Có gì trong nhà máy Trung Nguyên khiến ông Vũ - bà Thảo tiếp tục mâu thuẫn?

Có gì trong nhà máy Trung Nguyên khiến ông Vũ - bà Thảo tiếp tục mâu thuẫn?

Nhà máy Trung Nguyên Bắc Giang đi vào hoạt động ngày 14/04/2011, tập trung vào công đoạn đóng gói thành phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan G7.

Xem toàn bộ ảnh
Theo Infonet, vừa qua, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có đơn tố cáo gửi đến cơ quan Công an tỉnh Bắc Giang về việc nhiều người lạ mặt lợi dụng đêm tối đã “cưỡng chiếm” Nhà máy Cà phê Trung Nguyên Bắc Giang vào rạng sáng ngày 20/11/2021. Ảnh: Infonet
Theo Infonet, vừa qua, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có đơn tố cáo gửi đến cơ quan Công an tỉnh Bắc Giang về việc nhiều người lạ mặt lợi dụng đêm tối đã “cưỡng chiếm” Nhà máy Cà phê Trung Nguyên Bắc Giang vào rạng sáng ngày 20/11/2021. Ảnh: Infonet
Chi nhánh CTCP Cà phê Trung Nguyên Bắc Giang ( Nhà máy Trung Nguyên Bắc Giang) có địa chỉ tại Lô B (B2), Khu công nghiệp Quang Châu, Xã Quang Châu với số vốn đầu tư hơn 30 triệu USD, đi vào hoạt động ngày 14/04/2011. Ảnh: Tuyển dụng Trung Nguyên
Chi nhánh CTCP Cà phê Trung Nguyên Bắc Giang ( Nhà máy Trung Nguyên Bắc Giang) có địa chỉ tại Lô B (B2), Khu công nghiệp Quang Châu, Xã Quang Châu với số vốn đầu tư hơn 30 triệu USD, đi vào hoạt động ngày 14/04/2011. Ảnh: Tuyển dụng Trung Nguyên
Đây là nhà máy thứ hai được Trung Nguyên xây dựng tại Bắc Giang và cũng là nhà máy thứ 5 trong hệ thống nhà máy cà phê hiện đại nhất châu Á của Trung Nguyên, với tổng số vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng. Ảnh: Infonet
Đây là nhà máy thứ hai được Trung Nguyên xây dựng tại Bắc Giang và cũng là nhà máy thứ 5 trong hệ thống nhà máy cà phê hiện đại nhất châu Á của Trung Nguyên, với tổng số vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng. Ảnh: Infonet
Nhà máy tập trung vào công đoạn đóng gói thành phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan G7 của thị trường miền Bắc và Trung Quốc với công suất thiết kế hơn 100/tấn/ngày. Ảnh: Trungnguyenlegend
Nhà máy tập trung vào công đoạn đóng gói thành phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan G7 của thị trường miền Bắc và Trung Quốc với công suất thiết kế hơn 100/tấn/ngày. Ảnh: Trungnguyenlegend
Công ty này hiện đang trong quá trình tranh chấp và chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án sau vụ ly hôn "đình đám" giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: ĐSPL
Công ty này hiện đang trong quá trình tranh chấp và chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án sau vụ ly hôn "đình đám" giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: ĐSPL
Giai đoạn trước năm 2018 (thời điểm chưa xảy ra tranh chấp), nhà máy do bà Lê Hoàng Diệp Thảo làm Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh và người đại diện pháp luật với mục đích sản xuất các sản phẩm hòa tan thương hiệu King Coffee. Ảnh: Trungnguyenlegend
Giai đoạn trước năm 2018 (thời điểm chưa xảy ra tranh chấp), nhà máy do bà Lê Hoàng Diệp Thảo làm Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh và người đại diện pháp luật với mục đích sản xuất các sản phẩm hòa tan thương hiệu King Coffee. Ảnh: Trungnguyenlegend
Tuy nhiên, sau đó, CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên, thuộc quyền kiểm soát của ông Vũ, đã kiện bà Thảo về hành vi sử dụng trái phép cơ sở này, yêu cầu hoàn trả và bồi thường số tiền hơn 1.700 tỷ đồng. Ảnh: Trungnguyenlegend
Tuy nhiên, sau đó, CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên, thuộc quyền kiểm soát của ông Vũ, đã kiện bà Thảo về hành vi sử dụng trái phép cơ sở này, yêu cầu hoàn trả và bồi thường số tiền hơn 1.700 tỷ đồng. Ảnh: Trungnguyenlegend
Ngày 4/11/2016, để đảm bảo ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, Liên ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang và các bên liên quan đã họp và cùng lập biên bản làm việc. Kết quả là giữ nguyên hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang cho đến khi có quyết định cuối cùng có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ảnh: Infonet
Ngày 4/11/2016, để đảm bảo ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, Liên ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang và các bên liên quan đã họp và cùng lập biên bản làm việc. Kết quả là giữ nguyên hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang cho đến khi có quyết định cuối cùng có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ảnh: Infonet
Về phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ, vị này khẳng định nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang đã được thu hồi từ ngày 20/11/2021 và chính thức đi vào hoạt động sản xuất từ ngày 30/11 vừa qua. Ảnh: Trungnguyenlegend
Về phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ, vị này khẳng định nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang đã được thu hồi từ ngày 20/11/2021 và chính thức đi vào hoạt động sản xuất từ ngày 30/11 vừa qua. Ảnh: Trungnguyenlegend
Theo giới thiệu trên website, dự kiến, trong năm 2022, nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang sẽ tăng 25-50% sản lượng, đẩy mạnh tuyển dụng thêm nhân công, tạo công ăn việc làm cho hơn 400 người lao động địa phương. Ảnh: Trungnguyenlegend
Theo giới thiệu trên website, dự kiến, trong năm 2022, nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang sẽ tăng 25-50% sản lượng, đẩy mạnh tuyển dụng thêm nhân công, tạo công ăn việc làm cho hơn 400 người lao động địa phương. Ảnh: Trungnguyenlegend
Video: Vợ cũ ông chủ cà phê Trung Nguyên chia sẻ về thị trường cà phê VN. Nguồn: VTV24

GALLERY MỚI NHẤT