng trưởng âm. Cụ thể, ngành vận tải kho bãi giảm 0,63%, thông tin và truyền thông giảm 2,7%, kinh doanh bất động sản giảm 16,2%, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội giảm 4,82%.
Với kết quả trên, TP HCM là địa phương có mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, và nằm trong danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.
Tang truong GRDP cua TP HCM roi vao nhom thap nhat ca nuoc
 Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu tại phiên họp.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, năm 2021, Thành phố phải chiến đấu với đại dịch Covid-19 và vượt qua trong điều kiện ngặt nghèo. Năm 2022 là năm phục hồi, địa phương dự tính sẽ lấy lại những gì đã mất.
Cuối năm 2022, đầu năm 2023, thành phố đã dự tính được năm 2023 có nhiều khó khăn, thử thách. Do đó, năm 2023, Thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP từ 7,5 đến 8%, thấp hơn năm ngoái.
“Nhưng sự thật chúng ta không ngờ đến là các chỉ số thấp ở mức sâu như thế. Những khó khăn đã được dự tính trước, nhưng các chỉ số giảm sâu hơn điều được dự đoán”, ông Nên nhìn nhận.
Phát biểu tại phiên họp, TS Trần Du Lịch cho rằng, sau gần 40 năm, đây là lần đầu tiên TP.HCM nằm trong nhóm tăng trưởng thấp nhất cả nước. Dù các chuyên gia đã đưa ra dự báo kém khả quan vào quý IV/2022, kết quả thực tế còn xấu hơn.
Nhìn toàn cảnh tình hình thế giới lẫn trong nước, rất không may cho kinh tế cả nước và Thành phố trong quý IV/2022 vừa chịu tác động lớn từ bên ngoài là biến động thị trường tài chính thế giới và bên trong với những bất ổn về ngân hàng, tín dụng, thị trường bất động sản. “Hai yếu tố này cộng hướng làm chúng ta cực kỳ khó khăn và Thành phố là địa bàn chịu tác động của 2 yếu tố này mạnh nhất cả nước”, ông Lịch nhìn nhận.
Tang truong GRDP cua TP HCM roi vao nhom thap nhat ca nuoc-Hinh-2
 TS. Trần Du Lịch phát biểu tại phiên họp.
Tuy nhiên, qua quý 1/2023, tình hình trong cả nước đã dễ chịu hơn, kiểm soát được lạm phát, tỷ giá và ứng phó thị trường tài chính thế giới. Phân tích nguyên nhân tăng trưởng quý I/2023 của TP HCM lại thấp như vậy, ông Trần Du Lịch cho rằng, có 3 động lực mà Chính phủ và Thành phố đã thống nhất đề ra để kéo nền kinh tế trở lại nhưng thành phố chưa làm được.
Một là giải ngân vốn đầu tư công, đây là yếu tố rất quan trọng để vực dậy nền kinh tế. Thế nhưng, TP HCM bỏ lỡ công cụ này khi quý 1/2023 chỉ giải ngân đầu tư công được 2%.
Thứ hai, về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế cho vốn, ông Lịch đề nghị, cần khẩn trương công khai, minh bạch toàn bộ các dự án; làm rõ dự án nào làm, dự án nào không làm để tạo niềm tin cho doanh nghiệp.
Thứ ba, về phát triển thị trường nội địa. Theo ông, chưa bao giờ, tổng doanh thu dịch vụ và bán hàng của TP.HCM thấp hơn cả nước. Vừa qua, nếu loại trừ yếu tố giá, cả nước tăng khoảng 10,3% còn TP.HCM chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ quý I/2022, đây là việc chưa bao giờ xảy ra.
“Như vậy, cả 3 trụ cột - 3 liều thuốc để kinh tế tiếp tục phục hồi thì TP HCM vẫn chưa tận dụng được. Đây là nguyên nhân gốc khiến tăng trưởng chậm hơn so với cả nước,” ông Lịch phân tích.
>>> Mời độc giả xem thêm video TP HCM bảo tồn biệt thự cổ:

(Nguồn: VTV24)

Tăng trưởng kinh tế TP.HCM giảm sâu, “liều thuốc” chung cho các địa phương

Nhiều ý kiến cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM những năm gần đây bị sụt giảm là do chậm triển khai các dự án hạ tầng, đầu tư công; du lịch, bất động sản,… cũng bị đình trệ. Vậy các địa phương khác thì sao?

Kết quả dự báo trước

Xuyên suốt quá trình phát triển không ngừng của đất nước sau ngày thống nhất, TP.HCM luôn được nhắc tới với cái tên "đầu tàu kinh tế của cả nước" với đóng góp của địa phương này đối với ngân sách Trung ương luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các tỉnh, thành.

Tin mới