Cô giáo Lịch sử biến số liệu trở nên lôi cuốn

Nhờ thay đổi phương pháp dạy học, môn Lịch sử đã được học sinh hào hứng đón nhận. Từ đó, giờ học Lịch sử đối với cô, trò đều thoải mái...

Co giao Lich su bien so lieu tro nen loi cuon
 Cô Đỗ Thị Hiên cùng học trò mặc trang phục Ấn Độ để tìm hiểu về bài học. Ảnh: Lan Anh
 
Học lịch sử để biết hiện tại
Trong tiết học Lịch sử tại Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với bài học “Phong trào Tây Sơn”, học sinh lớp 7A1 được đóng vai các nghĩa sĩ Tây Sơn, tìm hiểu về địa danh, nhân vật đã gắn bó với Hà Nội như Đống Đa, Ngọc Hồi, Quang Trung, Lê Ngọc Hân, Bùi Thị Xuân. Các em thảo luận, trao đổi, tái hiện lại khung cảnh lịch sử hơn 200 năm trước.
Người tạo nên lớp học sinh động này là cô giáo Phạm Tường Vân với nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học không ngừng. Nhắc đến cô Vân, học sinh Trường THCS Hoàng Mai nhớ đến những câu chuyện lịch sử thú vị, độc đáo mà cô sưu tầm qua nhiều cuốn sách, tài liệu quý. Những câu chuyện được lồng ghép trong bài giảng khiến học sinh thêm yêu thích lịch sử hơn.
Bên cạnh đó, cô Phạm Tường Vân luôn tìm cách biến kiến thức, số liệu lịch sử trở nên lôi cuốn bằng phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, giúp học sinh tự học, tự chủ trong khám phá. Những chiến thắng lịch sử tưởng chừng khô khan, khó nhớ, khó hiểu được cô Vân dạy học với lược đồ, mô hình, sa bàn, video, khiến nội dung bài học trở nên sinh động.
Các tiết học Lịch sử không chỉ là giáo viên giảng bài, đặt câu hỏi cung cấp kiến thức một chiều cho học sinh. Cô Vân hướng dẫn học trò tìm hiểu bài trước. Vào giờ học, các em đóng vai nhân vật, tái hiện các sự kiện lịch sử gay cấn, kịch tính, hoặc giới thiệu kiến thức tìm hiểu được; đặt câu hỏi và cùng nhau giải đáp thắc mắc với sự hỗ trợ của giáo viên.
Nói về đồng nghiệp, cô Chu Thị Xuân Hường - Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Mai cho biết: Mỗi bài giảng đều được cô Vân chuẩn bị kỹ lưỡng trước giờ lên lớp. Vì thế, tiết dạy Lịch sử của cô luôn thú vị và nhận được sự yêu thích từ học sinh.
Với phương pháp ôn tập hiệu quả mà dễ ghi nhớ, kiểm tra đánh giá theo từng tuần, cùng sự khích lệ động viên tinh thần, cô Vân giúp học sinh không còn lo lắng trước môn Lịch sử mà tự tin hứng thú. Những bài giảng E-learning, sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin của cô được đánh giá cao và dễ áp dụng thực tiễn giảng dạy.
Bên cạnh sát sao, đôn đốc học sinh học tập, cô còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú, tạo điều kiện cho các em thể hiện sự sáng tạo bản thân trong những buổi hoạt động ngoài trời, sinh hoạt lớp; lồng ghép vào đó nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc.
Co giao Lich su bien so lieu tro nen loi cuon-Hinh-2
 Cô giáo Phạm Tường Vân và học trò. Ảnh: Lan Anh
Đổi mới vì học trò
Cô Đỗ Thị Hiên - giáo viên Lịch sử, Trường THCS Khương Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) vừa đoạt giải Nhất trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024. Tiết dạy của cô Hiên được ban giám khảo đánh giá cao bởi tính sáng tạo, tinh thần đổi mới. Trong bài giảng Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến, cô hóa thân thành người Ấn Độ để giúp học sinh hứng thú học tập. Bài giảng được ứng dụng phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động trải nghiệm, chú trọng thực hành ứng dụng.
Cô Hiên chia sẻ: Trong Chương trình GDPT 2018, môn Lịch sử có sứ mệnh quan trọng là giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực lịch sử, khoa học, đồng thời góp phần xây dựng những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung. Cùng đó, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc; tinh thần cộng đồng và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại; củng cố các giá trị nhân văn, lòng khoan dung, nhân ái.
Để thực hiện được vai trò trên, trước tiên học sinh cần yêu thích môn Lịch sử, việc đó dựa vào khả năng truyền đạt của giáo viên. Thầy cô phải dạy làm sao để học sinh không “sợ” mà cảm thấy yêu môn học hơn. Trong mỗi tiết học Lịch sử của cô Hiên, học trò được thỏa sức thể hiện khả năng riêng như làm thơ, vẽ hình, thuyết trình, làm mô hình và đóng hoạt kịch… nhằm trình bày, nêu hiểu biết lịch sử. Nội dung bài học lịch sử nhờ đó đi vào tâm trí các em một cách nhẹ nhàng và dễ hiểu.
Cô Hiên còn khéo léo lồng ghép việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương và các vấn đề thực tiễn cuộc sống giúp học sinh kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai. Với hướng dẫn của cô, học sinh có sự thay đổi rõ ràng trong việc học, nhận thức môn Lịch sử; giờ học thoải mái, chất lượng nâng cao.
Gắn với chuyên môn, cô Hiên đã tích cực đóng góp ý kiến trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp như chương trình kỷ niệm vào những dịp như Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngày Giải phóng Thủ đô... Những chương trình này tạo cho học sinh sân chơi bổ ích, hiểu biết thêm lịch sử và giá trị truyền thống.
Không ngừng trau dồi chuyên môn, tự khẳng định bản thân, hằng năm cô Hiên tham gia đầy đủ, tích cực các buổi tập huấn để nâng cao kiến thức, đổi mới phương pháp phù hợp. Đồng thời, cô đẩy mạnh quá trình tự học qua sách vở, Internet, đồng nghiệp để bản thân thêm hoàn thiện.
Kể về cô giáo của mình, em Đinh Nguyễn Ngọc Linh - học sinh lớp 8A4 tâm sự: “Cô Hiên là giáo chủ nhiệm tuyệt vời. Cô thân thiện, nhiệt huyết, luôn quan tâm tới học sinh. Mỗi giờ học của cô, chúng em như được đi du lịch, khám phá nhiều địa danh trên thế giới”.

Công tác tại Trường THCS Khương Thượng từ năm 2018 đến nay, cô Đỗ Thị Hiên đã chiếm trọn tin tưởng của ban giám hiệu và đồng nghiệp bởi năng lực chuyên môn tốt. Trong quá trình dạy học, cô luôn làm mới những tiết học Lịch sử với nhiều phương pháp dạy học linh hoạt...

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT đề xuất phương án phù hợp về môn Lịch sử

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương tổ chức hội thảo đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp đối với môn Lịch sử.

Xét Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề ngày 31/5/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lắng nghe ý kiến của cử tri, Đại biểu Quốc hội liên quan đến Chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp trung học phổ thông.

Thu tuong yeu cau Bo GD-DT de xuat phuong an phu hop ve mon Lich su
Chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp trung học phổ thông cần nhiều ý kiến đóng góp. 

Bên cạnh đó, khẩn trương tổ chức Hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; làm tốt hơn công tác truyền thông để xã hội được cập nhật đầy đủ hơn đối với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục lịch sử cho học sinh.

Trước đó, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cũng đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến tiếp thu ý kiến đông đảo của cử tri, các tầng lớp nhân dân theo hướng quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp trung học phổ thông, với khối lượng kiến thức phù hợp. 

PGS.TS Vũ Quang Hiển: Một đời tận hiến cho khoa học, giáo dục

Sự ra đi của PGS.TS Vũ Quang Hiển đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho các thế hệ học trò, đồng nghiệp về một nhà khoa học, một người Thầy đã dành gần trọn cuộc đời cống hiến cho khoa học, giáo dục.

Một đời tận hiến cho khoa học
“9h50’ sáng 29/8, trái tim Thầy đã ngừng đập. Khi ngồi ở tầng 1 nghe về thông tin lễ tang của Thầy, tôi vẫn nghĩ Thầy nằm trên tầng 2, lát nữa, Thầy sẽ xuống, ngồi đúng chiếc ghế kia, Thầy sẽ châm một điếu thuốc và bắt đầu say sưa, vừa…rung chân, vừa nói về lịch sử. Tôi sẽ chăm chú lắng nghe, cố gắng nhớ tất cả những gì Thầy nói, từng từ, từng từ một. Thi thoảng Thầy dừng lại, cười một điệu cười hiền, nhả một làn khói và tiếp tục nói tiếp. Nếu cứ để Thầy nói về chuyên môn, câu chuyện sẽ có thể…chẳng bao giờ dừng”, TS Hồ Thị Liên Hương, Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), ĐH Quốc gia Hà Nội dường như vẫn không tin được sự thật, rằng người Thầy tôn kính của mình - PGS.TS Vũ Quang Hiển đã mãi mãi ra đi.

Tin mới