Cô giáo mầm non nói lương cho mẹ bạn trai và cái kết

Suốt bữa cơm, bố mẹ của anh không còn vồn vã như trước. Ông bà cứ hối chúng tôi ăn nhanh để hai người còn đi thăm người ốm.

Năm nay, tôi vừa bước vào tuổi 30 và đang làm giáo viên mầm non ở một huyện vùng ven TP.HCM.

Do tính chất công việc, tôi chưa kết hôn và chỉ mới tìm hiểu một anh chàng lớn hơn 3 tuổi.

Anh làm nhân viên kinh doanh bất động sản, thu nhập dao động từ 20-30 triệu đồng/tháng.

So với anh, thu nhập của tôi thực sự quá thấp. Mức lương sau 6 năm dạy mầm non của tôi chỉ khoảng từ 7-9 triệu đồng/tháng.

Với mức lương ấy, tôi hầu như không tích lũy được đồng nào. Phần lớn tiền lương tôi đều đưa cho bố mẹ, chỉ giữ lại một ít để tiêu riêng.

Dù vẻ ngoài của tôi không quá xinh đẹp nhưng cũng có phần mặn mà, trẻ hơn tuổi 30 rất nhiều.

Co giao mam non noi luong cho me ban trai va cai ket

Tôi bị mẹ bạn trai bóng gió chuyện thu nhập thấp. (Ảnh minh họa: Pxfuel).

Thế nhưng, tôi chưa từng mở lòng với bất kỳ người đàn ông nào. Một phần tôi lo nghĩ nếu đi lấy chồng thì bố mẹ không ai chăm sóc. Phần khác, tôi tự ti về thu nhập của mình.

Với thu nhập ấy, tôi rất dễ rơi vào tình huống bị người yêu khinh thường hoặc nghi ngờ tôi lợi dụng tiền bạc.

Mãi đến khi gặp người đàn ông hiện tại. Anh cho tôi cảm giác an tâm rằng anh sẽ lo lắng, che chở cho tôi cả về tình cảm lẫn tài chính.

Quen nhau được 3 tháng, anh dẫn tôi về ra mắt gia đình. Anh kể với tôi bố mẹ anh có phần khó tính và khá đề cao vật chất.

Anh căn dặn tôi khi bố mẹ hỏi về thu nhập thì nói khéo một chút.

Nghe đến đó, tôi thấy rất khó chịu và tự nhủ chẳng việc gì phải giấu giếm. Nếu chẳng may sau này bố mẹ anh biết tôi nói dối thì càng khó nhìn mặt nhau.

Tôi chỉ hy vọng bố mẹ anh không đề cập đến vấn đề nhạy cảm ấy thì cuộc gặp mặt mới trọn vẹn.

Nhưng quả thật, không ai hiểu bố mẹ bằng con cái.

Anh dẫn tôi bước vào căn nhà khang trang, giữa khuôn viên có nhiều cây kiểng. Bố mẹ anh ngồi uống trà ở phòng khách. Thấy tôi, ông bà niềm nở mời vào nhà.

Sau vài câu xã giao, mẹ của anh gọi tôi xuống bếp phụ bà dọn cơm. Trong bếp, bà bắt đầu hỏi về gia cảnh, nghề nghiệp của tôi.

Lúc nghe tôi làm giáo viên mầm non, bà chau mày và hỏi tới: “Giáo viên thì chắc lương bổng không bao nhiêu phải không cháu?”.

Thoáng bối rối, tôi trả lời thật thu nhập của mình.

Bà nghe xong thở dài, rồi nói tiếp: “Thời buổi này, tổng thu nhập hai vợ chồng phải tầm hơn 40 triệu đồng/tháng thì mới sống thoải mái.

Kinh tế mà không ổn thì hôn nhân không ấm êm, lục đục hết chuyện nọ đến chuyện kia. Vợ chồng còn phải có trách nhiệm lo cho bố mẹ nữa”.

Bữa cơm với nhiều món ngon, đắt tiền được dọn ra mà sao tôi nghe đắng ngắt, nuốt không trôi.

Suốt bữa cơm, bố mẹ của anh không còn vồn vã hỏi thăm. Ông bà cứ hối chúng tôi ăn nhanh để hai người còn đi thăm người ốm.

Hiểu chuyện, tôi đứng dậy chào họ ra về. Bố mẹ giữ chân anh để mặc tôi tự đặt xe ôm công nghệ.

Tôi lầm lũi bước đi mà thấy con đường phía trước cứ nhòe dần…

Từ tuổi 30 trở đi, bạn nên từ bỏ 8 thói quen này ngay

Tuổi 30 là mốc thời điểm quan trọng để chúng ta định hình lại cuộc sống nhằm trưởng thành hơn và chuẩn bị đón nhận những thử thách mới.

1. Cố níu giữ những tình bạn có ảnh hưởng tiêu cực

Khi rời đại học và bắt đầu sự nghiệp, một số mối quan hệ sẽ trở nên xa cách và bạn nên chấp nhận điều đó. Có những người bạn vốn chơi với nhau lâu năm nay cũng lạnh nhạt hoặc thay đổi, bạn đừng cố níu lại. Hãy đầu tư thời gian và nỗ lực cho những tình bạn xứng đáng.

Ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc phá sản

Việc làm bấp bênh, ngày càng nhiều người Hàn Quốc phải tuyên bố phá sản.

Theo Tòa án Phá sản Seoul, tính đến cuối năm 2021, có 5,7% người nộp đơn xin phá sản ở độ tuổi 30 và 16,7% ở độ tuổi 40. Năm 2020, con số là 6,9% người ở độ tuổi 30 và 18,9% ở độ tuổi 40.

Điều này có nghĩa là 2 nhóm tuổi trên chiếm từ 20 đến 25% tổng số hồ sơ xin phá sản cá nhân, theo Chosun Ilbo.

Tin mới