Có nên tiêm phòng vaccine cúm khi đang mang thai?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc cúm, phụ nữ mang thai cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt là chủ động tiêm vaccine phòng cúm.

Tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đang ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc cúm A phải nhập viện. Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.

Khi bị cúm, các triệu chứng như ho, sốt ở thai phụ có thể nặng hơn người bình thường và bệnh có thể tiến triển nặng gây viêm phổi, thậm chí suy hô hấp khiến bà mẹ phải nhập viện điều trị.

Co nen tiem phong vaccine cum khi dang mang thai?
Bệnh cúm có thể gây ra nhiều nguy cơ đối với bà mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa

Đồng thời, các nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, dị tật tim bẩm sinh, đục thuỷ tinh thể, sinh non hoặc thai chết lưu.

Do đó, khi có các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, bà mẹ mang thai nên đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Nếu xác định mắc cúm, thai phụ sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc kháng virus.

“Thuốc kháng virus cúm sẽ làm giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng và đặc biệt làm giảm nguy cơ lây lan virus cho những người khác trong gia đình khi tiếp xúc gần. Thuốc kháng virus cúm này hiện nay được các bác sĩ sử dụng khá rộng rãi và đã được khuyến cáo dùng cho phụ nữ cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ có thể yên tâm sử dụng thuốc.” - BS Nguyễn Quốc Thái giải thích.

Bên cạnh đó, nếu thai phụ xuất hiện các triệu chứng ho, sốt... khi đi khám bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau rát họng, giúp người mẹ dễ chịu hơn.

BS Nguyễn Quốc Thái lưu ý, khi mắc cúm, người mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, các thuốc nhỏ mũi gây co mạch, thuốc ho có thành phần codein.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc cúm, phụ nữ mang thai cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt là chủ động tiêm vaccine phòng cúm.

“Tốt nhất, phụ nữ nên tiêm vaccine phòng cúm ít nhất một tháng trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị kịp thì người mẹ vẫn có thể tiêm phòng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Hiện nay, vaccine phòng bệnh cúm là vaccine bất hoạt, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, rất an toàn đối với cả người mẹ cũng như là thai nhi nên các bà mẹ yên tâm khi sử dụng.” – BS Nguyễn Quốc Thái đưa ra lời khuyên.

Làm thế nào để phân biệt cảm và cúm

"Tôi bị cảm cúm!" - người ta thường hay nói vậy khi bị sổ mũi, hắt xì, nhức đầu mỗi lúc thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, cảm và cúm có sự khác biệt.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thanh Tuấn, Khoa Nhi, Bệnh Viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, TP.HCM cho biết, thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn hoạt động mạnh khiến nhiều người thường bị cảm và cúm. Mặc dù "cảm cúm" là cách nói thông dụng, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.

Về cơ bản, cảm và cúm đều là nhiễm siêu vi đường hô hấp.

Về tác nhân, cảm (hay cảm lạnh) là tình trạng viêm đường hô hấp gây ra bởi siêu vi hô hấp, trong đó phần lớn là rhinovirus với hơn 100 loại, enterovirus, coronavirus (bao gồm cả SARS-CoV-2), RSV. Đôi khi triệu chứng cảm cũng do virus cúm gây ra.

Vì có rất nhiều virus gây triệu chứng cảm nên một người có thể bị nhiều đợt cảm trong đời. Trung bình một người lớn mắc khoảng 2-4 lần và trẻ em mắc 4-8 đợt cảm một năm.

Trong khi đó, cúm (cúm mùa) gây ra bởi virus influenza type A, B và đôi khi là type C. Virus cúm A gây bệnh ở người thuộc các phân nhóm chứa H1, H2, H3 và N1, N2. Ngoài ra, còn có các chủng cúm A gây bệnh ở động vật như lợn, gia cầm.

Lam the nao de phan biet cam va cum

Trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp tại TP.HCM. Ảnh: GL.

Virus cúm A khi có biến đổi gene tạo ra các chủng lây từ động vật qua người hoặc các chủng mới chưa có miễn dịch ở người, có thể gây ra các trận dịch. Thế giới từng ghi nhận nhiều đại dịch liên quan đến cúm A gây hậu quả nặng nề.

Virus cúm B thường gặp, chỉ gây bệnh ở người nhưng triệu chứng thường nhẹ thoáng qua, không gây thành dịch.

Về triệu chứng, cảm có triệu chứng nổi bật của đường hô hấp như chảy mũi, nghẹt mũi nhiều, đau họng, hắt xì. Triệu chứng toàn thân thường nhẹ như sốt nhẹ, đau nhức nhẹ.

Trong khi đó, cúm lại nổi bật hơn với triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau đầu, đau nhức mình, tức ngực, ho. Triệu chứng đường hô hấp trên thường ít hơn cảm.

Ở trẻ nhỏ, cúm có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như ói, tiêu chảy, biếng ăn. Trẻ cũng có thể gặp các biến chứng viêm phổi (sốt cao kéo dài, ho khò khè, tức ngực, khó thở), viêm tai giữa (đau tai, chảy dịch chảy mủ tai)...

Các triệu chứng của cảm và cúm đều thường tự giới hạn. Trẻ thường khỏe sau 1-2 tuần, ho có thể kéo dài 3-4 tuần.

Như vậy, cảm và cúm đều là nhóm triệu chứng viêm hô hấp trên do siêu vi. Cảm đặc trưng bởi các triệu chứng tại mũi và họng, thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Cúm thường gặp các triệu chứng toàn thân nặng hơn, lây lan mạnh có thể gây thành dịch và đại dịch, dễ gây các biến chứng hơn. Phụ huynh cần lưu ý để theo dõi sát trẻ khi mắc cúm.  

Nhuộm tóc khi mang thai có an toàn?

Theo Indian Express, nhuộm tóc khi mang thai không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nhuộm.

Nhuom toc khi mang thai co an toan?

Nhuộm tóc là cách làm đẹp phổ biến của phụ nữ. Ảnh: PregnancyLoop.

Nhuộm tóc khi mang thai là chủ đề thường gây tranh luận. Mặc dù các ý kiến đều khônghoàn toàn phản đối, một số người vẫn cho rằng thai phụ muốn nhuộm tóc phải thực hiện biện pháp phòng ngừa nhất định để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Tin mới