Cổ phiếu bất động sản, xây dựng bứt phá: Xu hướng tăng điểm có còn tiếp tục?

Cổ phiếu bất động sản, xây dựng bứt phá: Xu hướng tăng tiếp tục?

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua (từ 24 - 28/7), VN-Index chốt phiên cao nhất tuần, chính thức vượt mốc 1.200 điểm với thanh khoản gia tăng đáng kể.

Đáng chú ý, dòng tiền lớn tiếp tục kéo nhiều cổ phiếu nhóm bất động sản, xây dựng đồng loạt tăng trần.

Cụ thể, trong phiên chứng khoán 28/7, VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm là tín hiệu lạc quan của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm điểm của phiên cuối tuần lại nằm ở nhóm cổ phiếu xây dựng, bất động sản. Rất nhiều mã thuộc hai nhóm ngành này cùng nhau tăng trần.

Co phieu bat dong san, xay dung but pha: Xu huong tang tiep tuc?

Nhóm cổ phiếu xây dựng, bất động sản bứt phá trong phiên cuối tuần vừa qua

Đóng cửa phiên chứng khoán 28/7, cổ phiếu CTD của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons tăng trần, tăng 4.800 đồng/CP lên 73.600 đồng/CP. Đáng chú ý, đầu phiên, CTD còn giao dịch trong sắc đỏ. Trước đó, trong phiên 27/7, CTD giảm khá mạnh.

Novaland (NVL) của ông Bùi Thành Nhơn tăng 500 đồng lên 18.350 đồng/cp. So với mức đáy 10.000 đồng/cp hồi tháng 3/2023, NVL tăng gần 80%.

Cổ phiếu Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nổi sóng, tăng thêm 1.400 đồng/cp lên 58.900 đồng/cp. Vinhomes vừa công bố lập kỷ lục doanh thu mới trong quý II/2023 là gần 33.000 tỷ đồng.

Một cổ phiếu xây dựng khác là HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng đóng cửa phiên giao dịch trong sắc tím. HBC tăng 620 đồng/CP lên 10.000 đồng/CP.

Ngoài ra, một số cổ phiếu bất động sản quy mô nhỏ cũng đua nhau chốt phiên trong sắc tím như HPX, IJC, LEC, LGL, NBB, NVT, QCG, SJC,…

Ở chiều ngược lại, một nhóm cổ phiếu xây dựng khác lại giảm mạnh. VCG của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam giảm 900 đồng/CP, tương đương 3,42% xuống 25.400 đồng/CP; CC1 của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons giảm 900 đồng/CP, tương đương 4,52% xuống 16.900 đồng/CP,...

Hiện tại, thị trường đang tập trung vào đợt đấu thầu thi công Sân bay Long Thành trị giá 35.000 tỷ đồng. Có 3 liên danh tham gia đấu thầu. Những doanh nghiệp kể trên phân bổ đều ở các liên danh.

Trước diễn biến của thị trường, các công ty chứng khoán cho rằng, VN-Index dễ dàng vượt qua mốc cản 1.200 điểm và xu hướng tăng điểm được dự báo còn tiếp tục trong trung, dài hạn.

CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng, VN-Index kết tuần tạo nến xanh tăng điểm, tiến sát đến khu vực 1.210 điểm, tuy nhiên hầu hết tất cả các chỉ báo đều đang ở mức cao và thị trường vẫn có thể xuất hiện những điều chỉnh bất ngờ trong các phiên tới.

“Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm, khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng khi VN-Index tiếp cận vùng điểm 1.210 điểm, ưu tiên quản trị rủi ro tài khoản, chủ động hiện thực hóa lợi nhuận một phần thay vì tiếp tục mua đuổi cổ phiếu ở vùng giá cao” – VCBS lưu ý.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, nhận định trong ngắn hạn nhà đầu tư nên tiếp tục giữ vị thể nắm giữ cổ phiếu để có hành động phù hợp. Nếu chỉ số tiếp tục đi lên, nhà đầu tư có thể tìm kiếm những cổ phiếu mạnh hơn. Ba nhóm có thể dẫn dắt đà tăng của chỉ số là bất động sản, ngân hàng, sản xuất thực phẩm, và kỳ vọng nhóm bất động sản sẽ giúp thị trường có đà tăng mạnh nhất.

"Nếu thị trường có áp lực điều chỉnh cần cơ cấu danh mục, chốt lời tại một số cổ phiếu đã có lời để bảo vệ thành quả, bán bớt lượng margin ra để giải ngân tại cổ phiếu khác" - ông Minh khuyến cáo.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự tạo đáy?

(Kiến Thức) - BSC nhận định VN-Index đang có nhiều cơ hội để vượt ngưỡng 1.000 điểm để bước tiếp ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1.050 điểm trong một vài tuần tới.

Đóng cửa phiên 28/11, VN-Index tăng 34,23 điểm (3,52%) lên 1.005,69 điểm, HNX-Index tăng 7,29 điểm (3,71%) lên 204,06 điểm, UPCoM-Index tăng 1,62 điểm (2,37%) đạt 70,03 điểm.
Phiên này là một phiên tăng có sự ủng hộ của nhiều yếu tố khi dòng tiền lan tỏa đều đã kéo VN-Index vượt qua mốc tâm lý 1.000 điểm. Như vậy sau 3 tuần kể từ khi rớt khỏi mốc này phiên 4/11 (đóng cửa tại mức 997,x điểm), VN-Index đã được kéo trở lại cao điểm này sau 2 phiên bứt phá kể từ cuối tuần trước. 

Thị trường về cơ bản hồi phục khá đúng dự báo của các công ty chứng khoán khi đã vượt được cả MA20 và mốc tâm lý 1.000 điểm trong cùng ngày. Do đó, VN-Index để ngỏ kỳ vọng đã tạo đáy và có thể sẽ test lại mốc 1.000 điểm trong một vài phiên tới.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC đưa ra một số chỉ tiêu nhận diện quá trình hình thành đáy của VN-Index trong thị trường giá giảm, trong đó có dấu hiệu của chỉ số định giá P/E. Từ việc quan sát diễn biến P/E một số thị trường chứng khoán khác khi tạo đáy, BSC thực hiện liên hệ với Việt Nam.

2022 - Năm "ác mộng" của chứng khoán Việt Nam

Hàng trăm cổ phiếu bị cuốn vào đà lao dốc mạnh khiến sự hưng phấn của năm 2021 bỗng trở thành cơn ác mộng với chứng sĩ trên thị trường.

Tiếp nối năm 2021 thăng hoa, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 ghi dấu một năm đầy biến động khi VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 1.500 nhưng cũng có thời điểm nhúng xuống dưới 900, mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Năm này đối mặt với nhiều rủi ro bên ngoài xuất hiện như tín hiệu Fed tăng lãi suất và Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hay rủi ro xuất hiện như giao dịch bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết. Tín hiệu Fed tăng lãi suất và căng thẳng Nga - Ukraine diễn ra trong 3 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trụ vững và dao động trong vùng 1.450 - 1.550 điểm.

Tin mới