Cổ phiếu đóng góp bao nhiêu vào tài sản của các tỷ phú USD Việt?

Ngoài tiền mặt, vàng bạc, bất động sản… lượng tài sản đến từ cổ phiếu trên sàn chứng khoán chính là khoản đóng góp phần lớn vào tài sản ròng của các tỷ phú USD Việt Nam.

Forbes từng cho biết việc định giá tài sản các tỷ phú, triệu phú trên thế giới được tạp chí này dựa trên giá trị cổ phiếu họ nắm giữ trên các sàn chứng khoán, bất động sản sở hữu, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị sau khi trừ đi số nợ... để ra được giá trị tài sản ròng mà các tỷ phú, triệu phú này sở hữu.
Thực tế, tài sản của các tỷ phú thế giới Forbes thống kê cũng biến động hàng ngày theo đà tăng giảm của cổ phiếu họ nắm giữ. Như bảng xếp tỷ phú USD thế giới năm 2018 của tạp chí này, Việt Nam có 4 cái tên với tổng tài sản ròng ước đạt 10,5 tỷ USD. Tuy nhiên, thực tế, khối tài sản này hiện có giá trị lên tới 12,1 tỷ USD.
Khối tài sản ròng và vị trí hiện tại của các tỷ phú USD Việt trên bảng xếp hạng của Tạp chí Forbes.
Khối tài sản ròng và vị trí hiện tại của các tỷ phú USD Việt trên bảng xếp hạng của Tạp chí Forbes. 
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC) tiếp tục là tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam với khối tài sản ròng lên tới 5,5 tỷ USD, tặng mạnh so với mức 4,3 tỷ USD hồi đầu năm. Trên sàn chứng khoán Việt, ông cũng là người giàu nhất với gần 75.000 tỷ đồng tài sản, xấp xỉ 3,3 tỷ USD.
Toàn bộ số tài sản trên sàn chứng khoán của ông đến từ 27,4% số cổ phiếu nắm giữ tại Vingroup. Chính đà tăng của cổ phiếu này từ mức 42.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 100.000 đồng/cổ phiếu thời gian qua đã giúp tài sản ông Vượng tăng hàng chục nghìn tỷ. Tính ra, khối tài sản trên sàn chứng khoán Việt của vị tỷ phú này hiện đóng góp tới 60% vào tổng tài sản ròng theo thống kê của Forbes.
Năm thứ 2 liên tiếp xuất hiện trong danh sách tỷ phú, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air, sở hữu khối tài sản ròng lên tới 3,5 tỷ USD, tăng 200 triệu USD so với đầu năm. Bà Thảo đồng thời cũng là người giàu thứ 3 sàn chứng khoán Việt với gần 37.000 tỷ đồng tài sản, xấp xỉ 1,6 tỷ USD.
Bên cạnh vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, bà Thảo hiện nắm giữ khoảng 3,6% vốn HDBank và 37,33% vốn tại Vietjet Air. Đà tăng mạnh của cổ phiếu VJC (hiện có giá 209.000 đồng/cổ phiếu) và HDB (hiện có giá 42.500 đồng/cổ phiếu) từ cuối năm 2017 đến nay đã đóng góp tới 56% vào khối tài sản ròng của vị nữ tỷ phú này.
 
Với hơn 381,5 triệu cổ phiếu nắm giữ, tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát hiện sở hữu hơn 25,15% vốn doanh nghiệp. Giá trị thị trường của lượng cổ phiếu này lên tới 23.500 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD và chiếm tới 77% tổng tài sản ròng của ông theo thống kê của Forbes.
Cùng xuất hiện trong danh sách tỷ phú USD Việt Nam năm 2018 là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Trường Hải. Theo đó, Forbes thống kê khối tài sản ròng của ông Dương hiện vào khoảng 1,8 tỷ USD.
Tại Thaco Trường Hải, ông Dương nắm giữ trực tiếp khoảng 7,95% vốn nhưng ông liên quan tới khoảng 65% vốn doanh nghiệp thông qua người thân và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trân Oanh, đơn vị nắm giữ 45,84% vốn tại Trường Hải.
 
Với vốn điều lệ 4.150 tỷ đồng, tuy chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng cổ phiếu THACO của Trường Hiện hiện được giao dịch trên thị trường OTC với giá trên dưới 70.000 đồng/cổ phiếu. Với mức định giá này, tài sản từ cổ phiếu của ông Dương chiếm khoảng 50% tài sản ròng.
Danh sách tỷ phú USD Việt Nam 2018 tiếp tục không xuất hiện tên của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC dù ông hiện là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt, với gần 45.000 tài sản từ cổ phiếu.
Trao đổi với Zing.vn vào đầu năm 2017, Janelle Kuah, Giám đốc truyền thông Forbes châu Á, khẳng định Forbes đang trong quá trình theo dõi khối tài sản của ông Trịnh Văn Quyết. Tính tới đầu năm 2017, ông Quyết vẫn chưa được xuất hiện trong bất kỳ danh sách người giàu nào mà tạp chí này xếp hạng.
Hiện tại, Zing.vn đã liên hệ với Forbes về trường hợp của ông Trịnh Văn Quyết nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời từ tạp chí này.

Doanh nhân Việt: Mua 100 máy bay, thâu tóm doanh nghiệp Mỹ

Giấc mơ vươn tầm thế giới của doanh nhân, doanh nghiệp Việt giờ đây không còn là điều xa vời nữa, mà đã trở thành hiện thực. Năm 2017 và dự kiến 2018 là thời điểm bứt phá ngoạn mục của các doanh nhân Việt ra trường quốc tế.

Những ngôi sao sáng

Soi tài sản 2 tỷ phú USD "mới toanh" của Việt Nam

(Kiến Thức) - Hai tỷ phú USD mới của Việt Nam vừa được Tạp chí Forbes công nhận là ông Trần Bá Dương (1,76 tỷ USD) xếp vị trí 1.339 và ông Trần Đình Long (1,3 tỷ USD), xếp thứ 1.756 thế giới.

Ngày 6/3, Tạp chí Forbes (Mỹ) chính thức công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2018. Năm nay, Việt Nam có 4 đại diện sở hữu tài sản tỷ USD. Đó là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO VietJet Air, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát và ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco.
Đây là năm thứ 6 liên tiếp ông Phạm Nhật Vượng có tên trong danh sách tỷ phú thế với 5,2 tỷ USD, đứng thứ 499 thế giới. Với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, đây là lần thứ 2 bà góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới. Hiện bà Thảo sở hữu 3,4 tỷ USD, đứng thứ 766.

Tin mới