Cổ nhân dặn “tứ diệt vong” không cho mượn kẻo mất sạch lộc lá

Người xưa cho rằng để người khác mượn những món đồ này là tự đánh mất may mắn của bản thân, tài lộc của gia đình.

Cổ nhân Trung Hoa từng nói: "Đông tây hữu tứ phi tá, tá liệu gia bại vong”. Câu nay có thể tạm hiểu là có 4 thứ không được cho mượn, nếu không sẽ ảnh hưởng vận khí gia đình.

Vậy 4 thứ này là gì?

Cái nôi

Cái nôi là vật gắn liền với một đứa trẻ từ khi sinh ra. Người xưa quan niệm rằng em bé nằm trong nôi là một điềm lành. Vì vậy, nếu cha mẹ cho người khác mượn nôi nghĩa là trao đi phúc lành của gia đình, làm giảm vượng khí.

Co nhan dan “tu diet vong” khong cho muon keo mat sach loc la

Một lý do khác làm nảy sinh quan niệm tránh cho mượn nôi là do sau một thời gian sử dụng, chiếc nôi có thể bị xuống cấp. Trong khi đó, trẻ nhỏ lại là đối tượng cần được nâng niu, chăm sóc kỹ. Vì vậy, người ta hạn chế cho mượn nôi để tránh sự cố không đáng có xảy ra.

Về cơ bản, người xưa kiêng cho người khác mượn nôi.

Con dao của người bán thịt

Con dao là công cụ kiếm sống của ngời bán thịt. Nó không giống những loại dao mà các gia đình vẫn sử dụng.

Co nhan dan “tu diet vong” khong cho muon keo mat sach loc la-Hinh-2

Người xưa quan niệm rằng con dao tượng trưng cho sự giàu sang. Nếu cho người khác mượn dao nghĩa là trao đi tài sản của mình. Nó có thể làm thay đổi tài vận của gia chủ, biến vận may thành điều xui rủi.

Có một cách lý giải khác về việc hạn chế cho mượn dao. Dao được coi là vũ khí sắc bén. Nếu vô tình rơi vào thay người khác thì sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ra họa sát thân.

Nạng, gậy, ba toong của người cao tuổi

Thường thì người già hoặc người có tật ở chân sẽ dụng nạng để trợ giúp trong lúc đi lại. Thời xưa, người cao tuổi thường dùng nạng để đi lại và chiếc nạng rất được coi trọng.

Co nhan dan “tu diet vong” khong cho muon keo mat sach loc la-Hinh-3

Một số loại nạng được làm từ gỗ quý, không chỉ thể hiện sự giàu sang, phú quý cả gia đình mà còn mang ý nghĩa xua đuổi xui xẻo, tượng trưng cho sự trường thọ.

Người xưa cho rằng cho người khác mượn nạng nghĩa là cho họ mượn mạng sống của mình. Hơn nữa, với người cao tuổi, nạng là vật bất ly thân. Cho mượn thức là tự mang phiền phức đến mình.

Ấm thuốc

Thời xa xưa, người ta thường sử dụng các loại cây thảo dược để trị bệnh. Trong nhà có người ốm đau thì nhất định phải có ấm sắc thuốc. Thuốc cần được nấu lâu và sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, nhiều vị thuốc có thể ngấm vào thành ấm.

Co nhan dan “tu diet vong” khong cho muon keo mat sach loc la-Hinh-4

Cơ địa mỗi người khác nhau nên dùng ấm sắc thuốc khác nhau. Nếu tự ý mượn ấm sắc thuốc của người khác để dùng có thể sinh ra tình trạng xung đột dược liệu, không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người xưa rất kiêng việc cho người khác mượn ấm sắc thuốc.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Cổ nhân dạy "một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn"

Theo quan niệm của người xưa, cửa nhà quyết định rất nhiều đến hưng thịnh cũng như tài lộc của một gia đình.

Nền văn hóa Trung Quốc có lịch sử lâu đời và nhiều giá trị quý báu. Trong quá trình hình thành và phát triển, người xưa đã có những chiêm nghiệm sâu sắc và đúc kết thành những bài học quý giá.

Một trong những lời dạy cổ xưa mà tổ tiên người Trung Hoa để lại đó là: "Một nhà có hai cửa, cả của lẫn người khó mà toàn vẹn".

Cổ nhân dạy: 5 điều cần nhẫn chịu để nhân sinh an định, tránh tai họa

Cổ nhân nói: “Một bát cơm có thể không làm no bụng, nhưng một câu tức giận đủ để khiến một người tức chết”...

Nhân sinh có nhiều ham muốn phải nhẫn chịu

Mong muốn, dục vọng của con người thì lúc nào cũng là vô hạn, không có chừng mực. Trong lòng người thì không có cái gì là tốt nhất mà chỉ là tốt hơn và hơn nữa. Con người cần nhớ rằng cuộc sống có quá nhiều cám dỗ, thế nên nhất định phải biết nhẫn chịu để không gặp tai họa

Tin mới