Có nên làm “chuyện ấy” trong đêm giao thừa?

Có người cho rằng đêm giao thừa hội tụ 3 điều kiện thuận lợi để làm “chuyện ấy” nhưng nhiều người lại quan niệm đây là việc “cấm kỵ”.

Quan niệm truyền thống và hiện đại trái ngược nhau

Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ cho rằng, đêm giao thừa có thể coi là thời điểm vô cùng lý tưởng cho "chuyện ấy" khi hội tụ đủ 3 yếu tố thuận lợi: Thiên thời (không khí thiêng liêng) - Địa lợi (gia đình và xã hội vui vẻ, náo nức) - Nhân hòa (vợ chồng yêu nhau hơn, quên đi mọi bất đồng).

Tuy nhiên, đối với nhiều người theo quan điểm truyền thống lại cho rằng thời gian chuyển giao từ năm cũ sang năm mới cần tránh hoàn toàn chuyện quan hệ vợ chồng vì theo quan niệm cổ xưa, việc ân ái vào ngày đầu năm sẽ dẫn đến những điều đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.

Thậm chí, không chỉ giao thừa mà cả mùng 1, ngày rằm và những ngày Tết cổ truyền là thời gian cấm chuyện chăn gối vợ chồng. Họ quan niệm Tết là quãng thời gian thiêng liêng, là lúc tổ tiên, ông bà về nhà đoàn tụ với con cháu. Chính vì thế, trong nhà có người làm "chuyện ấy" sẽ khiến cả không gian thành kính bị uế tạp, bất kính với "người trên".

Đặc biệt, với người theo đạo Phật thường lên chùa thắp hương những ngày này lại càng khắt khe hơn.

Trong xã hội trước, quan niệm kiêng quan hệ tình dục không chỉ vào những ngày mồng một và hôm rằm. Vua chúa, tướng lĩnh trước ra trận, hoặc làm những việc hệ trọng... đều không quan hệ, tắm gội, ăn chay ba ngày trước khi hành lễ.

Song, giới trẻ ngày nay thì thường thoải mái và không để ý nhiều những tục lệ xưa, họ cho rằng đêm giao thừa có thể coi là thời điểm vô cùng lý tưởng cho “chuyện ấy”.

Trong những giờ phút đầu tiên của năm mới, nhiều lứa đôi, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, sẵn tâm lý muốn “xông giường”, “khai tình” để khởi đầu một năm ân ái mặn nồng. Họ nghĩ rằng “yêu” ở thời khắc chuyển giao thiêng liêng của trời đất không chỉ giúp tăng khoái cảm mà còn thêm sức khỏe, sự hòa hợp về tình cảm trong suốt cả năm.

Thậm chí, không ít cặp vợ chồng suốt cả năm trời thường xuyên “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”, nhân ngày đầu năm không khí vui tươi, lòng người phơi phới, “chuyện yêu” sẽ khiến cảm xúc thăng hoa, mọi khúc mắc vợ chồng cũng vì thế mà được gỡ bỏ. Thế nên, chuyện "yêu" lúc này không chỉ là sự đồng điệu về xúc cảm mà còn là mối dây gắn kết tâm hồn hai người.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Nguyên chủ nhiệm Khoa Đông Y cho biết, quan điểm trên là theo sách Tố Nữ (sách về tình dục của phương Đông cổ đại) thì điều cấm kỵ đầu tiên về thực hành tình dục là không được giao hợp vào ngày đầu tháng âm lịch (thượng ngươn), giữa tháng (lúc trăng tròn) và cuối tháng.

Sách giải thích: "Phạm vào cấm kỵ này, con cái sinh ra sẽ bị thương tổn còn người nam thì "không còn cương lên được". Trong cơ thể lúc đó bị "dục hỏa thiêu trung", nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can làm cho nước tiểu có màu đỏ hay vàng sẫm. Nhiều khi còn mang thêm di tinh".

Sách Tố Nữ còn khuyên không giao hợp khi đã quá no hay đang cơn say, khi đã mất sức vì mệt nhọc - đây là những điều thưởng xảy ra với nhiều người trong đêm giao thừa.

Co nen lam “chuyen ay” trong dem giao thua?
 Có nên làm "chuyện ấy" đêm giao thừa?

Biết dưỡng sinh tình dục để cả đời mạnh khỏe, hạnh phúc

Nói về vấn đề kiêng kỵ, ThS Hoàng Khánh Toàn nhấn mạnh, tùy theo quan điểm của từng cá nhân mà kiêng quan hệ tình dục trong ngày mùng 1 năm mới hay không... Nhưng để đời sống vợ chồng luôn sung mãn hãy luôn thực hiện dưỡng sinh trong “chuyện yêu”.

Không nên cấm dục (dục bất khả tuyệt): Y học cổ truyền (YHCT) cho rằng nam là dương, nữ là âm, âm dương giao hợp chính là đạo của trời đất. Nếu cấm dục, âm dương không được tương giao thì sẽ phát sinh bệnh tật.

Sử ký, Thương công truyện kể lại rằng: Có một nữ tỳ họ Hàn của Tề Bắc Vương bị bệnh đau lưng hay phát sốt, phát rét không rõ quy luật. Thuần Vu Ý, danh y đương thời sau khi chẩn mạch cho rằng người bệnh bên trong có âm hàn, nguyệt kinh bất hạ, duyên cớ là do không được thỏa mãn mong muốn sinh hoạt nam nữ. Quả nhiên, sau khi kết hôn, căn bệnh của tỳ nữ không thuốc mà khỏi.

Từ Linh Thai, danh y thời Thanh - Trung Quốc cũng đã từng chẩn trị cho một thương nhân họ Uông vì hơn 10 năm không sinh hoạt vợ chồng mà phát sinh chứng khí suyễn đầu hãn, triệt dạ bất an (tương tự như suy nhược thần kinh trong y học hiện đại). Sau khi chẩn mạch, Từ Linh Thai không kê đơn thuốc mà chỉ khuyên họ Uông nên sớm trở về nhà và ngủ với vợ. Quả nhiên, sau khi nhập phòng một đêm mọi chứng bệnh đều khỏi cả.

Không nên quá sớm (dục bất khả tảo): YHCT cho rằng nam nữ vị thành niên sinh hoạt tình dục quá sớm sẽ phá âm, thương tinh, tổn hao nguyên khí, không những làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát dục mà còn gây bất lợi cho sự sinh nở sau này. Vì thế y thư cổ thường nhấn mạnh: Nam phá dương thái tảo tắc thương tinh khí, nữ phá âm thái tảo tắc thương kỳ huyết mạch.

Không những thế, hoạt động tình dục quá sớm còn có thể tạo thành ngũ thể hữu bất mãn chi xứ, dị nhân hữu nan trạng chi tật, ngũ thể bất mãn, ý muốn nói đến tình trạng công năng sinh lý và phát dục chưa được hoàn chỉnh, nan trạng chi tật là chỉ bệnh lý của hệ thống sinh dục về cả cơ năng và thực thể. Uông Ngang, y gia đời Thanh - Trung Quốc còn chỉ rõ: Giao hợp thái tảo, chước táng thiên nhiên, nãi yểu chi do (tình dục quá sớm làm hại nguyên khí dẫn đến chết non).

Không nên phóng túng, bừa bãi (dục bất khả túng): YHCT đặc biệt chú trọng đến tác hại của lối sống dâm dục quá độ đến sức khỏe con người. Lý Bằng Phi, danh y đời Nguyên nói: Tình dục thái quá có thể làm hao tán chân nguyên, khô kiệt tinh tủy, thận hư, liệt dương, mắt mờ tai điếc, cơ thể hao gầy, răng hư, tóc rụng và cuối cùng sức lực tàn tạ mà dẫn đến cái chết, mệnh đồng triều lộ (mệnh như sương sớm).

Cần chú ý những điều cấm kỵ (dục hữu kỵ tị): YHCT thường khuyên rằng những khi ăn quá no, say rượu, lao động quá vất vả, trong người có điều buồn bực, uất ức, có bệnh nặng, phụ nữ thời kỳ hành kinh và mang thai, thời tiết mùa hè quá nóng nực, mùa đông giá lạnh thì cần chú ý tiết dục, tránh phòng sự, có như vậy thì sức khỏe mới được gìn giữ.

Cần biết cách bảo vệ sức khỏe trong sinh hoạt tình dục (phòng trung bảo kiện): Từ rất sớm, YHCT đã lưu tâm nghiên cứu vấn đề dưỡng sinh trong quá trình hoạt động tình dục của con người. Tựu trung lại có 3 vấn đề cơ bản:

- Một là, cần chú trọng sự hòa hợp trong phòng sự.

- Hai là, phải nắm được phương pháp khí công đạo dẫn để bảo vệ sức khỏe.

- Ba là, phải chú ý vệ sinh khi sinh hoạt tình dục.

Tôn Tư Mạo, danh y đời Đường - Trung Quốc trong Bị cấp thiên kim yếu phương, phòng trung bổ ích đã ghi lại tỷ mỉ phương pháp bảo kiện khi sinh hoạt vợ chồng. Ví dụ, trước khi hành phòng, đầu tiên vợ chồng nên từ từ đùa vui cốt để cả hai đều thần hòa ý cảm, tình ý quấn quýt làm cho dương khí hưng thịnh mà cảm thấy ham muốn. Tối kỵ tình trạng cả hai chưa đồng cảm đã đột ngột hành phòng khiến cho khoái cảm không đạt được mà hiệu quả có lợi cho sức khỏe cũng mất.

Khi giao tiếp, trước tiên nên tiến hành các hoạt động xoa bóp, cần thở sâu để dẫn khí và tập trung sự chú ý vào đan điền. Khi tiết tinh phải ngậm miệng, mở mắt, ngừng thở, nắm chặt hai bàn tay để điều ích tinh thần. Sau khi  phòng sự, ngoài việc phải rửa sạch bộ phận sinh dục cần dùng các loại bột thuốc có công dụng phương hương hóa trọc sát trùng để xoa xát bên ngoài nhằm mục đích bảo vệ cơ quan sinh dục và dự phòng các chứng thấp chẩn, thấp sang.

“Trong y thư kinh điển Hoàng đế nội kinh có một đoạn bàn về vấn đề này rất nên suy ngẫm: "Người thời thượng cổ họ đều biết rõ phép tắc dưỡng sinh, thể theo quy luật âm dương, điều hòa với thuật số, ăn uống có điều độ, làm lụng và nghỉ ngơi có chừng mực, không lao lực một cách bừa bãi, cho nên thể xác và tinh thần đều khỏe mạnh, sống mãi đến lúc trời cho trăm tuổi mới chết.

Còn người ngày nay thì sống không theo kiểu ấy, ham uống rượu như uống nước, coi sự sai trái như sinh hoạt bình thường, sau khi say rượu lại nhập phòng bừa bãi, phóng túng về sắc dục, làm kiệt hết tinh khí, hao tổn chân nguyên, không biết giữ gìn tinh khí cho nghiêm túc, thường sử dụng tinh lực quá mức, chỉ cốt thỏa lòng một lúc, làm trái ngược với sự vui thú của lẽ dưỡng sinh, cho nên mau thấy già yếu", ThS Hoàng Khánh Toàn cho biết thêm.

Làm đều đặn “chuyện ấy” lúc thanh xuân, quý bà hưởng lợi bất ngờ

Nghiên cứu mới từ University College London cho thấy việc duy trì "chuyện ấy" đều đặn vào tuổi thanh niên, trung niên giúp ngăn ngừa rắc rối mà hầu hết phụ nữ lo sợ.

Công trình đứng đầu bởi nhà nghiên cứu Megan Arnot từ University College London (UCL, thuộc Đại học London, Anh) phát hiện ra rằng cơ thể một phụ nữ sẽ có những thay đổi khó tin nếu như không duy trì "chuyện ấy" thường xuyên.
Lam deu dan “chuyen ay” luc thanh xuan, quy ba huong loi bat ngo
"Chuyện ấy" cần được duy trì thường xuyên để bảo đảm các cơ chế sinh học ở phụ nữ được vận hành đúng cách - ảnh minh họa từ internet. 
Cụ thể, cơ thể sẽ xảy ra sự "đánh đổi sinh học" khiến người phụ nữ đó tăng mạnh nguy cơ mãn kinh sớm. Cơ thể tự hiểu rằng không có quan hệ tình dục là sẽ không có cơ hội mang thai, vì vậy việc đầu tư năng lượng vào việc rụng trứng là vô nghĩa. Từ đó, sẽ có sự "đánh đổi sinh học" xảy ra: ngưng đầu tư vào việc rụng trứng để tập trung năng lượng vào các hoạt động sống khác.
Nếu một phụ nữ trung niên có "chuyện ấy" hàng tuần, họ có nguy cơ mãn kinh thấp hơn tới 28% trong vòng 1 thập kỷ tới. Nếu làm chuyện ấy mỗi tháng, nguy cơ giảm 19%.
Theo định nghĩa của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), mãn kinh sớm là khi hiện tượng mãn kinh xảy ra trước tuổi 45. Một số nước khác thì cho rằng mãn kinh sớm là trước tuổi 40. Hiện tuổi mãn kinh trung bình ở quốc gia này là khoảng 51.
Mãn kinh sớm thường dẫn đến một số vấn đề sức khỏe cho phụ nữ, không chỉ là rắc rối trong "chuyện ấy" mà còn tăng nguy cơ loãng xương, lão hóa sớm về nhiều mặt do thiếu hụt nội tiết. Ngoài ra trong bối cảnh tuổi kết hôn ngày càng muộn, mãn kinh quá sớm có thể khiến nhiều phụ nữ mất đi cơ hội làm mẹ.

Yêu theo kiểu lạ, chàng trai hết hồn vì lây bệnh tình dục cực hiếm

(Kiến Thức) - Sợ hãi và ám ảnh tột độ, @saico_nanpa nói: "Không ngờ, tôi lại bị lây nhiễm qua đường tình dục qua ngón tay, sau này tôi sẽ không bao giờ lặp lại hành động tương tự nữa".

Tin mới