Cổ phiếu BID giảm sâu dù vừa báo lãi kỷ lục 10.768 tỷ năm 2019

(Vietnamdaily) - Mặc dù vừa tiết lộ kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2019 với con số lãi khả quan vào cuối tuần, song cổ phiếu BID mở cửa phiên đầu tuần với việc quay đầu sụt giảm 2,14%, xuống giao dịch tại mức 50.200 đồng/cp gần kết phiên sáng 13/1.

Có thời điểm, BID đã giảm đến hơn 3% xuống 49.500 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngân hàng như CTG, HDB, VCB... cũng giảm giá nhẹ khi mở cửa phiên đầu tuần.

Tính chung trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu BID vẫn tăng gần 64% vào thời điểm kết phiên sáng 13/1. BIDV là ngân hàng có mức vốn hóa lớn thứ 3 trên thị trường với 203,112 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại BIDV tăng lên 18,03% sau khi có sự tham gia cổ đông chiến lược KEB Hana Bank Hàn Quốc.

Co phieu BID giam sau du vua bao lai ky luc 10.768 ty nam 2019
 Biến động cổ phiếu BIDV trong vòng 1 năm qua (nguồn VietstockFinance)

Biến động cổ phiếu BID khá trái ngược với kết quả kinh doanh năm 2019 mà nhà băng này công bố vào cuối tuần qua.

Cụ thể, kết thúc năm 2019, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID) đạt 1.458.740 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% so với cuối năm 2018. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.768 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra.

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2019 đạt 1.299.997 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1.098.912 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với năm 2018, chiếm 13,4% thị phần tín dụng toàn ngành.

Riêng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng 21,5%, quy mô đến 31/12/2019 đạt 374.526 tỷ, chiếm tỷ trọng 34,1% tổng dư nợ. Tổng dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ.

Tổng nguồn vốn huy động năm 2019 đạt 1.349.279 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2018. Trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.167.995 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7%, thị phần tiền gửi khách hàng chiếm 11,5% toàn ngành.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng đạt 10.768 tỷ đồng, ROA đạt 0,61%, ROE đạt 15,2%.

Năm 2020, BIDV xác định các mục tiêu kinh doanh chủ yếu với huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, tăng trưởng khoảng 14,5%; Tín dụng tăng trưởng khoảng 13%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 12.600 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát thấp hơn 1,6%...

Xong thương vụ góp vốn khủng nhưng chỉ số kinh doanh 9 tháng đi lùi, có nên mua cổ phiếu BIDV vào lúc này?

(Vietnamdaily) - Keb Hana Bank và BIDV vừa hoàn thành thương vụ góp vốn mua cổ phần có giá trị cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam tính đến nay. Cổ phiếu BID cũng nhờ đó mà đang liên tục lập đỉnh trong những ngày qua dù các chỉ số hoạt động kinh doanh cơ bản 9 tháng đi lùi.

Các chỉ số kinh doanh cơ bản đi ngược với sự tích cực của giá cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa hoàn tất phát hành riêng lẻ 603,3 triệu cổ phiếu cho đối tác KEB Hana Bank, với giá 33.640 đồng/cổ phần.

Các tín hiệu cảnh báo cổ phiếu BIDV đã bắt đầu xuất hiện

Mô hình lợi nhuận của BID vẫn dựa trên tín dụng truyền thống lấy chênh lệch tiền gửi và cho vay làm chủ đạo nhưng ngày càng cho thấy bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững trong thời đại mới.

Giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) đã tăng trưởng liên tục trong thời gian qua. Tuy nhiên, các tín hiệu cảnh báo đã bắt đầu xuất hiện.

Cac tin hieu canh bao co phieu BIDV da bat dau xuat hien

Tin mới