Có nên thay mỡ lợn bằng dầu ăn?

Nhiều người cho rằng ăn nhiều mỡ động vật sẽ dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, béo phì, xơ vữa động mạch... nên đã dùng dầu ăn để thay thế.

Tôi thường dùng dầu ăn để làm các món chiên rán hay xào rau. Tuy nhiên, chồng tôi lại thích ăn mỡ lợn hơn. Nhưng tôi nghe nói ăn mỡ lợn sẽ có nhiều nguy cơ bị xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ… Xin bác sĩ tư vấn giúp.
Bùi Văn Minh (Hòa Bình)
Co nen thay mo lon bang dau an?
 

Nhiều người cho rằng ăn nhiều mỡ động vật sẽ dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, béo phì, xơ vữa động mạch... nên đã dùng dầu làm nguyên liệu chính để chế biến các món xào, rán... Tuy nhiên, điều này chưa thực sự chính xác vì trong mỡ động vật có nhiều chất cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Hơn nữa, các axit béo no trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng các xuất huyết não.

Mỡ tham gia tạo nên màng tế bào thần kinh, tham gia vào một số men chuyển hóa trong cơ thể và đặc biệt là nội tiết tố sinh dục, tuyến thượng thận... nên trẻ đang tuổi lớn và người ở tuổi trung niên nên ăn thịt, cá có thêm một chút mỡ. Nếu chỉ dùng dầu ăn mà không dùng mỡ thì chức năng này trong cơ thể sẽ bị suy yếu. Vì vậy, cần phải kết hợp sử dụng cả dầu ăn và mỡ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Lưu ý, không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều vì vừa không tốt cho sức khỏe, vừa có nguy cơ gây bệnh ung thư. Do dầu ăn phân hủy không tốt ở nhiệt độ cao nên với những món xào thì dùng mỡ phi hành cho thơm rồi cho rau củ vào xào chín tới, nêm gia vị, tắt bếp rồi mới trộn thêm một chút dầu cho để tạo sự hấp dẫn cho món ăn.

Những scandal gây rúng động về dầu ăn từ nước cống

(Kiến Thức) - Liên tiếp trong thời gian gần đây, dư luận rùng mình không dứt vì những vụ dầu ăn từ nước cống được phanh phui, đa số là từ Trung Quốc. 

“Dầu cống” hiểu đơn giản loại dầu ăn được lấy từ cống rãnh, nó còn được biết đến với thuật ngữ Gutter Oil. Để đưa những thứ bầy nhầy, rác thải vớt lên từ ống cống quay trở lại bàn ăn, những người tham gia tái chế chỉ thực hiện vài thao tác đơn giản.
“Dầu cống” hiểu đơn giản loại dầu ăn được lấy từ cống rãnh, nó còn được biết đến với thuật ngữ Gutter Oil. Để đưa những thứ bầy nhầy, rác thải vớt lên từ ống cống quay trở lại bàn ăn, những người tham gia tái chế chỉ thực hiện vài thao tác đơn giản.

Xuất dầu mỡ sang Đài Loan làm thức ăn gia súc

(Kiến Thức) - Công ty TNHH Đại Hạnh Phúc Việt Nam xuất dầu mỡ làm thức ăn gia súc nhưng chưa rõ phía Đài Loan có sử dụng đúng mục đích hay không.

Ảnh minh hoạ
 Ảnh minh hoạ
Liên quan đến nghi vấn công ty TNHH Đại Hạnh Phúc xuất nguyên liệu dầu mỡ cho công ty Dầu công nghiệp Đỉnh Tân (Ting Hsin Oil and Fat Industrial Co) sản xuất dầu “bẩn”, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Trần Quốc Trung vừa cho hay, qua điều tra ban đầu, 43 triệu kg dầu, mỡ của công ty Đại Hạnh Phúc xuất đi Đài Loan nhằm làm thức ăn gia súc tuy nhiên không rõ phía công ty Đài Loan có sử dụng đúng mục đích hay không.

Ông Trung cũng cho biết, đang chờ thông tin từ phía Bộ Nông Nghiệp - Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương để có câu trả lời cụ thể cho Phòng kinh tế - văn hoá Đài Bắc, Đài Loan về vấn đề trên.

Sự thật về dầu ăn đắt gấp 10 và độc hơn 200 lần

Dầu ăn hướng dương, dầu ô liu đang được kiểm nghiệm là có thể độc gấp 200 lần so với ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chai dầu oliu có mác nhập khẩu Tây Ban Nha, loại 250ml có giá 80.000đ/chai ở siêu thị.
Chai dầu oliu có mác nhập khẩu Tây Ban Nha, loại 250ml có giá 80.000đ/chai ở siêu thị. 
Quảng cáo trên trời, giá đắt đỏ