Có nhà 10 tỷ, cậu sinh viên vẫn ở trọ 3,5 triệu/tháng

Sở hữu 2 căn hộ chung cư Hà Nội có tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng, mỗi tháng thu về 40 triệu đồng tiền cho thuê nhưng Đức vẫn đang ở trọ 3,5 triệu đồng/tháng vì “không muốn tiêu xài hoang phí”.

Bố mẹ bán đất ở quê, cho con trai đầu tư căn hộ Hà Nội

Có đam mê buôn bán nên ngay từ khi học cấp 3, Minh Đức (Thanh Hoá, sinh năm 2004) đã mở shop kinh doanh một số sản phẩm về công nghệ. Năm 2022, sau khi đỗ Đại học Ngoại thương, Đức lên Hà Nội học tập.

Tại Thủ đô, Đức tiếp tục buôn bán các sản phẩm công nghệ, đồng thời làm thêm rất nhiều công việc khác như marketing, bartender, biên tập video… Thu nhập từ những công việc này giúp Đức không phải sống nhờ nguồn trợ cấp hàng tháng từ bố mẹ. Thay vào đó, cậu tự lo liệu chi phí sinh hoạt, học tập của bản thân và còn đều đặn gửi tiền về quê biếu bố mẹ.

Một trong những công việc “dẫn lối” Đức đến với con đường đầu tư nhà đất là làm partime về xử lý giấy tờ, tài liệu cho một công ty bất động sản. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, Đức thấy phân khúc chung cư tại Hà Nội có nhiều tiềm năng tăng giá nên muốn đầu tư.

Đặt lên bàn cân nhiều dự án, Đức lựa chọn chung cư Mipec Rubik 360 (Cầu Giấy, Hà Nội). Nam sinh Ngoại thương lý giải, dự án này nằm ở quận trung tâm, dân cư đông đúc, xung quanh có rất nhiều trường đại học nên cực kỳ tiềm năng. Thời điểm tham khảo căn hộ 70m2, 2 phòng ngủ có giá gần 3 tỷ đồng. 

Khi đó chung cư chưa hoàn thiện mà chỉ được tham khảo nhà mẫu. Đức bàn bạc với gia đình ý định bán đất ở quê để mua căn hộ ở Hà Nội thì được bố mẹ ủng hộ. Sau đó, bố mẹ Đức đã bán 2 lô đất, thu về 3,5 tỷ đồng để cho con trai đầu tư.

Mua xong, Đức hoàn thiện nội thất và cho thuê giá 20 triệu đồng/tháng. Không chỉ có nguồn thu nhập ổn định từ cho thuê, cùng với cơn sốt chung cư tại Hà Nội, căn hộ này cũng liên tục tăng giá theo thời gian.

“Hiện có rất nhiều khách hỏi mua căn hộ. Thậm chí khách đang thuê cũng ngỏ ý mua lại với giá 5,7 tỷ đồng nhưng tôi chưa muốn bán”, Đức chia sẻ.

Co nha 10 ty, cau sinh vien van o tro 3,5 trieu/thang
2 căn hộ chung cư Hà Nội có tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng, đang được cho thuê 40 triệu đồng/tháng. 

Sau thành công của thương vụ đầu tiên, Đức có thêm niềm tin để tiếp tục cho các "cú đánh" tiếp theo. 

ẫn đánh giá chung cư là phân khúc tiềm năng, Đức nghiên cứu dự án thuộc khu đô thị Vinhome Smartcity (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm).

Cuối năm 2023, Đức lại bàn bạc và thuyết phục bố mẹ bán 2 lô đất còn lại ở quê với giá khoảng 4 tỷ đồng để mua 1 căn hộ tại dự án, diện tích 75m2, giá 4,5 tỷ đồng. Đức tính toán số tiền 500 triệu đồng còn thiếu sẽ được "đắp" bằng tiền cho thuê căn hộ.

Tháng 4/2024, căn hộ được bàn giao, Đức cho thuê với giá 20 triệu đồng/tháng. Hiện căn hộ này đã có người hỏi mua với giá gần 6 tỷ đồng. 

Như vậy chỉ trong vòng 2 năm, nếu bán nhà, Đức sẽ lời ngay hơn 4 tỷ đồng. Vậy nhưng Minh Đức cho biết sẽ giữ lại căn hộ ở Cầu Giấy và dự tính thời gian tới khi chung cư đạt đỉnh sẽ bán căn hộ tại Nam Từ Liêm. 

Người trẻ đầu tư bất động sản cần chú ý gì?

Ở tuổi 20, Đức đã sở hữu 2 bất động sản đang được trả giá gần 12 tỷ đồng và dòng tiền cho thuê ổn định 40 triệu/tháng. Thế nhưng nam sinh vẫn đang thuê phòng trọ 3,5 triệu đồng/tháng ở Hà Đông vì “mới đang sinh viên, không muốn tiêu xài hoang phí”.

Đức chia sẻ, để đầu tư bất động sản cần có vốn. Đây là một khó khăn rất lớn, nhất là với người trẻ. Đức may mắn khi gia đình có nền tảng tài chính tốt, bố mẹ ủng hộ tin tưởng nên dễ dàng “gọi vốn” thành công. 

Tuy nhiên theo Đức, để có thể thuyết phục được bố mẹ giao tài sản tiền tỷ cho mình, trước đó cậu cũng đã rất nỗ lực tự lập, từ buôn bán kiếm tiền cho đến làm thêm rất nhiều việc. Từ đó, tạo được niềm tin để bố mẹ sẵn sàng “xuống tiền”. 

Thành công trong lần đầu tư thứ nhất lại tiếp tục bồi đắp sự tin tưởng để cậu được bố mẹ “rót vốn” lần thứ hai.

Đức chia sẻ, một yếu tố quan trọng không thể thiếu để đầu tư thành công là phải trang bị kiến thức, nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường bất động sản, các khu vực tiềm năng, các loại hình sản phẩm, xu hướng phát triển và các quy định pháp luật liên quan… 

“Khi cân nhắc lựa chọn dự án để đầu tư luôn ưu tiên nơi có vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi, dân cư đông, có tiềm năng tăng giá cao trong tương lai. Từ đó, đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn”, Đức nói.

Dàn vũ khí được mệnh danh là 'sát thủ' của tàu sân bay

Nhiều loại vũ khí được phát triển còn tối tân hơn cả khả năng phòng thủ tàu sân bay hiện nay, được mệnh danh là “mối đe doạ” đối với các tàu sân bay dù là hiện đại nhất.

Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay
 Suốt 100 năm qua, tàu sân bay luôn là một nền tảng chiến đấu linh hoạt của hải quân các nước trên thế giới, tôn lên sự uy nghiêm của các quốc gia. Nguồn ảnh: thepochtimes.com.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-2
 Cũng bởi chúng tối quan trọng như vậy, luôn có những vũ khí được tạo ra để nhắm tới mục tiêu là tiêu diệt các hàng không mẫu hạm của địch. Nguồn ảnh: zastavki.org.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-3
 Và trôi qua dòng chảy lịch sử, các nền tảng hàng không mẫu hạm luôn được nâng cấp theo thời gian, giúp chúng chống lại được sự tấn công hay những đòn chống trả của kẻ địch. Nguồn ảnh: usdefensewatch.com.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-4
 Nhưng ngược lại, đã có tới 5 loại vũ khí được phát triển còn tối tân hơn cả khả năng phòng thủ tàu sân bay hiện nay, được mệnh danh là “mối đe doạ” đối với các tàu sân bay dù là hiện đại nhất. Nguồn ảnh: theaviationgeekclub.com.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-5
 Đầu tiên phải kế đến, chính là các phương tiện ngầm không người lái, các tàu ngầm không người lái tối tân đã được phát triển thành công thời gian gần đây. Nguồn ảnh: saab.com.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-6
 Vốn dĩ từ lâu, tàu ngầm đã luôn hiện hữu như một “mối đe doạ chết người” đối với các tàu sân bay, chúng luôn là vấn đề làm các quốc gia đau đầu trong chiến tranh, dù là trong Thế chiến thứ II hay Chiến tranh Lạnh và muôn vàn cuộc chiến trên biển khác. Nguồn ảnh: souriau.com.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-7
 Ở thời hiện đại này, vấn đề đau đầu nhất đối với các tàu ngầm tên lửa chỉ là, làm sao có thể né tránh sự phát hiện của kẻ địch, và chọn chỗ để khai hoả hướng tới các tàu sân bay. Nguồn ảnh: dmitryshulgin.com.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-8
Và UUV đã sinh ra để giải quyết vấn đề đó, được phát triển tinh vi với các công nghệ tối tân hiện hữu, chúng thậm chí có thể chờ “cả đời” dưới biển cho đến khi gặp cơ hội để khai hoả, không bị hạn chế bởi con người. Nguồn ảnh: QQ.  
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-9
UUV được tạo ra chỉ với mục tiêu duy nhất là tiêu diệt các tàu sân bay, tất các các tàu ngầm không người lái đều được tối ưu hoá hoả lực và nhắm đến mục tiêu chỉ định duy nhất, chắc chắn sẽ khiến các đơn vị tác chiến trên tàu sân bay phải “khổ sở”. Nguồn ảnh: usni.org.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-10
 Ví dụ như mẫu UUV Poseidon của Nga đang chuẩn bị đi vào sản xuất hàng loạt, chúng thậm chí lặn sâu đến trên 1000m, sở hữu tốc độ lên tới 200km/h, cùng với đó là dàn vũ khí tối tân được trang bị bởi một cường quốc quân sự như Nga, chắc chắn là một “mối đe doạ” lớn. Nguồn ảnh: BI. 
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-11
 Tiếp đến, một biện pháp chống tàu sân bay mà không phải bây giờ mới có, nhưng chúng đã trở nên ngày càng khó kiểm soát hơn – tấn công mạng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-12
 Việc tấn công mạng này sẽ gây ra một sự hỗn loạn trên các tàu sân bay, một hàng không mẫu hạm mà trở nên “mù loà” hay tê liệt hệ thống điện tử để kiểm soát, chắc chắn là một mối nguy lớn. Nguồn ảnh: USNI.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-13
Ngoài ra, còn có một loại phương tiện không người lái khác xuất hiện trong danh sách này, chính là các máy bay không người lái (UAV), chúng mang theo mình khả năng thực hiện hành động cảm tử và tiêu diệt một tàu sân bay ngay lập tức. Nguồn ảnh: relatedpakistan.com. 
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-14
 Thậm chí, với những mẫu máy bay không người lái tấn công (UCAV) tân tiến nhất như mẫu UCAV Mojave của Mỹ, chúng có thể sử dụng vũ trang của mình và tiêu diệt các tàu sân bay mà không bị tác động, đối với mẫu UAV Mojave, với 16 quả tên lửa Hellfire được trang bị thì quả thật không khó. Nguồn ảnh: The Drive.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-15
Chúng ta còn có các tên lửa siêu thanh, những vũ khí được đánh giá là đặc biệt “nguy hiểm" với các tàu sân bay, thứ vũ khí mà các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ và Trung Quốc đều hướng tới phát triển gần đây. Nguồn ảnh: almasdarnews.com. 
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-16
 Cả 3 cường quốc quân sự này đều dành một sự quan tâm sâu sắc đến hệ thống siêu thanh, đều đặt các mục tiêu phát triển nên các loại vũ khí siêu thanh trên đa nền tảng chiến đấu, tạo nên những “mối đe doạ” theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: en.topcor.ru.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-17
 Nhưng khác với tên lửa đạn đạo thông thường, các tên lửa siêu thanh này mang uy lực và tốc độ đều vượt trội hơn, giúp chúng có thể hương tới mục tiêu từ chiều quỹ đạo đặc biệt, biến các hệ thống phòng thủ của địch thành một “trò đùa”, ít nhất là tính đến nay. Nguồn ảnh: globalvillagespace.com.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-18
 Với sự tối ưu vượt trội này, thậm chí chỉ một va chạm quán tính của một loại tên lửa hành trình siêu thanh thôi là cũng đủ để biến một tàu sân bay thành “phế thải”, ví dụ như loại tên lửa hành trình siêu thanh Zircon của Nga, khi mà tốc độ của nó lên tới Mach 10, tức chỉ mất 5-6 phút là chạm tới mục tiêu. Nguồn ảnh: lansinginstitute,org.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-19
 Ngoài sự hiểu quả trong chống tàu sân bay ra, vũ khí siêu thanh hiện nay cũng dần trở thành một loại vũ khí quan trọng hơn bao giờ hết, chúng bay xa hơn, nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, và là các “con át chủ bài” của các quốc gia sở hữu. Nguồn ảnh: nextbigfuture.com.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-20
 Và cuối cùng, một phương thức chống tàu sân bay đặc biệt nhất, chính là bắn phá quỹ đạo, một loại hình tấn công được triển khai từ không gian ngoài trái đất. Nguồn ảnh: BI.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-21
 Vì vốn dĩ, các tàu sân bay luôn sở hữu một kích thước “khổng lồ” và hiện hữu trên mặt nước một cách rõ rệt, chúng ta luôn xác định được vị trí của chúng dù chưa dùng đến vệ tinh. Nguồn ảnh: mhealth.ru.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-22
Chứ chưa nói đến, loại hình tấn công bắn phá quỹ đạo này được triển khai từ chính những vệ tinh ngoài vũ trụ, ở nơi mà độ chính xác trở nên cao hơn bao giờ hết, có thể giải quyết gọn gàng tàu sân bay dù chỉ với một chiếc “que”. Nguồn ảnh: Báo Tin Tức.
Dan vu khi duoc menh danh la 'sat thu' cua tau san bay-Hinh-23
Hệ thống bắn phá quỹ đạo đã được hình thành với những thanh vonfram làm vũ khí trên các vệ tinh trôi nổi ngoài không gian, chúng cũng có thể được thay thế bằng các loại vũ khí động năng khác với nguyên liệu cứng cáp để xuyên thủng được tầng khí quyển và hướng đến mục tiêu. Nguồn ảnh: Express. 

Đăng bài xúc phạm danh dự người khác, Facebooker bị tuyên 5 năm tù

Facebooker Trần Minh Lợi được xác định là đã đăng tải nhiều bài viết xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 16/8, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Minh Lợi (SN 1968, ngụ huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Các bị hại là cá nhân trong vụ án này gồm: ông Lê Lợi (Chánh án TAND huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), ông Bùi Đức Sỹ (nguyên Giám đốc Công ty đòi nợ Dân Luật), ông Nguyễn Văn Loan (nguyên cán bộ Công an huyện Cư Kuin), ông Nguyễn Ngọc Lân (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk)…

Tin mới