Cô giáo nhét giẻ vào miệng bé 11 tháng: Chờ tân Bộ trưởng "diệt" bạo hành
Giáo viên mầm non Sao Việt nhét giẻ vào miệng trẻ 11 tháng tuổi là hành động không chỉ vô đạo đức, vô giáo dục, vi phạm pháp luật, xâm hại đến thân thể trẻ em. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và ngành giáo dục cần có biện pháp quyết liệt để triệt bạo hành học đường.
Hải Ninh
Cơ quan chức năng TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình đang xác minh việc bé trai 11 tháng tuổi bị cô giáo nhét giẻ vào miệng tại lớp mầm non.
Sự việc xảy ra tại lớp mầm non tư thục Sao Việt (số 56 Trần Thủ Độ, tổ 8, phường Tiền Phong, TP.Thái Bình). Đáng chú ý, cháu bé 11 tháng tuổi bị bạo hành trong đoạn clip là bé N.N là trẻ được gửi tại nhóm lớp mẫu giáo Sao Việt vài tháng nay, người bạo hành cháu bé là cô giáo tại nhóm lớp này.
Hình ảnh cháu bé bị bạo hành.
Theo anh H.V.Q. (SN 1986, trú tổ 17 phường Bồ Xuyên, TP.Thái Bình) – bố cháu bé, cũng là người đăng tải đoạn clip trên, thời gian gần đây, cháu bé thường xuyên có biểu hiện lạ, đêm ngủ hay bị giật mình tỉnh giấc, hoảng loạn chạy quanh giường khóc. Một giáo viên đã nghỉ việc tại lớp mầm non Sao Việt đã ghi lại hình ảnh trên và báo cho gia đình nên sự việc bé bị bạo hành mới được phơi bày.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, nếu sự việc đúng như clip ghi lại tại lớp mầm non tư thục Sao Việt thì đây là một hành vi bạo lực, phi văn hóa, làm hành động không thể nào chấp nhận được của giáo viên mầm non này trong lĩnh vực giáo dục.
“Tôi xem đoạn clip ghi lại vụ việc mà cảm thấy không thể chịu đựng được. Tại sao một cơ sở mầm non lại có giáo viên mầm non ứng xử với các cháu bé bằng những hành động dã man đến mức như vậy. Điều này sẽ làm tổn hại lâu dài đến tâm lý, tính cách và nhận thức của trẻ đối với người lớn, làm tổn thương lâu dài đến đời sống của con trẻ. Đây là hành động không chỉ vô đạo đức, vô giáo dục mà còn vi phạm pháp luật, xâm hại đến thân thể trẻ em, trà đạp lên thân phận con người” - PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.
>>> Mời độc giả xem clip Phẫn nộ cô giáo mầm non Sao Việt nhét giẻ vào miệng bé 11 tháng tuổi:
Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam cho biết, hiện nay các cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, xử lý vi phạm. Đây là trách nhiệm của các cơ quan chức năng bắt buộc phải vào cuộc và cần phải làm rõ.
“Tôi cho rằng, vụ việc này phải đưa ra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Không thể khác được. Một mặt phải xem xét cơ sở giáo dục mầm non này hoạt động như thế nào. Tại sao cho đến thời điểm này vẫn xảy ra việc cơ sở giáo dục mầm non và các cô nuôi dạy trẻ đối xử với các cháu man rợn như thời trung cổ.
Không phải ngẫu nhiên người ta lại gọi là “các cô nuôi dạy Hổ” mà theo nghĩa sử dụng roi vọt, bạo lực với con trẻ, không phù hợp với nền giáo dục mà xã hội ta đang triển khai và hướng tới. Trước mắt cần đình chỉ ngay cơ sở giáo dục này, những người liên quan trực tiếp đến vụ việc này cần phải bị xử lý theo quy định pháp luật, thậm chí có thể xem xét xử lý hình sự”-PGS.TS. Lâm Bá Nam đề nghị.
PGS.TS. Lâm Bá Nam.
Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cần phải có hành động mạnh mẽ để chấn chỉnh tình trạng bạo hành học đường như vụ việc trên và những vụ việc bạo hành khác đã xảy ra.
“Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng là một nhà giáo trưởng thành từ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đồng nghiệp với tôi một thời và có nhiều năm làm nhà giáo. Với tư cách là Bộ trưởng GD&ĐT, rất khoát Bộ phải vào cuộc. Chúng ta đang nghỉ hè và chuẩn bị bước vào năm học mới. Trong hệ thống giáo dục của chúng ta phải xây dựng được những nhà giáo có đầy đủ các nhân cách của người thầy” - PGS.TS. Lâm Bá Nam nói.
Cơ sở mầm non tư thục Sao Việt bị đình chỉ.
Ông cho rằng, nhân cách của người thầy đóng vai trò số 1 trong việc tạo nên môi trường giáo dục, không chỉ chuyên môn mà còn đạo đức nhà giáo. Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có đạo đức nghề nghiệp nhưng đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo phải được chú trọng hàng đầu, phải được coi là công việc thường xuyên, liên tục để nâng cao nhân cách của nhà giáo trong môi trường giáo dục và xã hội.
“Gần đây có một số hiện tượng bạo hành trong môi trường giáo dục không chỉ sự việc xảy ra tại tại nhóm lớp mẫu giáo Sao Việt trên mà còn từng xảy ra tại nhiều cơ sở khác. Chuẩn bị cho năm học mới tôi cho rằng, ngành giáo dục cần triển khai mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn về việc xây dựng hình ảnh nhà giáo, môi trường giáo dục, sư phạm an toàn trong toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc gia. Tôi tin rằng Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ lưu tâm và chắc chắn sẽ cải thiện tốt. Bên cạnh đó cần phải có chế tài đi kèm để đánh giá về tư cách, vị trí, trách nhiệm của nhà giáo đối với xã hội” - PGS.TS. Lâm Bá Nam cho hay.
Liên quan sự việc trên, ngay chiều ngày 29/6, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thái Bình Hà Thị Thu Phương đã ký văn bản 1338/UBND-GDĐT chỉ đạo UBND phường Tiền Phong tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục này để phục vụ công tác điều tra, xác minh. Đồng thời, yêu cầu Công an thành phố Thái Bình điều tra, làm rõ sự việc liên quan đến nội dung của video clip lan truyền trên mạng.
Đình chỉ công tác cô giáo bạo hành học sinh tại Long An
(Kiến Thức) - Bộ GD-ĐT có văn bản khẩn gửi Sở GD-ĐT tỉnh Long An yêu cầu xác minh, phối hợp với các ban - ngành liên quan xử lý nghiêm vụ cô giáo bạo hành học sinh, báo cáo tình hình về bộ trong ngày 10/12.
Liên quan đến vụ việc cô giáo bạo hành học sinh ở Long An, cuối ngày 8/12, Sở Giáo dục đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Long An đã có báo cáo UBND tỉnh Long An, Bộ GD-ĐT về việc cô V., chủ nhiệm lớp 1/5 Trường tiểu học Bình Hữu (huyện Đức Hòa, Long An) đánh học sinh.
Giáo viên bạo hành, miệt thị học sinh tại cơ sở dạy kèm: Công an vào cuộc điều tra
Đứng lớp ở cơ sở dạy kèm tại Ninh Thuận, bà Phan Trần Linh Thu đã dùng tay, thước đánh liên tục vào người các học sinh tiểu học cùng những lời lẽ miệt thị khiến nhiều em sợ hãi.
Sáng 30/12, Thượng tá Nguyễn Xuân Phong, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, cho biết cơ quan này đang chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc có dấu hiệu bạo hành học sinh tại một cơ sở dạy kèm trên địa bàn.
Giáo viên bạo hành, miệt thị học sinh tại cơ sở dạy kèm.