Cò Marabou dùng kế bẩn “mượn tay” cá sấu để tiêu diệt đối thủ

Có vẻ không được "quang minh chính đại" cho lắm, tuy nhiên với việc sử dụng đầu óc, con cò Marabou đã có thể hạ gục đối thủ mà không cần tốn một giọt mồ hôi.

Cò Marabou dùng kế bẩn “mượn tay” cá sấu để tiêu diệt đối thủ

Sinh sống trong cùng một môi trường, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi giữa các loài sinh vật.

Cạnh tranh có thể xảy ra bởi vì nhiều nguyên nhân có thể kể đến như: nguồn thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác như con đực tranh giành nhau con cái vào mùa sinh sản..

Trong đó ác liệt và thường xuyên xảy ra nhất có lẽ là cạnh tranh nguồn thức ăn giữa các loài động vật với nhau.

Với việc biến đổi khí hậu trên thế giới ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống khiến cho việc kiếm ăn ngày nay khó khăn hơn bao giờ hết.

Lượng thức ăn ít đi đồng nghĩa các cuộc chiến tranh giành sẽ càng trở nên khốc liệt. Thông thường đối với các loài thú dữ, để giải quyết vấn đề tranh chấp chúng sẵn sàng sử dụng vũ lực để lao vào các cuộc chiến một mất một còn.

Nhưng cũng có những loài động vật có đầu óc, sử dụng "tay" của kẻ khác để tiêu diệt kẻ thù, điển hình như trong đoạn clip dưới đây.

Clip nguồn: Tekweni.

Nhân vật chính trong câu chuyện là hai chuyên gia ăn xác chết, cò Marabou và kền kền. Nhìn qua tương quan lực lượng, cò Marabou rõ ràng có lợi thế hơn về hình thể. Điều này cũng đúng bởi Marabou là một trong những loài chim lớn nhất trên cạn với chiều dài cơ thể khoảng 1,4 m; sải cánh dài khoảng 3 m; cân nặng khoảng 5 kg; cao khoảng 1,5 m.

Câu nói "nhìn mặt mà bắt hình dong" rất đúng với trường hợp của loài cò này bởi những tên "đồ tể" ăn xác chết này có ngoại hình vô cùng gớm ghiếc với chiếc đầu trọc lốc, không có lông và chiếc mỏ to, dài nặng nề.

Đối thủ của nó, là Lappet-faced, loài kền kền to lớn nhất ở châu Phi với chiều dài cơ thể từ 95 - 115 cm; sải cánh dài 2,5 - 2,9 m; nặng trung bình khoảng 6,2 kg. Chúng cũng có những đặc điểm khá tương đồng với cò Marabou như đầu trọc, mỏ dài nhưng quặp vào trong thay vì thẳng như của cò Marabou.

Cả hai loài thú này đều có cái đầu trọc lốc là bởi vì tập quán ăn xác chết bằng cách thò cả đầu vào xác con mồi để cấu rỉa đến từng miếng thịt cuối cùng, nên sẽ bị dính máu bẩn, việc không có lông ở đầu sẽ giúp cho chúng có thể dễ dàng rửa sạch hơn.

Sở dĩ những cuộc chiến đấu trực diện giữa hai loài động vật này ít khi xảy ra là bởi chúng không phải là loài giỏi săn mồi. Thói quen của chúng là ăn những xác chết bị bỏ lại hoặc cùng lắm là sẽ săn những con vật đang thoi thóp, hầu như không còn sức chống trả.

Co Marabou dung ke ban “muon tay” ca sau de tieu diet doi thu

Hai kẻ ăn xác chết có chiếc đầu trọc lốc là đối thủ truyền kiếp của nhau.

Như trong đoạn clip dưới đây, con cò Marabou đã dùng mưu mẹo để đẩy kền kền vào chỗ chết.

Bối cảnh trong đoạn phim hai đàn cò Marabou và kền kền đang uống nước chung ở một bờ sông. Việc này đã đánh động con cá sấu, chủ nhân của khu vực này. Với bản năng sát thủ trong người, nó biết cơ hội đi săn đã đến và lẳng lặng ẩn mình xuống làn nước, di chuyển đến gần những miếng mồi béo bở.

Chỉ bằng cái liếc mắt, con cò Marabou thủ lĩnh của nhóm đã có cảm nhận được sự hiện diện của kẻ săn mồi. Nó liền đẩy con kền kền nhỏ đang uống nước ở ven sông ra phía xa. Đây thực sự là âm mưu quá thâm hiểm, một mũi tên trúng hai đích, vừa gạt đi được nỗi lo bị tấn công bởi cá sấu và vừa có thể tiêu diệt được đối thủ cạnh tranh truyền kiếp của mình.

Đúng như những gì tính toán, cá sấu dĩ nhiên không bỏ qua con miếng mồi dễ dàng, công việc của nó hoàn tất chỉ sau một đòn tấn công cơ bản.

Video: Báo hoa mai “chào thua” trước kỳ đà

Mặc dù đã làm nhiều cách khác nhau, song con báo hoa mai ở đoạn video dưới đây vẫn không thể nào tấn công được kỳ đà.

Video: Báo hoa mai “chào thua” trước kỳ đà

Mời độc giả xem Video báo hoa mai “chào thua” trước kỳ đà. Nguồn: Kruger Sightings.

Phát hiện thấy con kỳ đà tại vườn quốc gia Greater Kruger, Nam Phi, báo hoa mai rất muốn tấn công và ăn thịt con mồi. Tuy nhiên, duy đã lựa nhiều tư thế khác nhau nhưng con “mèo lớn” vẫn không thể nào hạ được kỳ đà.

Video: Bao hoa mai “chao thua” truoc ky da

Ảnh cắt từ clip.
Do gặp phải đối thủ “khó nhằn” nên báo hoa mai đành chấp nhận bỏ cuộc sau khoảng hơn 1 phút giằng co.

Kinh ngạc nguyên nhân pha lê xanh bất ngờ mọc trên hài cốt

Pha lê xanh - Vivianite là một khoáng chất phốt phát hiếm, được phát hiện mọc trên các vật liệu hữu cơ như vỏ hóa thạch, chất thải động vật và thậm chí trên hài cốt.

Kinh ngạc nguyên nhân pha lê xanh bất ngờ mọc trên hài cốt
Kinh ngac nguyen nhan pha le xanh bat ngo moc tren hai cot
 Loại pha lê xanh này được hình thành nhờ vào sự tương tác giữa sắt, nước và phốt phát. 

Khai quật lăng mộ nhà Chu, chuyên gia “rơi nước mắt” khi biết sự thật

Với bề dày lịch sử hơn 5.000 năm, các nghi thức tang lễ của người Trung Quốc vô cùng đa dạng, muôn hình vạn trạng. Trong đó, có một hủ tục mai táng vô cùng tàn nhẫn đó là tuẫn táng trẻ em khiến chuyên gia sửng sốt.

Khai quật lăng mộ nhà Chu, chuyên gia “rơi nước mắt” khi biết sự thật
Khai quat lang mo nha Chu, chuyen gia
Tự cổ chí kim, con người chẳng có ai tránh khỏi sinh- lão - bệnh - tử. Sau khi qua đời, người đã khuất thường được mai táng theo những cách chôn cất quen thuộc như: thiên táng, địa táng, thủy táng, phong táng, hỏa táng, mai táng... 

Tin mới